BV Bưu điện ‘phản pháo’ vụ bệnh nhân ‘ma’
“Tôi thực sự bất ngờ trước thông tin về nhân viên y tế làm quá chức năng và số bệnh nhân khống tại bệnh viện (BV) mình”.
Ông Trương Anh Kiệt, Giám đốc BV Đa khoa Bưu điện tại TP.HCM đã cho biết như trên trong buổi làm việc với P.V TS vào ngày 10/9.
“Cô ấy là điều dưỡng và làm đúng chuyên môn”
Vừa qua, trên các phương tiện truyền thông xuất hiện thông tin về việc nhân viên của BV Đa khoa Bưu điện tại TP.HCM làm quá chức năng cho phép và BV khai…khống bệnh nhân nằm viện.
Cụ thể là kỹ thuật viên kiêm luôn bác sĩ giải phẫu bệnh; hộ lý, lái xe được…tận dụng đi đo huyết áp bệnh nhân.
Bằng cấp của kỹ thuật viên Hiền. Ảnh: Thanh Huyền.
Không chỉ thế, còn có thông tin phát hiện những đơn vị thành viên của ngành bưu điện bỗng dưng “bệnh hàng loạt” và kéo nhau nằm điều trị ở bệnh viện này dài ngày…một cách khó hiểu.
Tuy nhiên, trong buổi làm việc với P.V TS, bác sĩ Trương Anh Kiệt, Giám đốc BV Đa khoa Bưu điện tại TP.HCM cho rằng thông tin trên thiếu chính xác, chưa được xác minh rõ ràng.
Trước tiên, BV thuộc tập đoàn Bưu chính viễn thông, ngân sách của bệnh viện là từ VNPT. Bệnh viện có tham gia khám chữa cộng đồng như khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh nhân trong và ngoài ngành theo đúng quy định.
Tại TP.HCM, BV đa khoa Bưu điện có tất cả 3 cơ sở. Bệnh viện đã thực hiện quản trị chất lượng, các nhân viên của BV được đào tạo tới đâu thì hoạt động tới đó.
Trước thắc mắc về xét nghiệm tế bào cổ tử cung tầm soát ung thư thay vì phải có bác sĩ giải phẫu bệnh để đọc kết quả bệnh án và chỉ dẫn điều trị cho bệnh nhân nhưng BV Đa khoa Bưu Điện lại phân công kỹ thuật viên Bùi Lương Hiền kiêm luôn…bác sĩ giải phẫu bệnh và việc hộ lý Phan Thiên Lan, lái xe Phan Hồng Chí được phân công đo huyết áp, đo chiều cao và cân nặng.
Bác sĩ Kiệt giải thích: bà Phan Thiên Lan là điều dưỡng chứ không phải hộ lý nên đo huyết áp là đúng chức năng, còn ông Bùi Lương Hiền cũng có bằng cấp đàng hoàng về xét nghiệm tế bào cổ tử cung.
“Kỹ thuật viên chỉ có chức năng lấy mẫu là kỹ thuật viên sinh hóa, không đúng trong trường hợp này. Đối với lấy mẫu cổ tử cung sẽ là do bác sĩ lấy và phết trên lam, còn kỹ thuật viên sẽ nhuộm bệnh phẩm và đọc kết quả”, bác sĩ Kiệt nói.
Video đang HOT
Để chứng minh cho điều mình nói, ban lãnh đạo BV đã trình luôn bằng cấp của những nhân sự mà bị nghi là hoạt động quá chức năng.
Cụ thể, ông Bùi Lương Hiền có giấy chứng nhận của Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM ghi: Kỹ thuật viên Bùi Lương Hiền đã hoàn tất lớp phết tế bào tử cung loại giỏi từ ngày 22/4/2005 đến 15/7/2005 tại BV Từ Dũ.
Bà Phan Thiên Lan đã tốt nghiệp ngành điều dưỡng sơ học loại khá tại Trường trung học Quân Y II (khóa 14/3/2005 – 19/1/2006).
“Bệnh nhân không nặng nên tối xin về nhà?”
Về tình trạng bệnh nhân “ma”, bác sĩ Kiệt giải thích: “Tình trạng vắng bệnh nhân được phản ánh là ở khoa Vật lý trị liệu và Lão khoa. Đa phần các bệnh nhân đó không quá nặng, không phải trong tình trạng cấp cứu. Họ chủ yếu là người lớn tuổi, đăng ký khám nội trú để được chăm sóc theo phác đồ của bệnh nhân nội trú về thuốc và châm cứu.
Bệnh nhân đang được điều trị tại khoa Vật lý trị liệu của BV. Ảnh: Thanh Huyền.
Tuy nhiên, một số bệnh nhân cư trú trong TP. hoặc có người thân ở gần nên tối buồn họ xin về nhà ngủ rồi sáng mai trở vào. Xét thấy tình trạng không đến nỗi nghiêm trọng nên bác sĩ đồng ý.
Chúng tôi hướng tới điều trị bệnh cộng đồng. Có nghĩa là khi nào thì bệnh nhân cần nằm viện và cũng có lúc nên được người thân chăm sóc ở nhà để tránh phơi nhiễm bệnh viện không cần thiết”.
Ngoài ra, bác sĩ Kiệt cũng nói cơ sở của BV tại đường Thành Thái không phải là trụ sở chính điều trị vật lý trị liệu nên nếu thấy ít bệnh nhân tại khoa Vật lý trị liệu là chuyện bình thường.
“Tất cả bệnh nhân tới khám đều có tên tuổi, danh sách rõ ràng và họ được thụ hưởng các chính sách của ngành. Chuyện khai khống hàng loạt bệnh nhân là không có thật và thiếu cơ sở”, vị bác sĩ khẳng định.
Tập đoàn Bưu chính viễn thông giao cho bệnh viện tổng số 3 cơ sở với 440 giường và 30 khoa, phòng và 1 trung tâm y tế. Các khoa đều tự đăng ký kế hoạch, chỉ tiêu hằng tháng. Trên thực tế BV thường chỉ hoàn thành từ 80% – 90% chỉ tiêu mỗi năm.
Sở dĩ đặt ra chỉ tiêu như vậy để cán bộ nhân viên BV ngoài khám, chữa cho bệnh nhân trong ngành còn phải không ngừng tăng cường chất lượng điều trị và thu dung người bệnh.
Không chỉ thế, trong quá trình vận hành BV, có khi khoa Nội thần kinh đông quá, phải mượn giường ở khoa Liên chuyên khoa, và ngược lại. Bệnh viện phải bố trí sao cho phù hợp để tiết kiệm nhân lực cũng như cơ sở vật chất mà vẫn không ảnh hưởng chất lượng phục vụ.
Trung bình mỗi ngày BV cơ sở Thành Thái có từ 80 – 100 bệnh nội trú/150 giường. Tại phòng khám của cơ sở này mỗi ngày tiếp nhận từ 200 – 300 lượt bệnh nhân. Còn khoa Y học cổ truyền tại cơ sở Thành Thái, hiện chỉ có 10 bệnh nhân nội trú.
Theo khampha
PGĐ Sở VH-TT-DL nói gì sau phát biểu "không đọc sách báo"?
Xung quanh câu chuyện Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch tỉnh Đắk Nông - Lê Khắc Ghi "không hề đọc sách, báo" gây xôn xao dư luận mấy ngày qua, chiều ngày 29/8, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi thêm với ông Ghi.
Ông Ghi cho biết, ngày 23/8, tại Ban Dân tộc tỉnh Đắk Nông tổ chức cuộc họp "Kiểm tra việc thực hiện cấp báo, tạp chí, ấn phẩm theo Quyết định 2472 của Thủ tướng Chính phủ". Cuộc họp này gồm có các đơn vị là: Ban Dân tộc tỉnh Đắk Nông, Sở VH-TT-DL tỉnh Đắk Nông, Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Đắk Nông, Đài PT-TH tỉnh Đắk Nông, Báo Đắk Nông, Bưu điện tỉnh Đắk Nông. Ông Ghi cho biết ông tham dự cuộc họp này với tư cách đại diện cho Sở VH-TT-DL tỉnh Đắk Nông.
Tại buổi họp hôm đó, ông có một bài phát biểu dài 15 đến 20 phút liên quan đến việc cấp sách báo tại địa phương, chứ không phải phát biểu chuyện "đọc hay không đọc".
Ông Ghi cho rằng, tại địa bàn tỉnh Đắk Nông có 40 dân tộc anh em khác nhau, trong đó đồng bào dân tộc tại chỗ gồm: M'nông, Mạ, Ê-đê. Cho nên thói quen văn hóa truyền thống của người đồng bào dân tộc sinh sống tại Đắk Nông không phải là văn hóa đọc, mà là văn hóa nghe, văn hóa dân gian, văn hóa truyền miệng. Không những thế, văn hóa đọc nay lại bị lấn át thêm bởi văn hóa mới là truyền hình, báo mạng, internet, đài phát thanh, điện thoại di động... Cho nên, đa phần học sinh, giới trẻ, người dân tại địa phương thường xem các chương trình truyền hình, đọc báo mạng, truy cập internet nhiều hơn. Chính điều này đã ảnh hưởng đến việc cấp sách, báo cho bà con địa phương, người đồng bào dân tộc thiểu số tại Đắk Nông.
Đối với đồng bào như thế, ông Ghi cho rằng việc cấp phát sách báo, tạp chí cần phải ngắn gọn, dễ hiểu, trực quan và đa dạng nguồn. Ngoài ra cần trang bị kệ sách, có chỗ để báo cho người đồng bào xem và đọc. Bên cạnh việc cấp phát các ấn phẩm báo chí, cần phải có các điểm internet để phục vụ người dân.
Ông Lê Khắc Ghi - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch tỉnh Đắk Nông.
Thưa ông, mới đây báo chí đã đưa tin lời phát biểu của ông: "...những năm gần đây, nói thật tôi không đọc, sách khoa học cũng không chứ đừng nói gì đến báo chí...". Điều này có nghĩa là những năm gần đây ông không quan tâm đến tình hình thời sự của nước nhà cũng như lĩnh vực mà mình phụ trách?
Như tôi đã nói, với văn hóa đọc bây giờ, các loại hình sách báo in hết sức khó khăn cho người đọc. Vì bây giờ thông tin trên mạng rất sẵn, khi ta đọc, ta khai thác trên mạng, rất thuận tiện.
Như bản thân tôi, máy ở cơ quan kết nối internet, điện thoại di động kết nối internet, iPad hiện giờ cũng kết nối internet. Những thông số đó nếu như kiểm tra thì cũng rất dễ thôi, Bưu điện xem thử ông Lê Khắc Ghi hàng tháng đọc báo hết bao nhiêu tiền là có trên mạng hết.
Xem đài truyền hình, nghe radio cũng hết sức thông thường với tôi. Kể cả bây giờ tôi chứng minh, lấy cái máy di động mở ra, thu các chương trình radio như các chương trình văn nghệ hết sức phong phú, ngâm thơ, đọc truyện... đều có hết!
Tủ sách cá nhân của tôi đây, mời xem thử, có các loại sách khoa học. Số này thì đọc rồi! Nhưng mua mới thì cũng hơi đắt. Tôi đọc trên mạng tiên hơn, đi đâu cũng mang theo được.
Nếu như vậy thì lý do gì mà trong cuộc họp hôm đó, ông lại phát biểu "...những năm gần đây, nói thật tôi không đọc, sách khoa học cũng không chứ đừng nói gì đến báo chí..."?
Tại vì nói trong ngữ cảnh, để giải thích thêm cho câu nói của tôi, cho các ý mà tôi đã viết trong sổ họp. Ý nói là người đọc bây giờ họ lười đọc sách, báo in vì có sẵn trên mạng rồi! Bản thân tôi cũng vậy thôi, thì lúc trước, vài năm trước thì một tháng có một vài số báo đặt, mua; rồi sách cũng mua được vài cuốn hoặc không có thì mượn của thư viện đọc. Chứ bây giờ nguồn thông tin có sẵn ở trên mạng, hết sức phong phú, cứ bật lên là có!
Cho nên ý nói là muốn nói đến việc đó, chứ không phải là không đọc sách báo! Đọc cũng có nhiều loại đọc chứ, đọc báo điện tử, đọc báo in, rồi xem đài truyền hình cũng là xem báo mà!
Ông có cho rằng hiện nay một bộ phận công chức không có văn hóa đọc, lười đọc?
Văn hóa đọc thì đương nhiên lúc nào cũng có. Nhưng văn hóa đọc báo in thì ít. So với ngày xưa thì bây giờ có nhiều người nói cả năm hầu như không mua báo.
Sau lời phát biểu "không đọc sách báo" của ông, dư luận đang nghi ngờ về trình độ văn hóa cũng như năng lực quản lý của ông?
Độc giả họ có quyền bình luận. Tuy nhiên đôi lúc một bài báo cũng chưa nói hết được vân đê. Chứ bản thân tôi nói không phải khoe, tôi đã học qua 2 bằng đại học: Ngữ văn - Đại học hành chính quốc gia, sau đó học Cao cấp lý luận chính trị, rồi sau đó tôi học thạc sĩ về Văn hóa học ở Viện nghiên cứu Văn hóa Hà Nội, bây giờ tôi đang làm Nghiên cứu sinh tại Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam. Một người như thế không thể không đọc được! Đúng không? Tôi mà không đọc thì không đi học được nhiều như vậy!
Còn năng lực thì tùy theo mỗi người, mỗi năm tôi đều hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm việc gì cũng cần mẫn, cũng đem hết sức mình để cống hiến.
Những ngày qua ông có chịu áp lực sau khi lời phát biểu của mình được được đăng trên báo?
Tôi thấy môt thông tin khi được đưa ra phản ánh trên báo chí phải xác thực, người phản ánh phải trung thực; khi đưa ra một thông tin phải có đầu, có cuối, phải có trước có sau, phải có những ý chính và ý giảng giải, chứ chỉ phản ánh không như thê thì không đầy đủ.
Cho nên khi đọc bài báo, tôi đã nghĩ "tại sao lại phản ánh một chiêu thôi!?". Có rất nhiều nội dung mà tôi phản ánh trong cuộc họp thì không nói, lại chỉ nói chuyện đọc báo và không đọc báo.
Về phía cá nhân, áp lực cũng có nhưng cũng có mức độ thôi.
Xin cảm ơn ông!
Thủy Nguyên (thực hiện)
Theo Dantri
TPHCM: Trả giấy đăng ký xe tận nhà Ngày 31/7, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC67) Công an TPHCM cho biết, từ ngày 1/8 sẽ phối hợp cùng bưu điện TPHCM triển khai dịch vụ "Chuyển phát trả giấy đăng ký xe tận nhà theo yêu cầu". Theo đó, nếu người dân có nhu cầu nhận giấy đăng ký xe tại nhà chỉ cần đăng ký...