Bứt phá lên khá giả nhờ sự tiếp sức của đồng vốn Quỹ Hỗ trợ
Nhiều hộ nông dân ở huyện miền núi Thạch Thành (Thanh Hóa) đã thoát nghèo, bứt phá lên khá giả nhờ sự tiếp sức của đồng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND).
Hộ ông Nguyễn Văn Thọ (ở thôn Ban Sinh, xã Thành Tâm) là một trong những hộ vượt khó, vươn lên làm giàu và trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh (ND SXKD) giỏi cấp tỉnh, được T.Ư Hội NDVN mời về Hà Nội dự hội nghị tổng kết phong trào ND SXKD giỏi toàn quốc lần thứ 5.
Mô hình trồng mía tím tại xã Thành Trực mang lại thu nhập cao cho nông dân. Ảnh: H.Đ
“Có rất nhiều hộ sau khi được vay vốn qua tổ chức Hội, biết sử dụng hiệu quả và có thu nhập từ 500 – 700 triệu đồng/năm. Quỹ HTND và các nguồn vốn khác đã giúp nhiều hộ ND ở Thạch Thành thoát nghèo, trở nên khá giả…”. Ông Nguyễn Hồng Vân
Ông Thọ cho biết trước năm 2010, nhà ông rất khó khăn. Ông trồng 1,5ha vải thiều, 1ha cây cảnh, 1ha mía… nhưng do đất xấu, thời tiết hạn hán kéo dài nên thu nhập kém. “Trước những khó khăn đó, tôi đã đi nhiều nơi, tham quan nhiều trang trại. Cuối cùng, tôi xác định theo mô hình VAC (vườn, ao, chuồng), gồm: Cây ăn quả như mít Thái xen dứa gai, sắn dây, củ nghệ; ao thả cá, nuôi dê, gà vườn, trâu sinh sản… Đến nay, gia đình tôi đã có thu nhập tạm gọi là khá giả” – ông Thọ cho hay.
Ông Thọ đã đề nghị Hội ND cho vay 30 triệu đồng, cùng với vốn của gia đình, ông đầu tư mua cây mít Thái để trồng. Đến nay, ông có 2ha trồng mít Thái, 1ha dứa gai, 1ha nghệ vàng và sắn dây. Tổng thu nhập mỗi năm của gia đình ông Thọ đạt 1,5 tỷ đồng, trừ chi phí còn thu về gần 850 triệu đồng. Ông cũng tạo công việc thường xuyên cho 5-10 lao động địa phương, giúp nhiều hộ thoát nghèo.
Giúp hàng nghìn hộ vươn lên khá giả
Video đang HOT
Đại diện Hội ND huyện Thạch Thành cho biết, giai đoạn 2014 – 2017, bình quân hàng năm, số lượng hội viên ND đăng ký đạt danh hiệu ND SXKD giỏi các cấp đều tăng mạnh. Tính đến năm 2017, đã có 9.000 hộ ND đăng ký đạt hộ SXKD giỏi các cấp. Hiện nay đã có 7.416 hộ đạt danh hiệu ND SXKD giỏi các cấp. Nhiều xã có số hộ đăng ký và đạt danh hiệu ND SXKD cao, như xã Thạch Sơn, Thạch Bình, Thành Tâm, Thành Vân, Thành Kim…
Hội ND huyện đã xây dựng, phát triển và quản lý hiệu quả nguồn vốn Quỹ HTND. Tổng nguồn vốn trên địa bàn huyện đạt 2,8 tỷ đồng. Toàn huyện có 68 hộ ND vay vốn Quỹ HTND để phát triển các mô hình sản xuất, chăn nuôi và kinh doanh hiệu quả theo hướng liên kết. Điển hình là mô hình chăn nuôi lợn tại xã Thạch Sơn, nuôi gà an toàn sinh học tại xã Thành Hưng, nuôi dê sinh sản tại xã Thành Tân, trồng mía tím hàng hóa tại xã Thành Trực, trồng dứa cao sản tại thị trấn Vân Du, chăn nuôi bò sinh sản tại xã Thành An…
Ông Nguyễn Hồng Vân – Chủ tịch Hội ND Thạch Thành cho biết, 5 năm qua, ngoài vốn Quỹ HTND của T.Ư và tỉnh ủy thác, Hội ND huyện chú trọng vận động xây dựng Quỹ HTND cấp huyện. Đến nay, dư nợ của Quỹ Hội ND huyện Thạch Thành đạt 460,8 triệu đồng, đã hỗ trợ cho 25 hộ hội viên ND vay phát triển sản xuất.
Bên cạnh đó, Hội ND huyện còn nhận ủy thác vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH giúp ND vay vốn phát triển sản xuất. Đến nay, thông qua Hội ND, toàn huyện đã có 146 tổ tiết kiệm vay vốn, với 4.713 thành viên. Tổng dư nợ nguồn vốn ủy thác với Ngân hàng CSXH là 121,2 tỷ đồng. Hội ký hợp đồng tín chấp với Ngân hàng NNPTNT huyện vay vốn cho ND với tổng dư nợ là 434 tỷ đồng cho 7.871 thành viên/204 tổ vay vốn.
Theo Danviet
Hỗ trợ muối I ốt cho người nghèo: Ăn 3 năm không hết!
Nhiều chính sách hỗ trợ hộ nghèo vùng khó khăn đã và đang được tỉnh Nghệ An triển khai. Tuy nhiên, trên thực tế, những chính sách này đã bộc lộ những bất cập cần được điều chỉnh, trong đó có chính sách hỗ trợ muối I ốt.
Mỗi khẩu thuộc hộ nghèo vùng khó khăn tỉnh Nghệ An được hỗ trợ mỗi năm 5kg muối i ốt và muối bột canh (ảnh minh họa)
Thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2017, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định 2709/QĐ-UBND ngày 22/6/2017. Có 250.748 khẩu thuộc các xã khu vực II, bãi ngang, ven biển, xã khu vực III thuộc được thụ hưởng chính sách này. Trong đó 58.817 khẩu được hỗ trợ 80 nghìn đồng/khẩu/năm và 191.931 khẩu được hỗ trợ 100 nghìn đồng/khẩu/năm.
Tổng số tiền thực hiện chính sách này là hơn 23,8 tỷ đồng, trong đó hơn 12,7 tỷ đồng mua muối I ốt và muối bột canh. Theo quy định, người dân thuộc đối tượng trên ở 10 huyện miền núi của tỉnh Nghệ An sẽ được hỗ trợ 2kg muối I ốt và 3 kg bột canh cho mỗi khẩu. Riêng huyện Quỳ Hợp có 21.999 khẩu được hỗ trợ, trong đó kinh phí mua muối I ốt và muối bột canh là hơn 1,1 tỷ đồng.
Phát biểu tại cuộc thảo luận tổ kì họp thứ 5 HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVII, ông Lang Văn Vân - đại biểu huyện Quỳ Hợp nói: "Chúng tôi đi tiếp xúc cử tri, người dân kêu nhiều lắm. Mỗi khẩu được hỗ trợ 5 cân muối, bột canh, nhà 7 khẩu được 35kg muối, ăn 3 năm cũng không hết! Chúng ta nên nghiên cứu điều chỉnh, người dân cần cái gì thì mình hỗ trợ cái đó chứ hỗ trợ đến cả nửa tạ muối mỗi năm người dân cũng không dùng hết. Có nhà phải bán muối để mua thứ khác cần thiết hơn".
Ông Nguyễn Đình Tùng: Khi nhận được nhiều ưu đãi từ nhà nước, người dân nảy sinh tư tưởng trông chờ, ỉ lại mà không chịu thoát nghèo
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Đình Hùng - Bí thư huyện ủy Con Cuông chính sách hỗ trợ gạo cho các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số tham gia khoanh nuôi bảo vệ rừng cũng bộc lộ những bất cập cần phải được điều chỉnh.
"Hộ nghèo nhưng người dân mất khả năng lao động thì làm sao khoanh nuôi bảo vệ rừng được. Trong khi đó hộ cận nghèo, cần số gạo này để tham gia bảo vệ, trồng rừng thì không đến nơi", ông Hùng cho hay.
Đại biểu huyện Con Cuông đề nghị tỉnh Nghệ An có ý kiến với Trung ương trong việc mở rộng đối tượng được hỗ trợ gạo bảo vệ rừng bao gồm cả hộ cận nghèo. Đối với hộ nghèo là người dân tộc thiểu số mặc dù xét về đối tượng là đúng nhưng nếu không có khả năng lao động cũng cần phải xem xét có nên hỗ trợ hay không?
"Khi hỗ trợ trúng, đúng đối tượng thì công tác bảo vệ rừng mới phát huy được hiệu quả", ông Nguyễn Đình Hùng nói.
Các đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An cho rằng cần có chính sách phù hợp hơn trong việc hỗ trợ các hộ nghèo phát triển kinh tế
Ông Nguyễn Đình Tùng - đại biểu huyện Quỳ Hợp thì lại cho rằng, chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hộ nghèo hiện nay chưa thực sự phát huy hiệu quả, chưa phải là biện pháp kích thích người dân thực sự phấn đấu thoát nghèo.
"Chính sách của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ hộ nghèo là đúng nhưng trên thực tế, khi được nhận nhiều ưu đãi từ nhà nước, người dân nảy sinh tư tưởng trông chờ, ỉ lại. Người dân không muốn ra khỏi hộ nghèo hoặc nhường nhau để được hưởng chính sách ưu đãi bởi được hưởng mãi mãi thì người dân tội gì ra khỏi hộ nghèo", ông Tùng cho hay.
Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp cho rằng cần thay đổi cách thức hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế. "Ví dụ như hỗ trợ 1 con bò, con gà chẳng hạn. Trong 1 thời gian nhất định, khi có kết quả thì phải cho ra khỏi hộ nghèo, cho họ thoát nghèo luôn, không đầu tư nữa và chuyển sang hỗ trợ hộ nghèo khác theo hình thức cuốn chiếu. Như vậy may ra có thể giảm được hộ nghèo".
Hoàng Lam
Theo Dantri
Dân Cảnh Hưng khấm khá từ nghề... may vá Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), hàng chục hộ dân ở xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du (Bắc Ninh) đã có vốn đầu tư mở rộng xưởng sản xuất, phát huy hiệu quả nghề may vá đã được học. Dạy nghề gắn với cho vay vốn Bà Nguyễn Thị Thậm - Chủ tịch Hội ND xã Cảnh Hưng cho biết:...