‘Buôn’ trái phiếu giỏi như TCBS
Không chỉ là nhà môi giới trái phiếu lớn, TCBS cũng là doanh nghiệp có quy mô phát hành trái phiếu đáng nể, với giá trị lên tới 4.297,5 tỷ đồng (ngày 31/12/2021).
Kể từ năm 2016 tới nay, chưa khi nào thị phần giao dịch trái phiếu của CTCP Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) rời khỏi vị trí top 1 trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE).
Dẫn đầu về thị phần, TCBS là một trong những công ty chứng khoán hưởng lợi lớn khi thị trường trái phiếu “bùng nổ”.
Năm 2021, có 382 doanh nghiệp phát hành trái phiếu, với tổng giá trị đạt gần 714.000 tỷ đồng (tăng 64% so với năm 2020). Trong đó, riêng TCBS đã tư vấn phát hành hơn 92.800 tỷ đồng trái phiếu, chiếm 13% thị phần. Nếu loại trừ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) được phát hành bởi các ngân hàng, “miếng bánh” thị phần của TCBS sẽ còn lớn hơn nữa, lên tới 19%.
Theo tìm hiểu, công ty chứng khoán này đã thu xếp giúp một loạt doanh nghiệp phát hành hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu.
Trên thị trường thứ cấp, trong năm 2021, TCBS đã phân phối 41.400 tỷ đồng TPDN iBond – sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp dành riêng cho khách hàng cá nhân với mức đầu tư ban đầu chỉ từ 1 triệu đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước; và 22.235 tỷ đồng chứng chỉ quỹ trái phiếu Techcom (TCBF).
Ở một diễn biến khác, trong giai đoạn 2018 – 2021, TCBS còn nắm giữ lượng lớn trái phiếu, ghi nhận dưới dạng tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS).
Video đang HOT
Tại ngày 31/12/2021, TCBS nắm giữ tới 5.920,3 tỷ đồng trái phiếu, tăng gấp 3 lần so với thời điểm cuối năm 2020. Trong đó, lượng trái phiếu chưa niêm yết chiếm tới 75,9%, đạt mức 4.497,8 tỷ đồng.
Khối lượng trái phiếu đã phân phối của TCBS giai đoạn 2014 – 2021. (Nguồn: BCTN 2021)
Hoạt động “trading” trái phiếu chưa niêm yết, lưu ý rằng, còn đem lại những khoản lợi nhuận vượt trội cho TCBS. Đáng chú ý, TCBS còn ghi nhận khoản lãi 252,1 tỷ đồng nhờ các giao dịch bán tổng cộng 12.988,5 tỷ đồng trái phiếu của CTCP Đầu tư Golden Hill (Golden Hill).
Thành lập từ tháng 1/2017, Golden Hill, nên biết, là chủ đầu tư dự án 87 Cống Quỳnh, quận 1, TP.HCM. Dự án này có tên thương mại là Alpha City, từng nằm trong danh sách những dự án của Tập đoàn Alpha King.
Khi các nhà đầu tư Hồng Kông âm thầm rút khỏi Việt Nam, một loạt dự án của Alpha King cũng được chuyển giao cho các cá nhân, pháp nhân có liên hệ tới Masterise Group. Dự án 87 Cống Quỳnh cũng không nằm ngoài sự dịch chuyển này.
Cập nhật tới ngày 7/4/2021, các vị trí Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc Golden Hill lần lượt được thay thế bởi ông Nguyễn Thanh Bình (SN 1971) và bà Trần Thị Bích Phương (SN 1958). Trong đó, ông Bình có nhiều năm công tác với vai trò quản lý tại CTCP Đầu tư TCO Việt Nam, CTCP May thêu Mỹ Sơn – những thành viên của Masterise Group.
Chặng đường phát triển của Masterise Group cũng gắn liền với dòng vốn tín dụng từ một nhà băng tư nhân hàng đầu, cụ thể là Techcombank. Và TCBS – công ty con của Techcombank – cũng không ít lần đứng ra thu xếp cho các thương vụ phát hành trái phiếu của những thành viên liên quan tới tập đoàn bất động sản này. Kể như Golden Hill, hậu “thay máu” thượng tầng, doanh nghiệp này đã huy động thành công 5.760 tỷ đồng trái phiếu mã GHICB2124001 với sự thu xếp của TCBS.
Các đối tác thân hữu càng lớn mạnh, khá trùng hợp, lượng trái phiếu mà TCBS thu xếp phát hành cũng lớn theo.
Không chỉ là nhà môi giới trái phiếu hàng đầu thị trường, TCBS cũng là doanh nghiệp có quy mô phát hành trái phiếu đáng nể, với giá trị lên tới 4.297,5 tỷ đồng (tại ngày 31/12/2021).
TCBS cho biết, số trái phiếu này có kỳ hạn từ 2 – 5 năm, không có tài sản đảm bảo, với lãi suất trái phiếu cố định kỳ đầu, trả lãi sau vào ngày tròn 6 tháng hoặc 12 tháng kể từ ngày phát hành và ngày đáo hạn, gốc được trả cuối năm.
Yêu cầu công ty chứng khoán tuân thủ quy định phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
Ngày 29/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có Công văn số 2488/UBCK-QLKD yêu cầu các công ty chứng khoán tuân thủ các quy định liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Khách hàng theo dõi thị trường chứng khoán. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Theo đó, đối với hồ sơ chào bán trái phiếu, các công ty chứng khoán tiếp tục thực hiện rà soát chặt chẽ, đảm bảo doanh nghiệp phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện chào bán và hồ sơ chào bán trái phiếu theo quy định tại Nghị định số 153/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế (Nghị định 153) và pháp luật chứng khoán, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc rà soát của mình.
Đối với các hợp đồng tư vấn đang triển khai, công ty chứng khoán phải rà soát lại toàn bộ hồ sơ của doanh nghiệp, chất lượng các thành phần hồ sơ cung cấp, đặc biệt là báo cáo tài chính, tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn từ đợt phát hành trái phiếu, hồ sơ về tài sản đảm bảo để yêu cầu doanh nghiệp công bố lại thông tin cho Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trước khi phát hành.
Hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu của công ty chứng khoán chịu sự quản lý, giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tổ chức tư vấn phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ báo cáo định kỳ cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trường hợp vi phạm quy định của pháp luật khi cung cấp dịch vụ sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Đối với việc tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành trái phiếu, công ty chứng khoán phải tuân thủ các quy định tại Nghị định 153 và hợp đồng cung cấp dịch vụ ký với doanh nghiệp phát hành. Công ty chứng khoán công bố đầy đủ, chính xác thông tin của doanh nghiệp phát hành, trái phiếu phát hành cho nhà đầu tư theo phương án phát hành, bản công bố thông tin chào bán trái phiếu đã được phê duyệt và chỉ chào bán trái phiếu cho nhà đầu tư đủ điều kiện mua trái phiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 153.
Hành vi cung cấp không chính xác, không đầy đủ thông tin và chào mời cho sai đối tượng nhà đầu tư sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật.
Đối với việc đăng ký, lưu ký trái phiếu, công ty chứng khoán rà soát toàn bộ các trái phiếu doanh nghiệp đang được đăng ký, lưu ký về khối lượng trái phiếu đăng ký, lưu ký, tình hình thanh toán gốc, lãi, số lượng và loại hình nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu tính đến thời điểm 15/4/2022, báo cáo về Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội trước ngày 5/5/2022.
Công ty chứng khoán cần tuân thủ quy định về việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp khi thực hiện chuyển nhượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ, rà soát, lưu trữ hồ sơ về xác nhận tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đảm bảo đầy đủ, trung thực, chính xác theo quy định tại Điều 11 Luật Chứng khoán, Điều 4, 5 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
Trường hợp công ty chứng khoán vi phạm quy định của pháp luật khi cung cấp dịch vụ sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện các hiện tượng, dấu hiệu bất thường, công ty chứng khoán phải chủ động báo cáo, phản ánh về Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các Sở Giao dịch Chứng khoán để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, ngày 10/9/2021, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có Công văn số 5225/UBCK-QLKD về việc nhắc nhở các công ty chứng khoán tuân thủ Nghị định 153 và Thông tư số 122/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ công bố thông tin và chế độ báo cáo theo quy định của Nghị định 153.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Không để 'con sâu làm rầu nồi canh' Theo TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách, tiền tệ Quốc gia, để lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), Việt Nam va cần kiến tạo phát triển cho thị trường, vừa phải kiểm soát được rủi ro. Trước mắt, cần giải quyết dứt điểm các vụ việc vừa qua để củng cố niềm tin...