Buýt nhanh BRT Hà Nội vắng khách
Khảo sát thực tế của phóng viên ghi nhận buýt nhanh BRT ở Hà Nội vắng khách trong khung giờ thấp điểm và cũng chỉ đạt chưa đến 50 hành khách vào giờ cao điểm. Trước đó, báo cáo của Sở Giao thông Hà Nội cho hay, nhiều chuyến BRT có dấu hiệu quá tải.
Bên trong một xe buýt BRT vào giờ thấp điểm buổi chiều. Dù xe đã đi qua vài trạm, lượng hành khách vẫn ít, xe vắng vẻ.
Tới nhà chờ Khuất Duy Tiến, tức xe buýt đã đi được nửa lộ trình, số lượng hành khách vẫn khá khiêm tốn: 17 người. Lượng khách cũng không có mấy thay đổi cho đến khi xe về đến bến cuối Yên Nghĩa.
Theo thiết kế, xe có thể chở tối đa cùng lúc 90 người.
Ở chiều ngược lại,buýt nhanh rời bến Yên Nghĩa chỉ với một hành khách trên xe.
Phải qua rất nhiều trạm, số lượng hành khách mới bắt đầu tăng lên hơn chục người. Suốt lộ trình, trên xe luôn có nhiều ghế trống.
Video đang HOT
Giờ cao điểm (17h30), chuyến buýt xuất phát từ bến Kim Mã mới bắt đầu đông khách. Sau một vài trạm, ghế ngồi được lấp trống, hành khách bắt đầu phải đứng bám.
Tuy nhiên, ghi nhận thực tế của phóng viên trên một số chuyến cho thấy số lượng hành khách vào giờ cao điểm cũng không vượt qua con số 50 . Con số này cũng chỉ duy trì được từ trạm Giảng Võ đến trạm Trung Văn.
Hành khách đi xe buýt vào giờ cao điểm chủ yếu là học sinh, người đi làm. Một hành khách thường xuyên đi buýt BRT cho biết, vào giờ thấp điểm thì xe rất thoáng, lúc nào cũng thỏa mái lựa chọn ghế ngồi. Vào giờ cao điểm có đông hơn, nhất là sáng thứ 2 đầu tuần, lúc đó mới thấy có người phải đứng.
Nhà chờ Trung Văn trong giờ cao điểm cuối buổi chiều (18h) vắng vẻ, nhân viên bán vé không có nhiều việc để làm.
Một chuyến xe buýt nhanh trong giờ cao điểm chỉ vừa đủ khách cho các chỗ ngồi.
Buýt nhanh BRT thông xe đầu năm 2017 chạy tuyến Kim Mã – Yên Nghĩa dài 14,7 km. Có 26 xe thiết kế riêng phục vụ tuyến này, có thể chở tối đa 90 hành khách cùng lúc. Ngoài 2 điểm bến đầu và cuối, dọc tuyến có 21 nhà chờ. Đặc biệt, buýt nhanh BRT được bố trí làn đường riêng, cấm mọi phương tiện khác đi vào.
Theo thống kê trong chuyến xe BRT mà phóng viên lựa chọn giờ cao điểm đi từ nhà chờ Trung Văn đến bến xe Kim Mã trên xe chưa đến 30 hành khách.
Trọng Trinh
Theo Dantri
Sở Giao thông Hà Nội: Nhiều chuyến BRT có dấu hiệu 'quá tải'
Theo Sở Giao thông, nhiều chuyến BRT chở trên 100 khách trong khi trung bình giờ cao điểm thông thường là 70 khách.
Sáng 10/9, đoàn đại biểu HĐND TP Hà Nội cùng lãnh đạo Sở Giao thông đã đi thực tế một số tuyến xe buýt của thủ đô, trong đó có tuyến buýt nhanh (BRT) Kim Mã - Yên Nghĩa.
Đoàn đại biểu HĐND TP Hà Nội, Sở Giao thông đi thực tế trên một số tuyến xe buýt sáng 10/9. Ảnh: Đông Hà.
Báo cáo với đoàn, Sở Giao thông cho hay, sau 8 tháng đi vào hoạt động, dịch vụ tuyến buýt nhanh đầu tiên của Hà Nội được đánh giá "có độ tin cậy cao". "Buýt nhanh đã hình thành thói quen tham gia giao thông của người dân. Từ khi buýt nhanh đi vào hoạt động chưa có hiện tượng ùn tắc giao thông nghiêm trọng nào", báo cáo cho hay.
Theo Sở Giao thông, trung bình buýt nhanh chở 13.000 khách mỗi ngày. Giờ cao điểm có dấu hiệu quá tải khi có nhiều chuyến chở 110-115 khách (lượng khách bình quân giờ cao điểm là 70 khách/chuyến). Tuy nhiên, vào giờ thấp điểm, số khách trung bình mỗi chuyến chỉ đạt 20 người. Tháng 6, 7 lượng khách giảm do học sinh, sinh viên nghỉ hè.
Cũng theo Sở Giao thông, khách đi buýt nhanh chủ yếu cho mục đích đi làm, trong khi với các tuyến buýt thường, số khách là học sinh sinh viên chiếm đến gần 80%.
Dẫn kết quả khảo sát của Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội về việc 23% người dân đã bỏ phương tiện cá nhân để chuyển sang đi buýt nhanh, Sở Giao thông cho rằng "điều đó cho thấy khi chất lượng vận tải hành khách công cộng được nâng cao, người dân sẵn sàng bỏ phương tiện cá nhân chuyển sang phương tiện công cộng".
Sở Giao thông cho hay, vào giờ cao điểm, nhiều chuyến buýt nhanh chở trên 100 khách. Ảnh minh hoạ: Ngọc Thành.
Tuyến buýt nhanh BRT 01 (Kim Mã - Yên Nghĩa) được thông xe từ đầu năm 2017, chạy trên tuyến đường dành riêng có chiều dài 14,7 km, sử dụng 26 xe. Dọc tuyến có 21 nhà chờ và 2 điểm đầu cuối.
Tại cuộc họp cuối tháng 4, Chủ tịch Hà Nội cho rằng, lượng khách trung bình mỗi chuyến chỉ 34, cao nhất chưa đạt 48 khách trong khi sử dụng làn xe riêng là chưa hợp lý. Do đó, Chủ tịch thành phố giao Sở Giao thông nghiên cứu, thí điểm cho xe buýt thường đi vào làn BRT.
Trả lời báo chí sau đó, lãnh đạo Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội (Tramoc) cho biết, việc thí điểm có thể bắt đầu từ tháng 6 và kéo dài 6 tháng. Tuy nhiên đến thời điểm này, việc thí điểm cho xe buýt thường đi vào làn buýt nhanh chưa được thực hiện.
Theo Sở Giao thông Hà Nội, ngoài tuyến buýt BRT 01 Kim Mã - Yên Nghĩa, thành phố còn có 109 tuyến buýt với gần 1.800 phương tiện, hơn 4.000 lái xe và nhân viên bán vé. Mỗi ngày xe buýt thủ đô thực hiện trên 14.000 lượt vận chuyển, phục vụ bình quân 1,1 triệu hành khách/ngày. Tháng 7 vừa qua, Hà Nội đã hoàn thành "phủ sóng" xe buýt có trợ giá trên toàn bộ 30 quận, huyện, thị xã.
Võ Hải
Theo VNE
Chạy thử giờ cao điểm, buýt nhanh bằng thời gian buýt thường Trong lân đâu tiên chay thư nghiêm giơ cao điêm với chặng đường 14 km, xe buyt nhanh đi hết 56 phut. Tôc đô nay ngang vơi xe buyt truyên thông ơ Ha Nôi. Nha chơ buýt nhanh điểm Khuât Duy Tiên bi un tắc giao thông cục bộ sáng 29/12. Anh: Phương Sơn Ngày 29/12, Sơ Giao thông Ha Nôi lần đầu...