BV Bạch Mai điều trị hiệu quả ung thư di căn bằng phương pháp mới
Hội nghị khoa học về những tiến bộ mới nhất trong điều trị ung thư được Bệnh viện (BV) Bạch Mai tổ chức tại Hà Nội trong 2 ngày 19 – 20.8.
Bệnh nhân ung thư phổi đáp ứng điều trị tốt với phương pháp điều trị miễn dịch – Ảnh tư liệu Trung tâm ung bướu, BV Bạch Mai
Tại hội nghị, GS Mai Trọng Khoa, nguyên Giám đốc Trung tâm ung bướu BV Bạch Mai, cho biết phương pháp miễn dịch trong điều trị ung thư được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ chấp thuận cho phép điều trị từ tháng 3.2017. Từ tháng 5.2017 đến nay, phương pháp mới nhất này đã được ứng dụng hiệu quả tại BV Bạch Mai.
Bệnh nhân VN đầu tiên được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch là bé gái 16 tuổi bị ung thư Hodgkin ( ung thư hạch) hiện có sức khỏe ổn định, chất lượng sống tốt.
Video đang HOT
Ngoài ra, nhiều bệnh nhân khác mắc ung thư phổi, ung thư hắc tố… trong đó có các trường hợp di căn nhiều nơi, được điều trị bằng phương pháp miễn dịch có sức khỏe ổn định.
Theo Thanh niên
GS.TS Nguyễn Gia Bình: Học sinh lớp 1 tử vong trên xe, nguy cơ sốc nhiệt là cao nhất
GS, TS Nguyễn Gia Bình, nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai nhận định trường hợp cháu bé tử vong do bị bỏ quên trên xe tuyến của trường Gateway có thể do nhiều nguyên nhân phối hợp nhưng nguy cơ sốc nhiệt là nguyên nhân hàng đầu.
GS, TS Nguyễn Gia Bình nhận định, học sinh trường Gateway tử vong do sốc nhiệt
GS, TS Nguyễn Gia Bình cho hay, trong môi trường đóng kín, thiếu ô-xy và tăng CO2. Khi trẻ thiếu ô-xy, CO2 tăng dần mà không có thông gió thì nguy cơ thiếu ô-xy rất cao, làm ảnh hưởng tới chuyển hóa của cơ thể.
Tuy nhiên GS Bình cũng nhận định, với thể tích xe lớn như thế thì khả năng thiếu ô-xy không lớn nên đây không phải là nguyên nhân chính dẫn tới việc tử vong của cháu bé.
Do đó, "nguy cơ lớn nhất dẫn tới việc tử vong của cháu bé là do bị sốc nhiệt. Trong môi trường bị đóng kín, nhiệt độ trong xe ô-tô tăng cao, sự tích lũy nhiệt trong ô-tô rất lớn và rất nhanh , vì vật liệu của xe bằng sắt, các dụng cụ bằng ghế da màu đen. Dù xe có được dán kính cách nhiệt nhưng vẫn hấp thụ nhiệt".
Đặc biệt các tế bào trong cơ thể cần có môi trường nhiệt độ nhất định, duy trì khoảng 37 độ C. nếu quá giảm dưới 35 độ C hoặc hơn 39 độ C sẽ ảnh hưởng tới chuyển hóa của các tế bào. Khi nhiệt độ tăng cơ thể đào thải nhiêt bằng cách bay hơi nước qua mồ hôi hoặc qua đường thở, hơi nước bay đi sẽ mang theo một lượng nhiệt làm giảm nhiệt độ toàn thân, ngược lại khi bị hạ thân nhiệt cơ thể sẽ co mạch ngoại vị, run ...để giữ lại nhiệt cho cơ thể.
Theo đó, sốc nhiệt là khi nhiệt độ cơ thể tăng cao trên 39-40 độ. Lúc này cơ chế điều hòa nhiệt không còn tác dụng, cơ thể sẽ mệt, mất nước, cô đặc máu, sốc, rối loạn đông máu dẫn đến rối loạn chuyển hóa trong tế bào ở tất cả các cơ quan.
Đặc biệt là tổn thương ở não, tim, cơ, thận. Các dấu hiệu dễ nhận biết như đỏ da, sờ người nóng, chóng mặt, lẫn lộn, chuột rút, hôn mê, thậm chí tử vong, đặc biêt trong thời tiết nắng nóng cần lưu ý những người làm việc dưới ánh nắng mặt trời ( nông dân, công nhân trên các công trường xây dựng, hầm lò, giao thông, hoặc tập luyện dưới trời nắng nóng: vận động viên , các lực lượng vũ trang .. ..)
Đối với trường hợp của cháu bé, khi ở trong xe một mình có thể gặp hoảng loạn về mặt tâm lý. Khi đó, việc tiêu thụ năng lượng của cháu bé còn nhiều hơn.
GS Bình cũng băn khoăn "cháu bé đã ăn sáng chưa? Nếu chưa ăn sáng, dẫn tới đói lả đi và có thể hạ đường huyết cũng có thể gây tử vong". Một lần nữa, GS Bình nhấn mạnh, "trường hợp cháu bé tử vong do nhiều yếu tố phối hợp, nhưng nguyên nhân hàng đầu là do sốc nhiệt".
Sự việc đau lòng xảy ra vào chiều 6/8, anh Lê Văn Sơn (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy) bố của em L.H.L cho biết, 7h sáng 6/8, vợ chồng anh đưa con trai đến điểm đón xe của Trường Quốc tế Gateway (Cầu Giấy, Hà Nội) ở phố Yên Hòa để đi học. Sau khi giáo viên của trường Gateway đón bé L. lên xe, vợ chồng anh Sơn yên tâm đi làm như mọi ngày.
Đến khoảng 16h ngày 6/8, tại khu vực cổng trường Quốc tế Gateway, nhà trường phát hiện 1 học sinh của trường bất tỉnh trên xe ô tô chở học sinh của trường. Ngay lập tức, nhà trường đã đưa học sinh vào phòng y tế để sơ cứu đồng thời gọi xe cấp cứu đưa vào Bệnh viện E cấp cứu nhưng rất tiếc đã không thể cứu được cháu bé.
Theo infonet
[Hiểm họa bóng cười không thể làm ngơ] Bài 2: Nguy hiểm như ma túy Hiểm họa từ thú vui nhất thời, từ những tràng cười thả phanh là mối đe dọa lớn đến sức khỏe, thậm chí tính mạng người dùng. Thực tế, trong thời gian qua, các bệnh viện trên cả nước đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân hít bóng cười phải nhập viện điều trị dài ngày. Nam thanh nữ tú nhập viện Tại BV...