Butter của BTS chính thức bị gỡ ra khỏi tất cả đài phát thanh của Mỹ vì dân tình đồng loạt tẩy chay, phản hồi tiêu cực?
Thứ hạng của ca khúc Butter tại BXH Billboard Hot 100 tuần sau chắc chắn sẽ có biến động mạnh.
Chiều nay (17/8), theo thông tin từ 2 trang Twitter chuyên thống kê số liệu các ca khúc Pop Data và US Radio Updater, ca khúc Butter của BTS đã chính thức bị rút ra khỏi tất cả các đài phát thanh của nước Mỹ. Như vậy, sau gần 3 tháng được phát trên hệ thống radio Hoa Kì, Butter của BTS đành ngậm ngùi “chia tay” thính giả tại đây, nhưng cũng không biết khán giả ở xứ cờ hoa có thấy tiếc nuối gì không đây?
“Ca khúc Butter của BTS chính thức bị rút khỏi tất cả các đài phát thanh tại Mỹ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng BXH của ca khúc trên BXH Billboard Hot 100 sắp tới”
Danh sách các ca khúc bị rút khỏi hệ thống radio nước Mỹ hôm nay bao gồm Butter và bản hit viral trên TikTok – Build A B*tch
Việc Butter bị rút ra khỏi hệ thống radio nước Mỹ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thứ hạng của ca khúc trên Billboard Hot 100 tuần sau. Thứ hạng một ca khúc trên Billboard Hot 100 phụ thuộc vào các chỉ số: lượng tiêu thụ đĩa (digital sales/ physical sales), lượt stream trên các nền tảng (Spotify, Apple Music, Tidal,…) và lượt phát trên radio.
Điều này có nghĩa rằng vào tuần sau, Butter sẽ có 0 điểm ở mảng radio, thành tích streaming tiếp tục xuống thấp theo từng tuần, việc tiêu thụ bản digital sales khủng cũng không còn “gánh” nổi được nữa. Fan BTS một là phải “cày” cật lực với thành tích digital sales có khi còn cao hơn cả tuần lễ debut, hai là sẽ chứng kiến Butter “chơi cầu tuột” xuống những vị trí cực thấp của BXH Billboard, thậm chí là… mất hút!
MV Butter – BTS
Dưới phần bình luận, netizen trên Twitter đa phần đều tỏ vẻ hả hê khi ca khúc Butter chính thức “rớt đài” khỏi hệ thống radio nước Mỹ. Việc này không có gì khó hiểu khi Butter đãgây tranh cãi trên diện rộng khi giữ vị trí #1 Billboard Hot 100 trong 9 tuần lễ với cách thức bị đánh giá là không công bằng.
Loạt bình luận với nội dung: “Cuối cùng thì tôi đã có thể nghe radio trở lại rồi”, “Cuối cùng cũng có một tin tốt đẹp”, “Không có stream, không radio luôn, giờ đây fan còn phải chi tiền mua nhiều hơn luôn đó”, “Nhìn thấy ca khúc không được ưa chuộng chưa? Một #1 bị phớt lờ”,… xuất hiện ngập tràn phía dưới thông tin trên.
Nhiều người cho rằng, lí do Butter bị rút khỏi hệ thống radio nước Mỹ chính vì do ca khúc nhận về quá nhiều phản ứng tiêu cực của khán giả nước này. Theo thống kê của National Callout cập nhật mới nhất thì ca khúc Butter chỉ nhận về 59% số điểm, trong khi để đạt yêu cầu tối thiểu thì một ca khúc phải có chỉ số ít nhất 60%.
National Callout cung cấp phản hồi của người nghe và phản hồi của các đĩa đơn cho các hãng thu âm và đài phát thanh. Đơn vị này thực hiện các cuộc gọi đến những người tiêu thụ các sản phẩm âm nhạc đã được sàng lọc phù hợp theo các tiêu chí được nghiên cứu. Sau khi nghe các bài hát, các phản hồi được đánh giá và xếp hạng để hiển thị điểm số cảm xúc, phân tích nhân khẩu học và xu hướng cho mỗi bài hát được đề ra. Thông qua hệ thống này, Butter hiện là ca khúc đang nhận về phản hồi tiêu cực cao nhất trên toàn bộ hệ thống (28.3).
Số liệu khảo sát của National Callout về mức độ yêu thích các bài hát, Butter của BTS “đội sổ” khi chỉ nhận đươc 59% số điểm, trong khi số điểm tối thiểu để xuất hiện trên radio là 60%
Billboard Hot 100: Bảng xếp hạng của thời gian?
"Có phải các bảng xếp hạng pop bị thao túng không?" - đó là tiêu đề một bài báo trên tờ New York Times.
Ồ không, không phải là một bài báo gần đây về nghi vấn hiện tượng nhạc Hàn BTS chơi không đẹp để có được vị trí số 1 Billboard Hot 100...
MV Butter của BTS đạt 5 kỷ lục thế giới, ghi nhận 3,9 triệu người xem công chiếu lúc ra mắt hồi tháng 5
1. "Có phải các bảng xếp hạng pop bị thao túng không?" - đó là tiêu đề một bài báo trên tờ New York Times .
Ồ không, không phải là một bài báo gần đây về nghi vấn hiện tượng nhạc Hàn BTS chơi không đẹp để có được vị trí số 1 Billboard Hot 100 của nước Mỹ mà là một bài báo từ... năm 1996.
Theo bài báo của Neil Strauss, một nhà báo âm nhạc nổi tiếng, cho tới tận năm 1991, bảng xếp hạng đều chẳng đáng quan tâm bởi ai cũng biết các công ty có thể làm giả doanh số bằng cách cho đĩa nhạc miễn phí.
Chỉ đến khi ra đời Soundscan, một công cụ tính số lượng thực bán của một đĩa nhạc, thì bảng xếp hạng mới đáng tin cậy hơn. Nhưng nó cũng chỉ đáng tin cậy được 5 năm, rồi rất nhanh chóng, các công ty lại tìm được mánh khóe để lách.
Strauss cho rằng chính các mánh khóe đã giúp You Are Not Alone của Michael Jackson, Exhale (Shoop Shoop) của Whitney Houston, Fantasy và One Sweet Day của Mariah Carey lao thẳng lên vị trí số 1 sau khi ra mắt - điều mà lịch sử Billboard trước năm 1995 chưa từng chứng kiến.
MV Not Today của BTS
2. Giờ ta hãy quay lại câu chuyện ầm ĩ những ngày qua về BTS - nhóm nhạc trong 2 năm đã có 4 bản nhạc lên tới vị trí số 1 của Billboard Hot 100 là Dynamite, Life goes on, Butter và Permission to dance .
Nhưng có đúng đó là những bản nhạc nổi tiếng nhất nước Mỹ vào thời điểm chúng ra mắt hay không?
Tờ Stereogum cho rằng không, nếu dựa vào số liệu của Billboard thì họ lên vị trí số 1 là nhờ số lượng tiêu thụ các bản nhạc số được giảm giá.
Ví dụ, Butter được giảm giá chỉ còn 69 cent (khoảng 16.000 VND), lôi kéo những người hâm mộ miệt mài "cày số" cho thần tượng của mình.
Trong khi đó, nếu xét về lượt streaming, Butter không bằng những bài hay nhất trong album của Olivia Rodrigo hay Leave The Door Open của Bruno Mars. Mà streaming là nền tảng âm nhạc quan trọng nhất hiện nay ở Mỹ.
Thế rồi, trong một bài phỏng vấn gần đây, Andrew Unterberger - phó tổng biên tập của tạp chí Billboard - bình luận sâu cay về việc Industry Baby của Lil Nas X dù thành công nhưng vẫn chỉ ra mắt ở vị trí thứ 2 trên Billboard Hot 100:
"Chừng nào BTS còn bán được đủ nhiều đĩa để xếp thứ nhất mỗi tuần thì xếp thứ 2 cũng có nghĩa là xếp thứ nhất rồi". Lời bình luận làm fan hâm mộ BTS giận điên.
Cứ coi BTS thành công nhờ chủ yếu vào lực lượng fan hùng hậu chứ không hẳn là nhờ các ca khúc của họ có độ phủ sóng cao thật sự.
Nhưng nếu nói rằng họ đã "làm lạm phát các thống kê", khiến các bảng xếp hạng "hoàn toàn bị xáo trộn" và "trở thành chiến trường của các đoàn quân hâm mộ", loại bỏ "sự nổi tiếng tự nhiên, một thời là động lực của nhạc pop", thì có công bằng với BTS hay không?
3. Nếu nhìn lại lịch sử, ta đã thấy rõ ràng BTS không phải người đầu tiên bị nghi ngờ chơi không đẹp.
Rapper 6ix9ine từng cáo buộc vị trí số 1 của Billboard có thể mua được và Ariana Grande hay Justin Bieber từng mua rồi. Vụ lùm xùm chỉ bị quên đi, chứ chưa bao giờ từng được lý giải sáng rõ và thuyết phục.
Chuyện ấy chẳng có gì mới, vì ngay từ năm 1996, giá trị của bảng xếp hạng đã bị nghi ngờ. Cũng giống như y học càng phát triển thì các loại virus mới càng nguy hiểm hơn; Billboard càng cố thay đổi cách tính của mình, càng áp dụng công nghệ cao cấp để ngăn chặn mánh khóe, thì càng nhiều mánh khóe nảy sinh.
BTS đã giảm giá kịch sàn để thôi thúc fan cuồng mua đĩa ư, nhưng thế thì có khác gì Mariah Carey? Công ty chủ quản của nữ danh ca từng bán đĩa đơn One Sweet Day cho các đại lý trung gian với giá 1 USD cho 4 bản.
Ngày nay ta còn nghe lại Mariah Carey là bởi âm nhạc của cô thực sự sống với thời gian. Có quá nhiều những ngôi sao từng có những bản nhạc số 1 mà vẫn bị lãng quên.
Chẳng phải, khi ra mắt, Strawberry Fields Forever và Penny Lane của The Beatles chỉ xếp thứ 2 sau Release Me của Engelbert Humperdinck trong bảng xếp hạng quan trọng nhất ở Anh đương thời, và giờ ca khúc nào và nghệ sĩ nào được nhớ hơn thì chẳng cần nói cũng biết.
Mánh khóe có thể qua mặt bảng xếp hạng, chứ không thể qua mắt thời gian. Thời gian có công thức riêng của nó mà chẳng bảng xếp hạng nào hiểu nổi.
BTS được đề cử tới 5 giải MTV VMA, cạnh tranh với Blackpink Tất cả họ đều đáng kinh ngạc, nhưng sẽ chỉ có một người chiến thắng! Mới đây, MTV Video Music Award (MTV VMA) đã chính thức công bố danh sách đề cử của giải năm nay. Các đề cử cho hạng mục xã hội, gồm Nhóm nhạc xuất sắc nhất và Ca khúc của mùa hè, sẽ được tiết lộ sau. Các đề...