Buồng trứng đa nang ảnh hưởng tới khả năng sinh sản như thế nào?
Đối với nhiều phụ nữ, nỗi sợ không thể mang thai là điều đầu tiên họ nghĩ đến khi phát hiện mình mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) ảnh hưởng đến khoảng 8-13% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Có tới 70% phụ nữ bị ảnh hưởng trên toàn thế giới vẫn chưa được chẩn đoán. PCOS là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng không rụng trứng và là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh.
1. Hội chứng buồng trứng đa nang là gì?
Theo ThS.BSCKII. Nguyễn Công Định, Giám đốc cơ sở 2, BV Phụ sản Hà Nội cho biết: Buồng trứng đa nang hay hội chứng buồng trứng đa nang là tình trạng rối loạn nội tiết tố thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nữ giới bị buồng trứng đa nang, buồng trứng có thể phát triển nhiều nang và không thể giải phóng trứng thường xuyên.
Hội chứng buồng trứng đa nang là nguyên nhân phổ biến gây vô sinh.
Hiện nay, các chuyên gia không khẳng định chắc chắn nguyên nhân gây hội chứng buồng trứng đa nang là gì. Sự mất cân bằng của các hormone sinh sản, cùng với tình trạng kháng insulin về cơ bản là khi cơ thể tạo ra insulin nhưng không thể sử dụng nó một cách hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến viêm, làm tăng nồng độ nội tiết tố androgen, hormone như testosterone và dehydroepiandrosterone (DHEA) trong cơ thể.
Sự mất cân bằng này cũng có thể góp phần làm cho chu kỳ kinh nguyệt không đều và không rụng trứng. Vì cơ thể phụ nữ cần rụng trứng để sản xuất progesterone. Progesterone là một hormone quan trọng đóng vai trò trong việc duy trì thai kỳ và điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt.
2. Hội chứng buồng trứng đa nang ảnh hưởng tới khả năng sinh sản phụ nữ
ThS. BS. Lê Võ Minh Hương, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, hội chứng buồng trứng đa nang ảnh hưởng đến khoảng 5-18% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng, có thể là do kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường sống. Sinh lý bệnh khá phức tạp, đến nay vẫn chưa được hiểu rõ. Hội chứng này gây nên nhiều vấn đề sức khỏe lâu dài cho người phụ nữ, đáng lưu ý là vô sinh và tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường.
Hội chứng buồng trứng đa nang là một rối loạn nội tiết tố phổ biến ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Đây là một dạng mất cân bằng nội tiết tố có thể làm cho khả năng sinh sản và thụ thai trở nên phức tạp hơn bằng cách thay đổi cơ chế nội tiết tố trong cơ thể sản xuất trứng và chuẩn bị tử cung cho thai kỳ. Nhiều phụ nữ mắc buồng trứng đa nang cũng thường phải đối mặt với tình trạng kháng insulin, còn được gọi là suy giảm khả năng dung nạp đường.
Phụ nữ mắc buồng trứng đa nang không rụng trứng thường xuyên hoặc không rụng trứng. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi vẫn đang có kinh nguyệt bình thường. Phụ nữ mắc buồng trứng đa nang thường phải chịu đựng những chu kỳ kinh nguyệt không đều thay vì chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hàng tháng vốn cung cấp cho họ những khoảng thời gian dễ dự đoán hơn về khả năng sinh sản.
Phụ nữ mắc buồng trứng đa nang có thể phải trải qua những giai đoạn khó khăn, chảy máu nhiều trong nhiều ngày nếu niêm mạc tử cung quá dày. Hội chứng buồng trứng đa nang ảnh hưởng đến khả năng sinh sản theo một số cách:
Rối loạn rụng trứng: Phụ nữ mắc buồng trứng đa nang thường không rụng trứng đều đặn hoặc không rụng trứng. Điều này có thể dẫn đến khó khăn trong việc thụ thai.
Chất lượng trứng: buồng trứng đa nang có thể ảnh hưởng đến chất lượng trứng, khiến trứng khó thụ tinh hoặc phát triển thành thai nhi khỏe mạnh.
Kháng insulin: Nhiều phụ nữ mắc buồng trứng đa nang có tình trạng kháng insulin, có nghĩa là cơ thể họ không phản ứng hiệu quả với insulin. Insulin là một hormone giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Kháng insulin có thể dẫn đến tăng cân và tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2.
Mức độ androgen cao: Mức độ androgen cao có thể ảnh hưởng đến lớp lót tử cung, khiến việc cấy ghép phôi khó khăn hơn.
3. Cách cải thiện khả năng sinh sản với phụ nữ mắc buồng trứng đa nang
Video đang HOT
Hội chứng buồng trứng đa nang là nguyên nhân phổ biến gây vô sinh. Rối loạn nội tiết phổ biến này ảnh hưởng đến 1/10 phụ nữ và là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh, nhưng các bác sĩ cho biết phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang vẫn có thể mang thai.
Bệnh buồng trứng đa nang không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, nó có thể gây ra một số vấn đề trong quá trình rụng trứng và thường được giải quyết bằng nhiều cách. Một số phụ nữ có thể cần phải làm việc với bác sĩ để điều trị, nhưng nhiều người khác nhận thấy rằng họ cân bằng nội tiết tố một cách tự nhiên và tăng cường những thay đổi để thụ thai.
Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang cần được thăm khám, chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa để tăng cơ hội thụ thai.
Mặc dù sự thật là buồng trứng đa nang là một trong những nguyên nhân chính gây vô sinh ở phụ nữ nhưng có nhiều cách để tăng cơ hội mang thai. Điều trị buồng trứng đa nang có thể giúp cải thiện khả năng sinh sản bằng cách điều chỉnh hormone, thúc đẩy rụng trứng và cải thiện chất lượng trứng. Đối với nhiều phụ nữ mắc buồng trứng đa nang, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống là cách rất hữu ích để hỗ trợ chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và tăng cơ hội mang thai tự nhiên.
ThS. BSCKII. Nguyễn Công Định lưu ý, người mắc buồng trứng đa nang cần có chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp. Bên cạnh việc duy trì tập luyện thể dục thể thao cần có chế độ ăn uống khoa học. Người bệnh nên ăn những đồ ăn ít qua chế biến, thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, bổ sung thêm chất xơ vào thực đơn cũng như một số thực phẩm chất béo tốt và thực phẩm có tác dụng kháng viêm.
Thay đổi chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục có thể giúp phụ nữ vừa kiểm soát chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang vừa giúp thụ thai. Các chuyên gia sinh sản cho biết, mô mỡ tự tạo ra estrogen nên việc giảm một lượng nhỏ trọng lượng có thể điều chỉnh tỷ lệ estrogen và progesterone, tạo điều kiện cho quá trình rụng trứng. Nên hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng của mình và bác sĩ sẽ đưa ra những lựa chọn phù hợp để chuẩn bị cho kế hoạch thụ thai.
Những người mang hội chứng siêu nữ
Thay vì có 2 nhiễm sắc thể X, người mắc hội chứng siêu nữ có đến 3 nhiễm sắc thể X trong mỗi tế bào.
Người mắc hội chứng 3X có nhiễm sắc thể X thứ 3 do lỗi ngẫu nhiên trong quá trình phân chia tế bào. Ảnh: Freepik.
Mới đây, một bé gái con của sản phụ ở Hà Nội được phát hiện mắc hội chứng siêu nữ (còn gọi là hội chứng 3X) từ trong bụng mẹ. Em bé chào đời ngày 6/5 bằng phương pháp sinh thường, nặng hơn 3,6 kg, được đánh giá các chỉ số bình thường, khỏe mạnh.
Trước đó, qua xét nghiệm NIPT, em bé đã được phát hiện có bất thường nhiễm sắc thể ở tuần thứ 16. Sau khi nghe tư vấn, bố mẹ em bé quyết tâm sinh con.
Cuộc sống đặc biệt
Hội chứng 3X hay hội chứng siêu nữ là một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến phụ nữ. Nữ giới bình thường có hai nhiễm sắc thể giới tính X, trong khi trẻ mắc hội chứng 3X có 3 nhiễm sắc thể X. Điều này xảy ra do một sai sót trong quá trình phân chia tế bào trong quá trình thụ thai.
Trên thế giới, những người mang hội chứng này có cuộc sống đặc biệt, từ lúc sinh ra đến cuộc sống khi trưởng thành.
Allison Jones, một nhà hoạt động ở Mỹ, được sinh ra với hội chứng 3X. Khi còn nhỏ, Allison Jones không gặp bất kỳ khó khăn nào trong học tập và phát triển. Tuy nhiên, đến năm 10 tuổi, cô bắt đầu gặp các vấn đề về học tập, bao gồm khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin, tập trung chú ý và xử lý thông tin.
Cô cũng gặp các vấn đề về giao tiếp, bao gồm nói lắp và khó khăn trong việc diễn đạt suy nghĩ của mình. Sau nhiều đợt kiểm tra, mãi đến năm 12 tuổi, cô được được chẩn đoán mắc hội chứng siêu nữ.
Nhờ sự giúp đỡ, động viên từ phía gia đình, nhà trường, cô đã vượt qua những thử thách này và có một cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc với bộ gene nhiễm sắc thể đặc biệt của mình.
Một trường hợp tương tự cũng xảy ra với Caitlyn, cô bé được chẩn đoán mắc hội chứng Trisomy X lúc 5 tuổi. Ban đầu, cô tin rằng nó sẽ mang lại cho mình siêu năng lực, nhưng thay vào đó, cô phải đối mặt với những khó khăn trong học tập và đấu tranh để hòa nhập do chiều cao vượt trội và khó khăn về việc phát âm.
Bức ảnh Caitlyn cùng mẹ. Ảnh: Parenting Special Needs.
Cô bị bắt nạt suốt thời tiểu học và trung học. Gia đình đã chuyển cô bé sang một chương trình giáo dục đặc biệt, ủng hộ tinh thần và động viên cô nhiều hơn.
Theo tạp chí Parenting Special Needs, Caitlyn đang học lớp 11, là thành viên đội tuyển bóng chuyền của trường, tham gia các lớp học nâng cao, học lái xe và tiếp tục theo đuổi ước mơ của bản thân.
Lỗi trong quá trình phân chia tế bào
Theo Mayo Clinic, hội chứng siêu nữ, còn được gọi là hội chứng XXX hoặc trisomy X, là một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến phụ nữ, trong đó mỗi tế bào có ba nhiễm sắc thể X thay vì bình thường là hai (47, XXX thay vì 46, XX). Hội chứng này xảy ra ở khoảng 1/1.000 trẻ em gái sơ sinh.
Thông thường, con người có 46 nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào, được tổ chức thành 23 cặp, trong đó có hai nhiễm sắc thể giới tính. Một bộ nhiễm sắc thể là của mẹ và bộ còn lại là của cha.
Phụ nữ mắc hội chứng 3X có nhiễm sắc thể X thứ 3 do lỗi ngẫu nhiên trong quá trình phân chia tế bào. Lỗi này có thể dẫn đến việc một quả trứng hoặc tinh trùng có thêm một nhiễm sắc thể X. Có ba loại lỗi chính có thể gây ra hội chứng này:
Không phân ly: tế bào trứng của mẹ hoặc tế bào tinh trùng của cha phân chia không chính xác, dẫn đến thừa một nhiễm sắc thể X ở trẻ.
Do đó, tất cả tế bào trong cơ thể trẻ sẽ có thêm nhiễm sắc thể X.
Khảm: Một số trường hợp, nhiễm sắc thể thừa là kết quả của sự phân chia tế bào không chính xác do một sự kiện ngẫu nhiên xảy ra sớm trong quá trình phát triển của phôi. Trong trường hợp này, đứa trẻ có dạng khảm của hội chứng 3X và chỉ một số tế bào có thêm nhiễm sắc thể X, trẻ có thể có ít các triệu chứng hơn.
Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng 3X rất khác nhau. Nhiều người không có triệu chứng, bị ảnh hưởng nhẹ nhưng một số người có triệu chứng rõ rệt.
Hầu hết phụ nữ mắc hội chứng 3X đều phát triển giới tính bình thường và có khả năng mang thai. Một số bé gái và phụ nữ có trí thông minh ở mức bình thường, nhưng có thể thấp hơn so với anh chị em ruột. Một số khác đôi khi có thể gặp vấn đề về hành vi.
Một số triệu chứng được trang Very Well Health liệt kê như:
Dáng người cao và chân tay dài
Bàn chân phẳng
Cong ngón út
Da mí mắt trên che góc trong của mắt
Giữa hai mắt có khoảng cách rộng
Nhiều người mắc hội chứng 3X gặp phải một loạt các triệu chứng về phát triển, thể chất và tâm lý, bao gồm:
Chậm nói
Khiếm khuyết học tập (khó đọc, hiểu hoặc làm các phép toán)
Các vấn đề về hành vi, như rối loạn tăng động/giảm chú ý (ADHD) hoặc các triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ
Các vấn đề tâm lý, chẳng hạn lo lắng và trầm cảm
Chậm phát triển xã hội, kỹ năng vận động
Buồng trứng không hoạt động bình thường khi còn trẻ (suy buồng trứng sớm)
Hội chứng siêu nữ thường được chẩn đoán trước khi sinh bằng xét nghiệm sàng lọc trước sinh hoặc sau khi sinh bằng xét nghiệm máu.
Khi mang thai, mẫu máu của người mẹ có thể được xét nghiệm để kiểm tra DNA của em bé. Nếu xét nghiệm cho thấy nguy cơ mắc hội chứng 3X tăng lên, có thể lấy mẫu chất lỏng hoặc mô từ bên trong tử cung tiến hành xét nghiệm để biết chính xác liệu có thêm nhiễm sắc thể X thứ ba hay không.
Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm Mang thai không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với nhiều cặp vợ chồng không có khả năng mang thai tự nhiên, việc thụ thai cần thêm một số công sức và sự can thiệp của y tế là thụ tinh nhân tạo trong tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Thụ tinh nhân tạo trong tử cung (IUI)...