Buýt nhanh Hà Nội quá tải vào giờ cao điểm
Vào giờ cao điểm, tuyến buýt nhanh BRT 01 Kim Mã – Yên Nghĩa bắt đầu có dấu hiệu quá tải (nhiều lượt chở 105-107 hành khách). Tuy nhiên vào giờ thấp điểm bình quân mỗi xe BRT chỉ chở khoảng 20 người.
Ngày 10/9, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã phối hợp với Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) tổ chức buổi trải nghiệm hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt (trong đó có tuyến buýt nhanh BRT) có sự tham gia của một số đại biểu HĐND TP Hà Nội.
Đại biểu trải nghiệm tuyến buýt nhanh đầu tiên trên địa bàn TP Hà Nội
Qua hơn 8 tháng vận hành, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, dịch vụ của tuyến buýt nhanh được hành khách đánh giá có độ tin cậy cao. Hành khách vận chuyển trên tuyến ổn định với bình quân 13.302 hành khách/ngày.
Vào các khung giờ cao điểm, tuyến buýt nhanh đã có dấu hiệu quá tải với bình quân 70 hành khách/xe, nhiều lượt xe vận chuyển 105-115 hành khách. Sản lượng hành khách của BRT thuộc nhóm cao so với các tuyến buýt thường. Vào giờ thấp điểm, lượng khách trung bình đạt 20 người/chuyến.
Trải nghiệm trên tuyến buýt nhanh, một số đại biểu HĐND TP Hà Nội đề nghị nghiên cứu cho xe buýt thường vào làn đường buýt nhanh để tận dụng hiệu quả mặt đường. Việc này cũng sẽ tạo điều kiện cho người dân lựa chọn xe buýt để làm phương tiện đi lại.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị (Sở GT-VT Hà Nội) cho biết, tính đến thời điểm này, Hà Nội có 109 tuyến buýt (bao gồm 74 tuyến buýt trợ giá, 15 tuyến buýt thí điểm, 11 tuyến buýt không trợ giá và 9 tuyến buýt kế cận), bao phủ 100% các khu vực của Hà Nội và kết nối với các địa phương lân cận như Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương và Hưng Yên.
Hiện tổng số lượt xe hoạt động của 89 tuyến buýt (74 tuyến trợ giá và 15 tuyến thí điểm) là 14.289 lượt xe/ngày, vận chuyển bình quân 1,1 triệu lượt hành khách/ngày. Sau một thời gian tăng trưởng liên tục, từ năm 2015 đến nay, sản lượng hành khách đi lại bằng xe buýt có dấu hiệu sụt giảm.
Về tổng thể các tuyến xe buýt trên toàn thành phố, đại diện ngành giao thông vận tải TP Hà Nội cho biết, trong năm 2014, tổng lượng hành khách vận chuyển đạt 506 triệu lượt thì bước sang năm 2015 giảm xuống còn 469 triệu lượt, năm 2016 giảm còn 436 triệu lượt và năm 2017 dự kiến đạt 450 triệu lượt.
Như vậy, từ năm 2014 đến nay, lượng hành khách sử dụng xe buýt liên tục sụt giảm qua các năm. Nguyên nhân là do ùn tắc giao thông đã dẫn tới phá vỡ biểu đồ hoạt động của xe buýt, tính đúng giờ không được bảo đảm; lộ trình một số tuyến quá dài và thời gian di chuyển kéo dài; mạng lưới kết nối chưa tốt với các khu vực ngoại thành và khu đô thị mới; việc tiếp cận các điểm dừng chưa tốt…
Quang Phong
Theo Dantri
Hà Nội cấm taxi, ôtô hoạt động trên nhiều tuyến phố
Hơn 10 tuyến phố Hà Nội bị cấm ôtô, taxi từ thứ hai đến thứ sáu trong giờ cao điểm để hạn chế ùn tắc, phục vụ thi công.
Hơn chục tuyến phố taxi, ô tô bị cấm giờ cao điểm. Ảnh minh họa: Đoàn Loan
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành phương án tuyến phố cấm taxi và ôtô khu vực nội thành. Thành phố sẽ cấm taxi giờ cao điểm từ ngày 25/12, khung giờ sáng 6h-9h, chiều 16h30-19h30 trên tuyến đường Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương để phục vụ vận hành tuyến buýt nhanh BRT.
Từ ngày 11/8, thành phố cấm taxi hoạt động trong giờ cao điểm (sáng 6h30-8h30, chiều 16h -19h) từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần tại hai tuyến đường Mai Xuân Thưởng, Hoàng Hoa Thám (từ phố Ngọc Hà đến phố Mai Xuân Thưởng).
Tương tự, taxi bị cấm hoạt động buổi sáng 6h-9h khi qua cầu Chương Dương hướng từ đường Nguyễn Văn Cừ về trung tâm Hà Nội.
Thành phố cấm taxi hoạt động tại nút giao Mai Dịch - Nguyễn Cơ Thạch - Hồ Tùng Mậu trong khung giờ 6h-20h. Loại xe này đi theo hướng từ Phạm Hùng - Mễ Trì - Lê Quang Đạo - Lê Đức Thọ -Trần Hữu Dực - Nguyễn Cơ Thạch.
Taxi bị cấm hoạt động trên phố Đê La Thành, Khâm Thiên vào 6h-9h và 16h30-19h30 (trừ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ).
Taxi qua Cầu Diễn buổi sáng 6h-9h (hướng từ Nhổn về trung tâm Hà Nội) bị cấm. Đường Cổ Nhuế cấm taxi đi ra Phạm Văn Đồng. Phố Phủ Doãn cấm taxi từ hướng Triệu Quốc Đạt vào.
Ngoài ra, Sở Giao thông Hà Nội ra quyết định cấm tất cả ôtô chạy qua đường Xuân Thủy đoạn từ ngã tư Xuân Thủy - Phạm Hùng đến ngã tư Xuân Thủy - Trần Thái Tông từ 10/8.
Các tuyến phố cấm taxi và ôtô hoạt động phần lớn có mật độ phương tiện cao vào giờ cao điểm, hoặc có công trường thi công tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội, lòng đường bị thu hẹp.
Để phục vụ tuyến phố đi bộ tối cuối tuần từ thứ sáu đến chủ nhật, Hà Nội cũng cấm ôtô hoạt động trên tuyến phố Hàng Bài (từ Lý Thường Kiệt đến Hai Bà Trưng).
Phương Sơn
Theo VNE
Nhiều hư hỏng trên tuyến buýt nhanh Hà Nội Ngoài việc lấn làn, đỗ xe sai quy định của người tham gia giao thông, tuyến buýt nhanh đầu tiên của Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn khi hệ thống chiếu sáng ở nhiều nhà chờ bị hỏng, sàn lát nứt vỡ... Theo Tông công ty Vân tai Ha Nôi, trong tuân đâu tiên hoat đông, tuyến buýt nhanh Kim Mã -...