BV Đa khoa Nông nghiệp bị tố gây thất thoát ngân sách
Nhiều tỷ đồng mua sắm thiết bị tin học tại Bệnh viện (BV) Đa khoa Nông nghiệp bị tố được “phù phép” kê khống giá trị lên gấp nhiều lần thực tế, gây thất thoát ngân sách Nhà nước trong suốt nhiều năm qua.
BV Đa khoa Nông nghiệp là BV hạng I, gồm 7 phòng, 26 khoa, 2 trung tâm, với quy mô 520 giường bệnh, có cơ sở hạ tầng khang trang, thiết bị y tế hiện đại, đồng bộ do Nhà nước quan tâm đầu tư.
Theo thông tin phản ánh, nhiều năm qua, ông Hà Hữu Tùng, Giám đốc BV Đa khoa Nông nghiệp giao ông Nguyễn Mạnh Hà phụ trách Trung tâm Tin học và mua sắm tất cả các thiết bị liên quan đến công nghệ thông tin như phần mềm quản lý BV, phần mềm xét nghiệm BV, thiết bị tin học như máy tính, máy in, máy photo, hệ thống camera, laptop, hệ thống mạng… Tuy nhiên, tất cả các thiết bị được BV mua sắm đều được “khai khống” số tiền lên gấp rất nhiều lần so với thực tế gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước nhiều tỷ đồng.
Minh chứng cho nội dung tố cáo, bạn đọc viện dẫn hàng loạt hợp đồng BV ký với Công ty Cổ phần Dịch vụ máy văn phòng A&D, địa chỉ tại lô BT4-10 KĐG Tứ Hiệp – Ngũ Hiệp, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội. Đây cũng là đơn vị, theo phản ánh, liên tiếp được ông Hà Hữu Tùng, Giám đốc BV ký quyết định chỉ định trúng thầu thể hiện giá thiết bị cao hơn thị trường gấp nhiều lần. Ví dụ, 1 chiếc Mainboard MSI H61-P20 có giá trên thị trường là 1.176.000 đồng thì được kê lên gấp đôi là 2.650.000 đồng, 1 CPU Intel G2030 có giá trên thị trường là 600.000 đồng thì được lên 2.345.000 đồng. Tương tự, với ổ cứng Western 250GB có giá hơn 1.000.000 đồng thì biên bản bàn giao tại đây lại là 2.350.000 đồng…
Trước nội dung tố cáo trên, ông Lê Văn Thiện, Kế toán Trưởng BV Đa khoa Nông nghiệp cho biết, việc mua mới thiết bị tin học được thực hiện theo quy trình mua sắm của BV.
Theo quy trình, căn cứ vào dự trù của các phòng, khoa và tình hình thực tế tại BV, Trung tâm Tin học BV đề xuất Ban Giám đốc BV, Phòng Tài chính kế toán cung cấp, sửa chữa và thay thế để phục vụ công tác chuyên môn của các khoa, phòng, trung tâm. Trên cơ sở các báo giá do Trung tâm Tin học thu thập được, tổ thẩm định tiến hành lựa chọn báo giá uy tín, chất lượng để trình Giám đốc phê duyệt, ký hợp đồng mua sắm.
Ông Lê Văn Thiện khẳng định không hề biết về việc chênh lệch rất lớn của giá so với thị trường như nội dung tố cáo. Ông Hà Hữu Tùng thấy đầy đủ quy trình thì tiến hành phê duyệt, ký hợp đồng. Các gói mua sắm thiết bị tin học liên tiếp được chỉ định thầu vì giá trị các gói thầu đều dưới 100 triệu đồng, do vậy BV được quyền chỉ định theo quy định tại Thông tư 58/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Video đang HOT
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Hoàng Long
Theo baovephapluat
Thanh tra kiến nghị kỷ luật hơn 2.000 cá nhân, tổ chức
Qua công tác thanh tra năm 2018, ngành thanh tra đã kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 2.076 tập thể và cá nhân.
Ảnh minh hoạ
Phát hiện vi phạm kinh tế gần 34 nghìn tỷ đồng
Theo báo cáo tổng kết năm 2018 của Thanh tra Chính phủ, trong năm qua, kết quả thanh tra đã góp phần tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), lãng phí, xây dựng Đảng, nhiều vi phạm pháp luật đã được phát hiện, kiến nghị xử lý, chấn chỉnh, khắc phục.
Năm 2018, toàn ngành đã triển khai hơn 7.100 cuộc thanh tra hành chính và hơn 219.700 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện vi phạm về kinh tế hơn 33.800 tỷ đồng, hơn 33.900ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước hơn 29.700 tỷ đồng, 1.007ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán do chưa thực hiện đúng quy định và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý hơn 4.000 tỷ đồng, hơn 32.900ha đất.
Qua thanh tra, đã kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 2.076 tập thể và cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 96 vụ, 151 đối tượng.
Riêng Thanh tra Chính phủ trong năm 2018 đã tiến hành 59 cuộc thanh tra, tập trung vào công tác quản lý Nhà nước của các bộ, ngành; quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa, đầu tư xây dựng của địa phương; việc chấp hành các quy định pháp luật về quản lý và sử dụng vốn, tài sản của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước...
Kết quả 25 cuộc, TTCP đã ban hành kết luận đã phát hiện vi phạm số tiền hơn 12.490 tỷ đồng, 23.918ha đất; kiến nghị thu hồi 11.761 tỷ đồng, 278ha đất; kiến nghị, xử lý khác 729 tỷ đồng; đất 23.790ha đất; chuyển cơ quan điều tra xử lý 7 vụ.
Đặc biệt, đã tập trung ban hành kết luận một số cuộc thanh tra, kiểm tra do Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN giao, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm như vụ Mobifone mua AVG, cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam, kiểm tra một số nội dung chủ yếu liên quan đến khiếu nại của công dân về Khu đô thị mới Thủ Thiêm...
Việc thu hồi tài sản vi phạm phát hiện qua các cuộc thanh tra đã có những tiến bộ đáng kể. Toàn ngành đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 4.007 kết luận và quyết định xử lý sau thanh tra, thu hồi và xử lý khác 13.223 tỷ đồng, 339ha đất, đôn đốc xử lý 1.426 tập thể, 3.747 cá nhân, chuyển cơ quan chức năng khởi tố 149 vụ (tăng 133 vụ), 31 đối tượng.
Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, năm qua ngành thanh tra đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước và trả lại cho công dân gần 3.000 tỷ đồng, 100 ha đất; trả lại quyền lợi cho 1.505 người, kiến nghị xử lý hành chính 469 người, chuyển cơ quan điều tra 6 vụ, 8 đối tượng.
35 người đứng đầu bị xử lý vì để xảy ra tham nhũng
Đặc biệt, trong công tác PCTN, báo cáo của Thanh tra Chính phủ cho thấy năm 2018 đã phát hiện 39 đơn vị có vi phạm việc thực hiện các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch; xử lý 5 trường hợp vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập; xử lý 35 người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng, trong đó 3 người đã bị xử lý hình sự; 32 người bị xử lý kỷ luật hành chính.
Đáng chú ý, qua công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã pháthiện 80 vụ với 144 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng. Riêng qua công tác tự kiểm tra nội bộ, các cơ quan, tổ chức đã phát hiện 13 vụ, 14 người có hành vi liên quan đến tham nhũng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thanh tra Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế như một số cuộc thanh tra triển khai chậm so với kế hoạch; vẫn còn hiện tượng chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; việc tiếp dân định kỳ tại một số nơi còn chưa đảm bảo đúng quy định.
Đáng lưu ý, tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công vẫn xảy ra ở nhiều nơi, gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp.
Năm 2019, Thanh tra Chính phủ sẽ tăng cường thanh tra công tác quản lý Nhà nước, nhất là các ngành, lĩnh vực, địa phương có dấu hiệu vi phạm, dư luận xã hội phản ánh tiêu cực, tham nhũng, phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo. Nâng cao chất lượng kết luận thanh tra, xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật.
Đặc biệt, sẽ thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác kê khai, xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc tham nhũng; phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng và chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng...
Hoài Vũ
Theo baogiaothong
Bảo đảm mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) ban hành ngày 17-10-2018 chính thức có hiệu lực từ ngày 1-12-2018. Trong đó, một trong những nội dung quan trọng là việc điều chỉnh, bổ sung các nhóm đối tượng tham gia BHYT,...