“Buồng hạnh phúc”: Một Dự thảo nhân văn!
Phạm nhân nữ được gặp chồng tại phòng riêng phải sử dụng biện pháp tránh thai và có giấy cam kết không mang thai để bảo đảm thời gian chấp hành án phạt tù.
Vừa qua, Bộ Công an công bố dự thảo thông tư (nếu được thông qua sẽ thay thế thông tư 46/2011) quy định việc phạm nhân gặp thân nhân, gửi thư, nhận tiền, đồ vật và liên lạc điện thoại với thân nhân.
Trong đó, khoản 3 điều 5 dự thảo việc phạm nhân nữ được gặp chồng tại phòng riêng nhưng phải cam kết không được có thai đã nảy sinh một số ý kiến khác nhau.
Tôn trọng tính đa chiều của truyền thông, BBT giới thiệu bài viết của tác giả Ngô Nguyệt Hữu. Mời quí vị độc giả cùng đọc và thảo luận thêm.
Theo đó, để được thăm gặp, thân nhân phải có giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy xác nhận của UBND hoặc công an cấp xã xác nhận về tình trạng hôn nhân thực tế với phạm nhân. Thân nhân phải viết giấy cam kết thực hiện nghiêm chỉnh nội quy nhà thăm gặp.
Đó là một phần nội dung trong Dự thảo Thông tư mới của Bộ Công an. Một điểm mà theo tôi thì vô cùng nhân văn, cần thiết trong công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân.
Khoảng tám năm trước khi tôi đi công tác tại một số trại giam lớn trực thuộc Bộ Công an đã thấy có phòng hạnh phúc. Tuy nhiên, phòng hạnh phúc chỉ dành cho phạm nhân là nam giới. Một điều đáng tiếc là những cán bộ giám thị tại những trại giam có phòng hạnh phúc đều rất ngại tâm sự về điều này.
“Buồng hạnh phúc”: Một Dự thảo nhân văn!
Một lần trao đổi cùng cán bộ giám thị, tôi chứng kiến một phạm nhân vui mừng đến độ quên cả hướng vào phòng hạnh phúc khi được cho phép gặp vợ. Khoảng không riêng của những phạm nhân thường là điều không tưởng trong bất cứ tình huống nào. Nó như một phép màu có thật trong cuộc đời này.
Video đang HOT
Bây giờ, H.T trở lại với đời rồi nên câu chuyện có lẽ chỉ nên kể vắn tắt. H.T là con trai duy nhất trong gia đình trí thức xứ trà, vạn sự tốt đẹp đều nằm trong tầm tay khi anh còn trẻ, công danh lẫn sự nghiệp. Vậy mà, biến cố đã xảy ra.
Án dài dằng dặc, H.T vào tù cũng là lúc niềm hy vọng của cha mẹ tắt ngấm. May mà chuyện tình hoang đường như chiêm bao lại hiện hữu. Nhờ phòng hạnh phúc của trại giam, H.T có một người vợ, có đủ con trai lẫn gái. Dường như, bọn trẻ chính là động lực lớn nhất giúp H.T vượt qua những tháng ngày bị cách biệt với xã hội bên ngoài.
Khi đọc Dự thảo mới của Bộ Công an, tôi thật sự xúc động. Bởi tôi hiểu sự cô đơn cùng cực của những phạm nhân trong trại giam là như thế nào. Nhất là đối với phạm nhân nữ.
Gặp gỡ chồng cùng con một ngày, điều đó không chỉ đơn thuần là một cuộc thăm gặp, đó như là một điều ước được hình thành từ nỗ lực cải tạo của bản thân họ. Đó chính là tình người dành cho nhau trong bất cứ tình huống nào, hoàn cảnh nào, cá nhân nào. Ngoài ý nghĩa xem đó là một phần thưởng dành cho phạm nhân cải tạo lao động tốt.
Dự thảo ấy như thắp lên một hy vọng trong tư duy của phạm nhân, đó chính là ngọn lửa đượm lòng trong những chuỗi ngày làm lại cuộc đời mà họ đang trải qua. Dĩ nhiên, khốn khó ấy là cái giá mà họ phải trả cho lầm lỗi của bản thân.
Tuy nhiên, điều e ngại duy nhất của Dự thảo chính là vấn đề phạm nhân nữ có thể mang thai khi gặp chồng trong hoàn cảnh riêng tư. Tuy vậy tôi tin rằng những cán bộ giám sát phòng hạnh phúc sẽ có biện pháp để ngăn chặn tối đa nỗi lo này. Mặc dù, đòi hỏi một sự tuyệt đối là rất khó.
Nhưng dẫu sao, không nên vì một trở ngại mà lại bàn lùi một Thông tư đầy nhân văn, tiến bộ và văn minh như vậy.
(Theo Vietnamnet)
Phạm nhân nữ được gặp chồng nhưng... phải tránh thai
Dự thảo thông tư của Bộ Công an cho phép nữ phạm nhân được gặp chồng trong phòng riêng 24 giờ nhưng phải sử dụng biện pháp tránh thai và cam kết không mang thai.
Phạm nhân nữ khi gặp chồng tại phòng riêng phải làm giấy cam kết không mang thai. Ảnh: Tuyến Phan
Mới đây, Bộ Công an đã công bố dự thảo thông tư quy định về việc phạm nhân gặp thân nhân; nhận, gửi thư; nhận tiền, đồ vật và liên lạc điện thoại với thân nhân... để lấy ý kiến nhân dân và các cơ quan ban ngành. Nếu được thông qua, dự thảo thông tư này sẽ thay thế Thông tư 46/2011 của Bộ Công an.
Đáng chú ý là tại phần quy định về thủ tục thăm gặp, dự thảo có nêu rõ trường hợp phạm nhân được gặp vợ hoặc chồng tại phòng riêng.
Gặp 24 giờ với cam kết không mang thai
Theo dự thảo, phạm nhân chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế trại giam hoặc lập công thì được gặp vợ hoặc chồng ở phòng riêng không quá 24 giờ. Để được thăm gặp, thân nhân là vợ hoặc chồng phải có giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy xác nhận của UBND hoặc công an cấp xã xác nhận về tình trạng hôn nhân thực tế với phạm nhân và phải viết giấy cam kết thực hiện nghiêm chỉnh nội quy nhà thăm gặp.
Phạm nhân nữ được gặp chồng tại phòng riêng phải sử dụng biện pháp tránh thai và có giấy cam kết không mang thai để bảo đảm thời gian chấp hành án phạt tù. Đây là điểm mới của dự thảo thông tư so với Thông tư 46/2011 của Bộ Công an.
Quy định cho phép phạm nhân gặp thân nhân là vợ hoặc chồng tại phòng riêng được nhiều ý kiến đánh giá là rất nhân văn, nhân đạo, nó tạo sự khích lệ cho các phạm nhân chấp hành tốt, lập công lao. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc quản lý, kiểm soát thời gian gặp riêng này ra sao, trong trường hợp đã có giấy cam kết không mang thai nhưng sau đó phạm nhân nữ vẫn mang thai thì xử lý như thế nào?
Tạo động lực để phạm nhân cải tạo tốt
Trao đổi về vấn đề này, Thiếu tướng Trần Thế Quân (ảnh), Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp - Bộ Công an, cho rằng quy định này của dự thảo thông tư là phù hợp và nhân văn. Việc cho phép phạm nhân gặp vợ hoặc chồng tại phòng riêng đã áp dụng từ lâu, kể từ Pháp lệnh Thi hành án phạt tù cho đến nay là Luật Thi hành án hình sự. Đây cũng là điểm khác biệt giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.
"Phòng gặp riêng còn gọi là buồng hạnh phúc hoặc nhà hạnh phúc. Tôi đi nước ngoài và có trao đổi với họ về việc cho phạm nhân gặp vợ hoặc chồng tại phòng riêng, họ tỏ ra khá ngạc nhiên về điều này và cho rằng đây là một điểm tiến bộ của Việt Nam" - Thiếu tướng Quân nói.
Thiếu tướng Quân đánh giá việc cho vợ chồng phạm nhân gặp nhau là rất tốt. Thứ nhất là có thể cải thiện tâm lý của phạm nhân; thứ hai là tạo điều kiện cho gia đình cùng tham gia, phối hợp với cơ sở giam giữ để giáo dục, cải tạo phạm nhân; thứ ba là sẽ tạo động lực để phạm nhân chấp hành, cải tạo tốt hơn.
Xử lý sao nếu nữ phạm nhân mang bầu?
Về băn khoăn đối với việc mang thai trong quá trình gặp riêng, Thiếu tướng Trần Thế Quân cho hay đối với phạm nhân nữ, khi gặp chồng tại phòng riêng thì phải thực hiện các biện pháp tránh thai và ký giấy cam kết không mang thai, sau đó mới cho phép gặp. Điều này xuất phát từ việc trước đây phạm nhân nam chiếm tỉ lệ lớn nhưng hiện nay số lượng tội phạm nữ đang tăng lên, do đó Bộ Công an đã có dự liệu và quy định để phù hợp với sự thay đổi này.
"Nếu phạm nhân nam gặp vợ mà mang thai thì sẽ không quá rắc rối nhưng ngược lại, nếu phạm nhân nữ gặp chồng mà mang thai thì sẽ phát sinh nhiều phức tạp trong quá trình chấp hành án" - Thiếu tướng Quân nói.
Theo tướng Quân, "việc ký cam kết chủ yếu dựa trên sự tình nguyện của chính phạm nhân. Nếu cam kết mà vẫn mang thai thì đương nhiên phạm nhân đó đã vi phạm nội quy, sẽ bị xử lý. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định cụ thể nào đối với trường hợp này. Dự thảo thông tư đang trong quá trình xin ý kiến để tính toán thêm, Bộ Công an vẫn đang xây dựng và hướng dẫn thêm để có cách giải quyết sao cho phù hợp nhất".
Thông tin thêm về vấn đề này, Thiếu tướng Quân cho biết nếu trường hợp phạm nhân nữ mang thai và bắt buộc phải sinh, khi đó sẽ có hai hướng xử lý: Hoặc là gửi con về cho người nhà chăm, hoặc là ở các trại giam có khu vực nuôi trẻ riêng thì sẽ cho trẻ gần mẹ để chăm sóc. Trong các quy định, đối với người nuôi con nhỏ cũng sẽ được hưởng các chế độ ưu tiên hơn, như diện tích nằm lớn hơn, chế độ dinh dưỡng cao hơn...
Chế độ thai sản đối với nữ phạm nhân - Phạm nhân nữ có thai nếu không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí nơi ở hợp lý, được khám thai định kỳ hoặc đột xuất, được chăm sóc y tế trong trường hợp cần thiết; được giảm thời gian lao động, được hưởng chế độ ăn, uống bảo đảm sức khỏe. - Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo BLLĐ. Trong thời gian nghỉ sinh con, phạm nhân được bảo đảm tiêu chuẩn, định lượng ăn theo chỉ dẫn của y bác sĩ, được cấp phát thực phẩm, đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Phạm nhân nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi được bố trí thời gian phù hợp để chăm sóc, nuôi dưỡng con. - Phạm nhân nữ có con từ 36 tháng tuổi trở lên phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng. Trường hợp con của phạm nhân không có thân nhân nhận nuôi dưỡng, thì trại giam, trại tạm giam... phải đề nghị Sở LĐ-TB&XH nơi phạm nhân chấp hành án chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Người chấp hành xong án phạt tù được nhận lại con đang được cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng. - Trại giam phải tổ chức nhà trẻ ngoài khu giam giữ để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là con của phạm nhân dưới 36 tháng tuổi và con của phạm nhân từ 36 tháng tuổi trở lên trong thời gian chờ làm thủ tục đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội. (Trích Điều 45 Luật Thi hành án hình sự năm 2010) Tử tù mua tinh trùng để... mang thai Giữa tháng 2-2016, trong thời gian bị giam tại trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh, nữ tử tù Nguyễn Thị Huệ (42 tuổi) bỗng nhiên có thai. Tử tù Huệ được cho là đã lén mua tinh trùng của một nam phạm nhân rồi... mang thai để thoát tội chết. Vụ việc đã gây chấn động dư luận không chỉ bởi sự hi hữu về cách thức mang thai mà còn vì lỗ hổng trong công tác quản lý phạm nhân.
Theo Tuyến Phan (Pháp luật TP.HCM)
Bồi thường nhà nước, không thể lạm dụng thương lượng Tại buổi góp ý dự thảo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng nên quy định về trách nhiệm chủ động bồi thường, xin lỗi người bị thiệt hại của cơ quan nhà nước liên quan... "Trước pháp luật, Nhà nước và người dân phải...