Burkina Faso: Tham mưu trưởng quân đội lên thay Tổng thống
Ngày 31/10, Tham mưu trưởng quân đội Burkina Faso, ông Navere Honore Traore, đã chính thức tuyên bố nắm quyền kiểm soát đất nước sau khi Tổng thống Blaise Compaore tuyên bố từ chức.
Tham mưu trưởng quân đội Navere Honore Traore, người tuyên bố lên thay Tổng thống Compaore.
“Kể từ hôm nay (31/10), tôi sẽ đảm đương trách nhiệm người đứng đầu nhà nước”, Tướng Traore nêu rõ.
Động thái trên diễn ra ngay sau khi Tổng thống Compaore đọc tuyên bố từ chức trên truyền hình mà trong đó ông khẳng định quốc gia Tây Phi này đang rơi vào một “khoảng trống quyền lực” nguy hiểm và cần phải tổ chức bầu cử sớm.
“Tôi tuyên bố từ bỏ quyền lực với mong muốn sẽ tạo điều kiện cho một cuộc bầu cử tự do và minh bạch trong vòng 90 ngày”, vị Tổng thống bị quân đội phế truất nói.
Tổng thống Pháp Francois Hollande đã hoan nghênh quyết định từ chức của ông Compaore, đồng thời kêu gọi kiềm chế và bình tĩnh trong bối cảnh bạo lực bùng phát tại quốc gia là thuộc địa trước đây của Pháp này.
Chủ tịch Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) John Dramani Mahama hối thúc các phe phái chính trị ở Burkina Faso đối thoại nhằm đi đến một giải pháp chính trị.
Video đang HOT
“ECOWAS đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến tại Burkina Faso. Các bên cần phải thực thi nguyên tắc dân chủ và pháp quyền như đã được đề ra trong thỏa thuận của ECOWAS”, ông Mahama nói.
Liên minh châu Âu (EU) cho rằng chỉ có người dân Burkina Faso mới có quyền quyết định tương lai của họ và mọi giải pháp phải dựa trên sự đồng thuận và tôn trọng hiến pháp.
Burkina Faso bất ngờ rơi vào chính biến sau khi bùng phát bạo loạn từ làn sóng biểu tình phản đối việc kéo dài thời gian cầm quyền của Tổng thống Compaore. Trong cơn giận dữ, những người biểu tình đã phóng hỏa tòa nhà Quốc hội. Một nguồn tin của phe đối lập cho biết khoảng 30 người đã thiệt mạng và 100 người bị thương trong cuộc biểu tình kéo dài một ngày qua.
Trước tình trạng trên, quân đội nước này đã áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm (từ 7h00 tối hôm trước đến 6h00 sáng hôm sau) và tuyên bố tiếm quyền. Quân đội cũng đã lập ra một bộ máy lãnh đạo lâm thời điều hành đất nước cho đến khi tổ chức bầu cử và thành lập chính phủ mới.
Ông Compaore năm nay 63 tuổi, từng là sĩ quan quân đội và lên nắm quyền sau khi tiến hành cuộc đảo chính quân sự năm 1987. Ông đã làm 4 nhiệm kỳ tổng thống liên tiếp, trong đó có 2 nhiệm kỳ 7 năm (1991-2004) và 2 nhiệm kỳ 5 năm (2004-2014). Thời gian qua, ông tìm cách ép Quốc hội sửa đổi Hiến phép theo hướng cho phép tái cử thêm một nhiệm kỳ nữa, động thái đã dẫn tới cuộc chính biến khiến ông phải từ chức.
Vũ Anh
Theo AFP
Iran và cuộc tập trận chung hải quân "lịch sử" với Trung Quốc
Ngày 21-9, tờ Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, tàu chiến Hải quân Iran và Trung Quốc chuẩn bị tổ chức diễn tập quân sự chung tại vịnh Ba Tư.
Theo phương tiện truyền thông Iran, biên đội tàu của Hải quân Trung Quốc đã cập cảng Bandar Abbas ở phía nam Iran vào ngày 20-9, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị và tập trận chung hải quân, kéo dài 5 ngày tại Iran.
Trong buổi trả lời phỏng vấn với hãng tin Farsnews ngày 20-9, đô đốc Hải quân Iran Amir Hossein Azad tuyên bố: "Chúng tôi sẽ thảo luận và nghiên cứu hoạt động cứu hộ trên biển, khả năng đối phó với các sự cố bất ngờ hoặc rủi ro, qua đó kiểm nghiệm tình hình chuẩn bị kĩ thuật của mình".
Đô đốc Iran cho biết, đây là lần đầu tiên các chiến hạm của hải quân Trung Quốc đi vào vùng biển vịnh Ba Tư và chỉ ra rằng, hai bên đã sẵn sàng để "bảo vệ hòa bình, ổn định và bình yên, đồng thời sẽ tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác song phương".
Tàu hộ vệ tên lửa lớp "Alvand" của hải quân Iran
Theo tin cho biết, sáng ngày 20-9, 2 chiến hạm thuộc biên đội tàu hộ hàng số 17 Trung Quốc, gồm tàu khu trục tên lửa Type 052C số hiệu 150 "Trường Xuân" và tàu hộ vệ tên lửa "Thường Châu", do tàu hộ vệ tên lửa "Alvand" của hải quân Iran dẫn đầu, bình ổn tiến vào cảng Bandar Abbas trên vịnh Ba Tư.
Tham mưu trưởng vùng phòng vệ biển số 1 của Iran đã dẫn theo một số sĩ quan hải quân nước này đến xếp hàng đón tiếp tại bến cảng. Các nhân viên của Đại sứ quán Trung Quốc tại Tehran cùng một số đại diện Hoa kiều tại Iran cũng đến tham dự lễ đón tiếp.
Phát biểu tại lễ đón tiếp, Chỉ huy biên đội Hoàng Tân Kiện - Phó tham mưu trưởng hạm đội Đông Hải nói: "Biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc đến vì hòa bình hữu nghị, đến để làm cho sự hiểu biết lẫn nhau càng thêm sâu sắc, đến để tăng cường giao lưu giữa Hải quân hai nước".
Ông Hoàng cũng bày tỏ sự tin tưởng là chuyến đi này sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu hảo giữa hải quân hai nước ngày càng phát triển.
Tàu khu trục tên lửa Type 052C số hiệu 150 "Trường Xuân"
Được biết, từ trước đến nay, cac tư lênh quân đôi Iran đã nhiều lần kêu gọi các quôc gia Trung Đông khác, tổ chức các cuộc tập trận chung nhăm đam bao an ninh cho toàn bộ khu vực nay.
Tuy nhiên, bât châp lơi kêu goi cua Iran, nhiều quốc gia vùng Vịnh vẫn canh giac vê sức mạnh quân sự của nước này. Ngoài Trung Quốc ra, mới chỉ có Nga, Oman và Syria đã từng tổ chức tập trận chung hải quân với Iran. Vì vậy, mỗi cuộc tập trận quốc tế đối với Tehran là một cơ hội cọ xát quý báu.
Tháng 11-2013, Hội đồng hợp tác vùng Vịnh đa nhât tri thành lập một lực lượng cảnh sát khu vực, gôm 6 quôc gia thành viên Ảrập, trong đo, nhiều nươc đã bày tỏ sự quan ngại về ảnh hưởng của Iran trong khu vực.
Theo ANTD
Lãnh đạo Triều Tiên có thể sắp công du Trung Quốc Đại sứ Trung Quốc tại Hàn Quốc ngày 16/9 cho hay, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể tới Trung Quốc trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi lên nắm quyền. Ông Kim Jong-un lên nắm quyền sau khi cha ông qua đời năm 2011. Thông tin được hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc đăng tải....