Buồng bệnh đặc biệt trong Bệnh viện Bạch Mai những ngày cách ly chống dịch Covid-19
Không có mẹ ở bên trong những ngày Bệnh viện Bạch Mai cách ly chống dịch Covid-19, các bệnh nhi sơ sinh luôn được nhận những tình cảm ấm áp từ các bác sĩ, điều dưỡng.
Chăm sóc các bé sinh non, có bệnh lý tại Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai – ẢNH BỆNH VIỆN BẠCH MAI CUNG CẤP
Theo TS – BS Nguyễn Thành Nam, Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, khoa này đang điều trị 22 cháu bé, trong đó có 10 bé sinh non, phải nằm lồng ấp.
“Bình thường chúng tôi có 73 cán bộ nhân viên nhưng hiện nay chỉ còn 25 người, do nhân lực giảm trong những ngày bệnh viện cách ly, nhưng tập thể khoa vẫn đảm bảo duy trì điều kiện cho điều trị, chăm sóc tốt nhất cho các cháu”, BS Nam chia sẻ.
Tại phòng bệnh đặc biệt dành cho các bé sơ sinh, hàng ngày ngoài việc chăm cho các bé từng thìa sữa, chiếc bỉm, các bác sĩ, điều dưỡng ở đây còn thay người thân ủ ấm, giúp các bé được ổn định thân nhiệt, với mong muốn các bé như đang được bên mẹ.
Trong số này, có 1 bé đặc biệt. Khi mới 27 tuần tuổi thai, mẹ bé bị tiền sản giật, phải mổ cấp cứu cả mẹ lẫn con. Tình trạng của cháu khi ra khỏi bụng mẹ khá nguy kịch, gần như không thở, tim đập rời rạc, toàn thân tím tái, chỉ nặng 900 g.
Các bác sĩ đã tiến hành hồi sức tim phổi sơ sinh cấp cứu ngay tại phòng mổ, sau đó bé được chuyển về phòng sơ sinh Khoa Nhi để tiếp tục hồi sức trong lồng ấp và cho thở máy, truyền dịch, theo dõi 24/24. Sau 25 ngày chăm sóc tích cực, bệnh nhi đã ổn định và được ra khỏi lồng ấp ngày 31.3.
Việt Nam có 239 bệnh nhân Covid-19 sau khi công bố 2 ca mới
Các cô điều dưỡng tại Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai áp dụng phương pháp da kề da, giúp các bé sinh non mau ổn định sức khỏe – ẢNH BỆNH VIỆN BẠCH MAI CUNG CẤP
Các điều dưỡng, bác sĩ còn thay mẹ cháu, chăm sóc bằng phương pháp Kangaroo (bế và áp sát các bé vào ngực trong nhiều giờ mỗi ngày). Phương pháp Kangaroo – da liền da này giúp các bé sinh non giảm nguy cơ hạ thân nhiệt, giảm cơn ngừng thở, ổn định nhịp thở, nhịp tim, tiêu hóa tốt hơn, ít có nguy cơ nhiễm trùng và phát triển tinh thần, thể chất, giúp bé ngủ ngon, giảm kích thích.
Các bác sĩ cho hay, điều trị chăm sóc các bé cần thật tỉ mỉ và tuân thủ nghiêm ngặt về liều lượng thuốc, chế độ ăn, chống nhiễm khuẩn.
Cùng với các bác sĩ điều trị, chăm sóc bé, các cô điều dưỡng cũng hết sức nhiệt tình, cẩn thận trong mọi việc, từ tắm cho bé, vệ sinh, thay bỉm… đều hết sức chu đáo. Chế độ ăn sữa cũng rất đặc biệt, phải tính chi tiết đến từng mi li lít để phù hợp với sức khỏe, đảm bảo các bé đủ dinh dưỡng nhưng lại phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt.
Với bé có bệnh lý, hàng ngày được cân nước tiểu để theo dõi chức năng thận, kịp thời có chế độ điều trị, chăm sóc phù hợp. Mỗi công việc dù nhỏ nhất đều hết phải sức tỉ mỉ và chính xác.
Theo BS Nguyễn Thành Nam, những ngày đầu cách ly chống dịch Covid-19, dù cường độ làm việc tăng lên do nhân lực giảm đi và cũng không thể thay ca trực do thực hiện “nội bất xuất ngoại bất nhập”, nhưng tất cả mọi người trong khoa vẫn duy trì tốt nhất công việc.
“Chúng tôi tổ chức cho cán bộ tập thể dục, rèn luyện sức khỏe như đá cầu, chạy bộ, hướng dẫn nhau về điệu nhảy rửa tay Ghen cô vy… nên tinh thần của mọi người đều lạc quan”, BS Nam chia sẻ.
Nhận diện 5 nhóm lây lan virus corona trong ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai
Liên Châu
Người mẹ "đặc biệt" của trẻ sơ sinh trong dịch Covid-19
Chỉ còn 25 cán bộ y tế chăm sóc cho 22 cháu bé sơ sinh, các y, bác sĩ tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai trong những ngày cách ly tại bệnh viện đã trở thành những bà mẹ đặc biệt của nhiều trẻ sinh non.
Một điều dưỡng thực hiện phương pháp Kangaroo da liền da cho trẻ sơ sinh.
TS, BS Nguyễn Thành Nam - Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện khoa đang điều trị cho 22 cháu bé, trong đó có 10 bé sinh non, phải nằm lồng ấp. Hằng ngày ngoài việc chăm sóc cho các bé từng thìa sữa, chiếc bỉm, các bác sĩ/điều dưỡng nơi đây còn ôm ấp, vỗ về giúp các bé ổn định thân nhiệt, tiêu hóa và tăng tình cảm kết nối "mẹ-con".
"Bình thường chúng tôi có 73 cán bộ nhân viên nhưng hiện nay chỉ còn 25 người. Dù cường độ làm việc tăng lên do nhân lực giảm đi vì bị cách ly nhưng tinh thần của mọi người đều lạc quan. Ngoài giờ làm việc, chúng tôi tổ chức cho cán bộ tập thể dục, rèn luyện sức khỏe như đá cầu, chạy bộ. Chúng tôi hướng dẫn nhau về điệu nhảy rửa tay Ghen Cô Vy, đóng giả làm thầy trò đường tăng để tạo không khí vui tươi trong bệnh viện", BS Nam nói.
Hiện tại, khoa đang chăm sóc cho một bé đặc biệt. Khi mới 27 tuần tuổi, mẹ cháu bị tiền sản giật/theo dõi hội chứng hellp, phải mổ cấp cứu để cứu cả mẹ lẫn con. Tình trạng của cháu khi ra khỏi bụng mẹ khá nặng, gần như không thở, tim đập rời rạc, toàn thân tím tái, cân nặng chỉ đạt 900 g. Các bác sĩ nhi đã tiến hành hồi sức tim phổi sơ sinh cấp cứu ngay tại phòng mổ, sau đó được chuyển về phòng sơ sinh khoa Nhi để tiếp tục hồi sức trong lồng ấp: thở máy, truyền dịch, theo dõi 24/24. Sau 25 ngày chăm sóc tích cực, bệnh nhi đã ổn định và được ra khỏi lồng ấp ngày 31-3.
Các điều dưỡng, bác sĩ phải thay mẹ cháu, chăm sóc bằng phương pháp Kangaroo, bế và áp sát các bé vào lồng ngực trong nhiều giờ mỗi ngày. Phương pháp Kangaroo da liền da giúp các bé sinh non giảm nguy cơ hạ thân nhiệt, giảm cơn ngừng thở, ổn định nhịp thở, nhịp tim, tiêu hóa tốt hơn, ít có nguy cơ nhiễm trùng và phát triển tinh thần, thể chất, giúp bé ngủ ngon, giảm kích thích.
THU PHẠM
Mất dấu bệnh nhân COVID -19 F0: Có tăng nguy cơ lây nhiễm cộng đồng? Bước vào giai đoạn 3 của cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, khó khăn xuất hiện khi Việt Nam mất dấu bệnh nhân số 0 tại một số ổ dịch. Điều này làm tăng nguy cơ lây lan ca...