BV Quận 11 lần đầu đặt máy tạo nhịp tim nhân tạo đã cứu sống một cụ bà
Thành công trên là động lực để bệnh viện phát huy các thế mạnh về con người, chuyên môn, trang thiết bị để cứu sống được nhiều bệnh nhân tại tuyến quận mà trước nay xem như không thể.
Cụ bà đã được cứu sống trong bệnh cảnh nặng không thể chuyển tuyến trên – BVCC
Ngày 14.11, Bệnh viện (BV) Q.11 TP.HCM, cho biết lần đầu tiên BV thực hiện đặt máy tạo nhịp tim tạm thời đã cứu sống cụ bà N.T.M (81 tuổi, ngụ Q.11) bị hội chứng nguy kịch hô hấp cấp kèm theo suy tim, rối loạn nhịp nguy hiểm.
Trước đó, cụ bà được người thân đưa vào Khoa Cấp cứu BV Q.11 trong tình trạng khó thở.
Cụ bà được chẩn đoán mắc hội chứng nguy kịch hô hấp cấp (là tình trạng viêm phổi diễn tiến nhanh và nặng) và suy tim mức độ nặng. Bệnh nhân được đặt ống nội khí quản, chuyển vào Khoa Hồi sức tích cực để thở máy.
Video đang HOT
Trước tình trạng suy tim diễn tiến xấu dần, nhịp tim ngày càng chậm và không thể chuyển tuyến trên can thiệp tim mạch do đang thở máy, các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực đã tiến hành đặt máy tạo nhịp tạm thời qua lòng mạch, giúp phục hồi nhịp tim, đảm bảo sự sống cho bệnh nhân.
Theo các bác sĩ, nếu không đặt máy tạo nhịp kịp thời, nhịp tim bệnh nhân sẽ rất chậm, làm huyết áp tụt, không đủ tưới máu các cơ quan và bệnh nhân sẽ chết trong bối cảnh suy các cơ quan.
Sau một ngày điều trị, nhịp tim của bệnh nhân hồi phục hoàn toàn. Sau 6 ngày, bệnh nhân được rút máy thở, chuyển khoa trong tình trạng sức khỏe ổn định.
Đây là trường hợp đầu tiên BV Q.11 triển khai các kỹ thuật hiện đại để điều trị bệnh nhân nặng nguy kịch, cùng lúc tổn thương nhiều cơ quan.
Máy tạo nhịp có điện cực đặt vào trong buồng tim, máy sẽ tạo xung điện qua điện cực, để kích thích tạo xung điện lên tim, tạo ra nhịp tim. Đồng thời, để điều trị hội chứng nguy kịch hô hấp cấp, bệnh nhân được sử dụng thế hệ máy thở hiện đại, có thể đưa cảm biến vào trong phổi để đo đạc các thông số của phổi, giúp cho các bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng tổn thương và đưa ra biện pháp điều trị tốt nhất.
Theo thanhnien
Bé sơ sinh ngưng tim ngưng thở sau một ngày bú mẹ
Bé trai chào đời khỏe mạnh, bú mẹ một ngày sau đó đột nhiên bỏ bú, tím tái người rồi ngưng tim ngưng thở do rối loạn chuyển hóa.
Sản phụ 34 tuổi sinh bé trai tại Bệnh viện Quận Thủ Đức ngày 9/8. Bé chào đời không có bất thường nào cho đến khi bỏ bú, tím tái rồi đột ngột ngưng tim ngưng thở. Các bác sĩ đã nhanh chóng cấp cứu, hồi sinh tim phổi, đặt ống nội khí quản, ổn định đường huyết.
Nỗ lực kịp thời đã giúp nhịp tim bé đập trở lại, da hồng hào. Nguyên nhân ngưng tim ngưng thở ban đầu được xác định là do hạ đường huyết. Chuyển qua đơn vị hồi sức nhi, bé được cho thở máy, truyền dịch, làm các xét nghiệm cần thiết. Kết quả ghi nhận bé bị ứ độc chất NH3 gấp 10 lần bình thường, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh nặng.
Bác sĩ Thành Thân Vinh cho biết sau quá trình điều trị, hiện sức khỏe bé dần ổn định hơn. Bé ăn trở lại với loại sữa chuyên biệt cho bệnh lý rối loạn chuyển hóa, bổ sung thêm vi chất vitamin, enzym bị thiếu hụt.
Mẹ bé cho biết năm 2016 chị sinh một bé trai, ban đầu bé cũng bình thường nhưng sau một ngày thì đột nhiên tím tái rồi mất.
Bệnh nhi được chăm sóc đặc biệt. Ảnh bệnh viện cung cấp.
Theo bác sĩ Vinh, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh là nhóm bệnh di truyền do tổn thương gen đặc hiệu dẫn tới tắc nghẽn đường chuyển hóa cần thiết. Bệnh có 3 nhóm chính gồm rối loạn chuyển hóa đường, đạm và chất béo. Khi còn trong bụng mẹ, các chất dinh dưỡng trẻ tiếp nhận đều được cơ thể mẹ chuyển hóa thay. Đến khi chào đời và bú sữa, các chất này khi đi vào cơ thể trẻ sẽ không được chuyển hóa mà ứ lại.
Trẻ sinh ra đa số không có biểu hiện gì cho đến khi bắt đầu tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ bên ngoài. Triệu chứng chỉ xuất hiện sau vài cữ bú sữa mẹ hoặc bú bình với những biểu hiện như lờ đờ, bỏ bú, nôn ói, chướng bụng, nước tiểu và mồ hôi có mùi hôi, nghiêm trọng hơn trẻ có thể bị co giật, ngưng tim, ngưng thở.
Ở thể nặng, bệnh khiến trẻ tử vong ngay sau sinh. Thể nhẹ, tổn thương một hoặc nhiều cơ quan trong cơ thể, dẫn đến kém phát triển tâm thần và vận động.
Trẻ không thể chuyển hóa được một số chất trong thức ăn hằng ngày nên phải dùng các loại sữa được điều chế riêng, bổ sung vitamin, khoáng chất. Phương pháp khác cấy ghép tế bào gốc, ghép tủy... mang lại hy vọng trong điều trị triệt để bệnh.
Lê Phương
Theo Vnexpress
Người phụ nữ nghèo suy tim nguy kịch, bác sĩ quyên tiền cứu giúp Trước nguy cơ bệnh nhân tử vong do bệnh nặng, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh quyên tiền mua máy tạo nhịp tim, cứu mạng bà. Bà Đoàn Thị Vân, 60 tuổi, ở Hương Khê (Hà Tĩnh) được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh do ngất xỉu nhiều lần, khó thở, đau nhiều ở vùng ngực, nhịp...