BV Trung ương Huế: Phẫu thuật thành công trường hợp dị tật hiếm gặp trên thế giới
Bệnh viện Trung ương Huế phối hợp với một Giáo sư đến từ Đại học Y khoa Chicago vừa phẫu thuật cho một trường hợp dị tật bẩm sinh hốc mắt xa và bất sản xương cánh mũi. Dị tật này trên thế giới có tỷ lệ cực kỳ thấp, chỉ có báo cáo từng ca riêng lẻ.
Gia đình cháu P. hết lời cảm ơn ê kíp bác sĩ đã mở ra tương lai cho cháu – Ảnh: Q.S
Ngày 19.9, bệnh nhân Lê Lam P., 7 tuổi, (Q.12, TP.HCM), được gia đình đưa đến bệnh viện Trung ương Huế với hy vọng bệnh viện lớn nhất miền Trung sẽ có giải pháp xử lý được chứng dị tật hai mắt xa, bất sản xương cánh mũi và hở hàm ếch bẩm sinh.
Trước đó, bé P. đã trải qua phẫu thuật hàm ếch từ lúc 7 tháng tuổi, ba mẹ bé P. đã đưa bé đi điều trị khắp các bệnh viện lớn ở TP.HCM nhưng vẫn chưa tìm ra giải pháp hỗ trợ cho cháu P. Ba mẹ cháu P. tâm sự rằng họ thật sự đau xót khi nhìn cháu đi học với khuôn mặt dị tật nên quyết định đi khắp mọi nơi tìm cách giúp cháu.
Giám đốc BV T.Ư Huế trao đổi với Giáo sư đến từ Mỹ – Ảnh: Q.S
Video đang HOT
Quá trình điều trị ban đầu của P. tại bệnh viện Trung ương Huế hết sức khó khăn, đặt biệt là vấn đề kinh phí, khi P. không xin được giấy chuyển tuyến, dẫn đến chỉ được hưởng 32% bảo hiểm. Sau khi làm đầy đủ các xét nghiệm, nhờ vào các mối quan hệ, ban giám đốc bệnh viện đã liên hệ cùng hội chẩn với Giáo sư McKay McKinnon từ Đại Học Y khoa Chicago, Mỹ. Được biết, Giáo sư Mc Kinnon là một chuyên gia đầu ngành về phẫu thuật tạo hình, và đã đến làm việc tại Bệnh Viện Trung Ương Huế 4 lần.
Ngàu 26.10 vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế đã phối hợp cùng giáo sư McKay McKinnon tiến hành phẫu thuật cho cháu P. Các ê kíp bác sĩ thần kinh, bác sĩ tai mũi họng và răng hàm mặt cùng phẫu thuật.
Sau khi phẫu thuật khuôn mặt cháu P. đã thay đổi theo hướng tích cực hơn – Ảnh: Q.S
Ê kíp bác sĩ thần kinh tiến hành khoan sọ, mổ cơ thái dương bộc lộ cung tiếp gò má, đi vào trong ổ mắt, tách cân cơ thẳng trong, cân cơ ròng rọc, bộc lộ cánh mũi hai bên bị khuyết xương. Cắt xương gò má ổ mắt hai bên, cắt trần ổ mắt, cắt xương bờ khóe trong ổ mắt hai bên, và di chuyển khối xương ổ mắt vào trong. Sau đó, ê kíp bác sĩ tai mũi họng và răng hàm mặt tiến hành tạo xương cánh mũi cho trẻ
Sau 8 tiếng phẫu thuật, mặt của cháu P. đã được tái tạo nên đẹp hơn.Từ một đứa trẻ có khuôn mặt bất thường, dị tật không có xương cánh mũi, giờ đây khuôn mặt của cháu P. đã trở lại khá bình thường. Bệnh viện Trung ương Huế sẽ tiếp tục tái tạo tiếp xương cánh mũi cho trẻ, để cháu có một khuôn mặt bình thường và đẹp hơn.
Quế Sơn
Theo motthegioi
Cái lỗ nhỏ như đầu tăm ở tai: Dấu hiệu không được chủ quan
Theo các bác sĩ tai mũi họng, bệnh nhân bị rò luân nhĩ nếu không chăm sóc, vệ sinh cẩn thận thì bệnh có thể nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng.
PGS An khám cho bệnh nhi.
Chị Đỗ Thị Dơn - 23 tuổi, quê Hưng Yên đi khám bệnh với nửa bên mặt sưng tấy đau đớn. Theo chị Dơn, cách đây 10 ngày chị thấy đau ở vùng tai nên cố chịu sau đó vùng tai đau nhiều hơn. Chị Dơn đến khám bác sĩ kê kháng sinh nhưng uống không có hiệu quả.
Đến khi cả nửa mặt bị lệch, đau không ăn uống được gì nên chị Dơn đã tìm tới bệnh viện để khám. Bác sĩ cho biết chị Dơn bị áp xe do viêm từ ổ rò luân nhĩ. Khi nghe bác sĩ nói rò luân nhĩ, chị Dơn kể bị từ bé và thi thoảng ở lỗ rò nhỏ tý như đầu tăm chảy ra dịch xanh mùi rất hôi.
Tuy nhiên, chị Dơn chủ quan và chủ quan vì trong nhà cả hai chị em đều có lỗ li ti này. Sau khi khám, bác sĩ đã dẫn lưu ổ áp xe sau đó kê kháng sinh để chị Dơn uống.
Sau 1 tháng hết viêm, chị Dơn được chỉ định phẫu thuật cắt rò luân nhĩ để tránh biến chứng về sau.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An - Giám đốc Bệnh viện An Việt cho biết nhiều trẻ sinh ra đã có "cái lỗ nhỏ" ở vành tai trên. Bác sĩ An cho biết đây là dị tật rò luân nhĩ. Dị tật này xuất hiện ngay sau khi trẻ được sinh ra và có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên tai.
Tỷ lệ của dị tật này ở người da trắng là 1% và ở người châu Phi, châu Á là 1-10%. Rò luân nhĩ có thể xuất hiện độc lập, đơn giản, nhưng cũng có thể kết hợp với những dị tật khác tạo thành những hội chứng biểu hiện bệnh lý toàn thân như hội chứng khe mang - tai - thận.
Bên trong lòng ống là nang lông, tuyến mồ hôi, tuyến bã... nên khi đường rò này hoạt động, các chất tuyến bã hoạt động tiết ra các chất bã nhờn, bã đậu trong đường rò đó, gây ra mùi khó chịu.
Nếu không vệ sinh sạch sẽ thì đây sẽ là ổ gây viêm nhiễm. Có những bệnh nhân đến bệnh viện với khuôn mặt lệch hẳn đi do viêm vùng lỗ rò. Đặc biệt là ở trẻ em. Các mẹ thấy có dịch chảy ra mùi khó chịu lại nặn rồi làm tự bôi thuốc không đúng khiến lỗ rò viêm nhiễm nặng.
Trong trường hợp rò luân nhĩ bị nhiễm trùng (khoảng 50%) thì trẻ có thể sốt, đau và lỗ rò sẽ viêm sưng đỏ. Nếu không được điều trị kịp thời với kháng sinh thích hợp thì lỗ rò luân nhĩ nhiễm trùng đó sẽ nhanh chóng trở thành một ổ áp xe ngay tại đó (khoảng 34%) hay tạo ra những ổ áp xe lan ra những vị trí khác quanh tai như áp xe ở trước tai, áp xe ở sau tai mà khiến ta có thể lầm lẫn với những bệnh lý khác cũng hay gặp ở trẻ như viêm tai xương chũm xuất ngoại, áp xe hạch, những khối u bội nhiễm.
Vi khuẩn gây nhiễm trùng thường là Staphylococcus epidermidis (31%), Staphylococcus aureus (31%), Streptococcus viridans (15%).
Phương pháp điều trị triệt để là phẫu thuật lấy trọn đường rò. Đối với trẻ em thì phẫu thuật này được thực hiện với gây mê toàn thân.
Theo infonet
Điểm danh 8 "siêu hóa chất" trong thuốc lá đốt thanh quản của bạn Theo các bác sĩ tai mũi họng, hầu hết bệnh nhân bị ung thư thanh quản đều có tiền sử hút thuốc lá từ 5 đến 15 năm. Thậm chí có bệnh nhân hút thuốc lá từ năm 15 tuổi đến khi lập gia đình đã bị ung thư thanh quản. Bệnh nhân ung thư thanh quản điều trị tại BV Tai Mũi...