Bứt phá mạnh mẽ, xuất khẩu rau quả ghi dấu ấn tại nhiều thị trường lớn
Vượt qua khó khăn do đại dịch bùng phát trở lại, xuất khẩu hàng rau quả trong quý I/2021 đạt được bước tiến mới, bứt phá tại nhiều thị trường lớn, giàu tiềm năng.
Dự báo, nếu tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã ký kết, rau quả Việt sẽ còn nhiều “mối” để phát triển đột phá.
Doanh nghiệp nên tiếp tục hướng đến “đánh mạnh” vào các thị trường có FTA. Ảnh: TL
Tăng trưởng mạnh tại nhiều thị trường
Theo đánh giá của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), bất chấp đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, hoạt động xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam diễn ra khá sôi động trong 3 tháng đầu năm 2021. Ước tính, xuất khẩu hàng rau đạt 944 triệu USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, bên cạnh thị trường truyền thống Trung Quốc chiếm hơn 60% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam còn có một số thị trường “mới nổi” với kim ngạch nhập khẩu tăng cao.
Trong đó, điển hình là thị trường Hoa Kỳ, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc…Đặc biệt, trong tháng 3/2021, trị giá xuất khẩu hàng rau quả tới thị trường Đài Loan, Australia, Malaysia tăng rất mạnh với trị giá lần lượt: Đài Loan đạt 12,87 triệu USD (tăng 43,1% so với cùng kỳ năm 2020); Australia đạt 11,9 triệu USD (tăng 30,6%); Malaysia đạt 9,2 triệu USD (tăng 32,5%).
Đáng chú ý, thị phần hàng rau củ của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của thị trường Đài Loan tăng mạnh. Xuất khẩu hàng rau quả quý I/2021 ước đạt 944 triệu USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết thêm, thị trường Đài Loan nhập khẩu hàng rau từ Việt Nam với lượng chiếm tỷ trọng cao nhất với 16,1% tổng lượng nhập khẩu, tăng 10,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020. Trong 2 tháng đầu năm 2021, lượng và trị giá nhập khẩu hàng rau củ từ Việt Nam tăng rất mạnh đạt 7,29 nghìn tấn, trị giá 5,5 triệu USD, tăng 296,4% về lượng và tăng 197,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Bên cạnh đó, từ đầu năm 2021, ngành hàng rau quả nước ta đã đẩy mạnh xuất khẩu sang nhiều thị trường tiềm năng lớn khác như: Ai Cập, Kuwait, Ukraine, Senegal…Đây sẽ là những thị trường giúp ngành hàng rau quả Việt Nam nâng cao giá trị xuất khẩu trong thời gian tới. Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, triển vọng xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam nhiều kỳ vọng tăng trưởng trong thời gian tới.
Video đang HOT
Tận dụng triệt để các thị trường có FTA
Trước bối cảnh đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng, với những tiềm năng, nền tảng thuận lợi cùng các cơ hội đến từ ưu đãi thuế quan, doanh nghiệp nên tiếp tục hướng đến “đánh mạnh” vào các thị trường có ký kết hiệp định thương mại tự do.
Theo ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, thời gian qua, tại một số thị trường xuất khẩu lớn của nước ta như EU, Trung Quốc đã thực hiện siết chặt xuất khẩu đối với nông sản nhập khẩu, đề cao chất lượng, tính an toàn. Đơn cử thị trường Trung Quốc trong năm 2021 tiến hành nghiêm việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm bằng mã QR code và cấm xuất khẩu tiểu ngạch. Trong khi đó, doanh nghiệp đang phải đối mặt với khó khăn về vận chuyển, giá cước tăng cao, thiếu container rỗng, đường hàng không trục trặc…
Theo đó, ông Hải chia sẻ, ngành nông sản Việt nên hướng đến tận dụng cơ hội từ thị trường FTA để đẩy mạnh xuất khẩu. Đơn cử, theo cam kết của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKFTA), hơn 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả có mức thuế suất 0%.
Bên cạnh đó, cam kết giảm thuế 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các sản phẩm chế biến từ rau quả được xóa bỏ theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ giúp trái cây Việt tiến nhanh vào thị trường châu Âu. Nhất là khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, xuất khẩu trái cây sang thị trường này dự báo sẽ tăng trưởng đột biến.
Ngoài ra, các hiệp định như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Tự do thương mại (FTA) ASEAN – Newzeland (AANZFTA)… với mức giảm thuế cao cũng sẽ là đòn bẩy để rau quả Việt nâng cao kim ngạch tại các thị trường nội khối…
Giá cao su hôm nay 4/4: Xu hướng giảm mạnh tại các sàn chủ chốt, cao su Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng cao
Giá cao su hôm nay tại hai sàn giao dịch Nhật Bản và Trung Quốc giữ nguyên so với giao dịch trước. Theo Cục Xuất Nhập khẩu, trong tháng 3/2021, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt có xu hướng giảm mạnh.
Giá cao su hôm nay: Giảm giá. (Nguồn: Pinterest)
Cập nhật giá cao su thế giới
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) , giá cao su giao kỳ hạn tháng 4/2021 ghi nhận mức 241,8 Yen/kg.
Kỳ hạn tháng 6/2021 trên sàn Osaka giao dịch ở mức 245,9 Yen/kg; kỳ hạn tháng 8/2021 đạt mức 250 Yen/kg.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) , giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 4/2021 điều chỉnh lên mức 13.625.
Kỳ hạn tháng 6/2021 ở mức 14.330 Nhân dân tệ/tấn; kỳ hạn tháng 8/2021 ở mức 14.325 Nhân dân tệ/tấn.
Theo thông tin từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công thương), giá cao su trên thị trường châu Á giảm do lo ngại về đợt phong tỏa chống dịch Covid-19 mới ở châu Âu và nhiều nước châu Á..
Song song đó, căng thẳng leo thang giữa các nước châu Âu và Trung Quốc có thể làm chậm tốc độ phục hồi nhu cầu cao su trên toàn cầu.
Tuy nhiên, các chương trình tiêm chủng vaccine của hãng AstraZeneca đang diễn ra rộng rãi ở châu Âu, hứa hẹn nhanh chóng đẩy lùi được đại dịch.
Cũng theo Cục Xuất Nhập khẩu, trong tháng 3/2021, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt có xu hướng giảm mạnh.
Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE) Nhật Bản, giá cao su có xu hướng tăng trong 12 ngày đầu tháng, sau đó giảm trở lại.
Tại Thái Lan, giá cao su có xu hướng tăng đến ngày 18/3, sau đó giảm trở lại. Ngày 29/3, giá cao su RSS3 chào bán ở mức 65,4 baht/kg (tương đương 2,1 USD/kg), giảm 7,7% so với cuối tháng 2/2021, nhưng tăng 57,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Cập nhật giá cao su trong nước
Mủ SVR 20 đạt 25.206,3 đồng/kg.
SVR L đạt 39.297,13 đồng/kg.
SVR GP đạt 25.677,86 đồng/kg.
Mủ SVR 10 đạt 25.318,58 đồng/kg.
Theo Bộ Công thương, cao su, sẵn và các sản phẩm từ sắn, thủy sản, rau quả là những mặt hàng tăng trưởng cao trong nhóm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu quý I/2021.
Tính chung 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này ước đạt 5,97 tỷ USD; tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2020; chiếm 7,73% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Những mặt hàng tăng trưởng cao trong nhóm này gồm có cao su tăng 89,7% về lượng và tăng 16,5% về kim ngạch; sắn và các sản phẩm từ sắn tăng 40,3% về lượng và tăng 53,2% về kim ngạch.
Lãnh đạo Cao su Đà Nẵng (DRC) ước tính, doanh thu thuần trong quý I/2021 có khả năng đạt 800 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận trước thuế dự kiến vượt kế hoạch đã đặt là khoảng 66 đồng, tăng 41% so với thực hiện 2020.
Bất chấp ảnh hưởng của Tết Nguyên đán, kim ngạch xuất khẩu của DRC tiếp tục tăng trở lại lên hơn 5 triệu USD trong tháng 2 do vấn đề thiếu container được hạ nhiệt. Trong tháng 3, các hoạt động xuất khẩu của công ty đang tiếp tục phục hồi.
Với doanh số xuất khẩu trên, doanh nghiệp ước tính doanh thu thuần tháng 1 khoảng 300 tỷ đồng và tháng 2 khoảng 200 tỷ đồng. Luỹ kế 2 tháng đầu năm, Cao su Đà Nẵng ước đạt 500 tỷ đồng doanh thu thuần, hoàn thành 60% kế hoạch quý.
Ngăn dịch bệnh, vượt rào phi thuế quan để tăng tốc xuất khẩu thủy sản Để đạt được mục tiêu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,0-4,0%/năm, cần nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có việc ngăn dịch bệnh, vượt rào phi thuế quan. Riêng tháng 3/2021 xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã tăng gần 9% về giá trị so với cùng kỳ 2020 - Ảnh minh họa...