BV Việt Đức cần 10.000 đơn vị máu để cấp cứu dịp Tết Nguyên đán 2020
Mỗi ngày, Bệnh viện Việt Đức thực hiện khoảng 230 ca phẫu thuật. Từ nay đến Tết, BV cần khoảng 10.000 đơn vị máu để điều trị cấp cứu.
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức là Bệnh viện Ngoại khoa hạng đặc biệt tuyến cuối thường xuyên tiếp nhận những trường hợp cấp cứu nặng về tai nạn giao thông, tại nạn lao động, đa chấn thương về ngoại khoa …
Phần lớn những người bệnh được chuyển tới đây đều ở trong tình trạng nguy kịch và cần một số lượng máu rất lớn để kịp thời cấp cứu.
Video đang HOT
Để khắc phục tình trạng thiếu máu dịp trước Tết, Bệnh viện Hữu nghi Việt Đức tổ chức chương trình hiến máu đặc biệt mang tên “Blouse trắng – Trái tim hồng”.
Được biết, tại Bệnh viện Việt Đức, mỗi ngày số lượng cấp cứu mổ từ 30-35 ca, mổ phiên khoảng 200 ca, khiến tổng lượng ca phẫu thuật mỗi ngày của bệnh viện Việt Đức khoảng 230 ca. Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán 2020, số lượng ca phẫu thuật cấp cứu sẽ còn cao hơn rất nhiều.
Theo Bệnh viện Việt Đức, hiện lượng máu cung cấp cho người bệnh khó khăn và khan hiếm. Lượng máu dự trữ trong Trung tâm Truyền máu của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ngày càng xuống thấp đến mức báo động.
GS. Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, để khắc phục tình trạng thiếu máu dịp Tết Nguyên đán 2020, Bệnh viện thực hiện nhiều phương pháp kỹ thuật hiện đại, sử dụng dung dịch tốt hơn, giúp giảm nhu cầu máu.
GS cũng cho biết, trong công tác tiếp nhận máu, Bệnh viện có đầy đủ công nghệ xử lý, tách thành phần máu, tuyệt đối đảm bảo, xét nghiệm, đảm bảo đơn vị máu chuẩn mực nhờ có những thiết bị tiên tiến.
Theo GS Trần Bình Giang, từ nay đến Tết Nguyên đán 2020, Bệnh viện Việt Đức cần khoảng 10.000 đơn vị máu mới có thể đáp ứng nhu cầu điều trị cấp cứu ngày càng cấp thiết./.
Theo VOV
Ăn ốc len xào dừa, một bệnh nhân nhập viện khẩn cấp do khó thở
Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM mới đây tiếp nhận một bệnh nhân được bạn đưa đến bệnh viện trong tình trạng khó thở độ II, co kéo cơ hô hấp phụ, hốt hoảng, lo sợ, thở rít liên tục sau khi ăn ốc len xào dứa.
Được biết trước đó bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh lý hô hấp, tim mạch nào. Trước khi nhập viện 30 phút, nhóm bạn của bệnh nhân đang ăn ốc len xào dứa với nhau. Đột nhiên, bệnh nhân ho sặc dữ dội, sau đó liên tục khó thở. Sau khi vào viện, được các bác sĩ kiểm tra thì phát hiện có mài ốc kẹt ngay giữa thanh môn, làm hẹp đến 75% đường thở của bệnh nhân.
Thông tin từ Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM mới đây tiếp nhận một bệnh nhân được bạn đưa đến bệnh viện trong tình trạng khó thở độ II, co kéo cơ hô hấp phụ, hốt hoảng, lo sợ, thở rít liên tục sau khi ăn ốc len xào dứa.
Các bác sĩ Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM đánh giá đây là một dị vật tương đối khó lấy bằng gây tê tại phòng cấp cứu vì nếu bệnh nhân không hợp tác, dị vật sẽ rớt sâu xuống khí quản gây khó khăn hơn cho việc xử trí. Các bác sĩ đã quyết định chuyển bệnh nhân lên phòng mổ để lấy dị vật qua gây mê. Dị vật sau khi lấy ra là mài ốc 1x2cm, sau khi được lấy ra, bệnh nhân hồi phục nhanh, hết khó thở, không có biến chứng gì và được về ngay trong ngày.
Từ trường hợp trên các bác sĩ Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM khuyến cáo, dị vật đường thở là một cấp cứu thường gặp của chuyên khoa Tai Mũi Họng, một số trường hợp có thể đe doạ tính mạng. Cấp cứu này thường gặp ở trẻ em do trẻ thường đùa giỡn khi ăn. Do đó, cần kiểm tra kỹ thức ăn trước khi cho vào miệng và không đùa giỡn khi đang ăn, uống vì có thể sặc dị vật vào đường thở. Khi đang ăn uống, nếu bị ho sặc dữ dội và khó thở nên đến cơ sở y tế gần nhất, hoặc các bệnh viện có chuyên khoa Tai Mũi Họng để được kiểm tra, tránh biến chứng.
Theo baodansinh
Con ruột sốt cao trên 40 độ, ông bố bác sĩ vẫn bỏ qua để cấp cứu bệnh nhân khác mắc bệnh tương tự Một quyết định khó khăn giữa một bác sĩ: Chọn cứu con mình hay bệnh nhân trước? Ngày 10/12, bác sĩ Trương Tường của khoa tim mạch, bệnh viện nhân dân Hạ Châu, Quảng Tây, Trung Quốc đã lựa chọn thực hiện một hành động khiến nhiều người sửng sốt. Vào tối ngày hôm đó, bác sĩ Trương Tường đang làm việc tại...