Buôn tiền giả từ Trung Quốc về Việt Nam
Bị bắt quả tang đang vận chuyển hơn 280 triệu đồng tiền giả mệnh giá 100 nghìn và 200 nghìn đồng từ Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ Thắng bị tòa tuyên chung thân.
Các bị cáo tại phiên tòa.
Chiều nay, 9-8, Hội đồng xét xử sơ thẩm hình sự, TAND TP Hải Phòng tuyên phạt bị cáo Đặng Văn Thắng (38 tuổi, ở thôn Lão Phú, xã Tân Phong, huyện Kiến Thụy) tù chung thân, bị cáo Trần Thị Mão (61 tuổi, ở đường Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân) 20 năm tù giam, bị cáo Đặng Thị Hoài (em ruột Thắng, 30 tuổi, ở phường Lãm Hà, quận Kiến An) 18 năm tù giam, bị cáo Trần Thị Oanh (47 tuổi, ở đường Dư Hàng, quận Lê Chân) 19 năm tù giam và Lê Thị Hương (40 tuổi, ở xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) 18 năm tù giam về các tội lưu hành, vận chuyển tiền giả với số lượng lớn. Các bị cáo còn bị phạt tiền tổng cộng 125 triệu đồng sung công quỹ nhà nước.
Trước đó, ngày 14-12-2011, tại khu Dây Thép, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Ban chuyên án của Công an TP Hải Phòng cùng lực lượng của Bộ Công an và Công an tỉnh Lạng Sơn phục kích bất ngờ bắt quả tang Thắng và Mão đang vận chuyển hơn 280 triệu đồng tiền giả mệnh giá 100 nghìn và 200 nghìn đồng từ Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ.
Video đang HOT
Sau đó, lực lượng công an bắt tiếp Hoài và Oanh trong đường dây vận chuyển tiền giả từ Trung Quốc qua Lạng Sơn về Hải Phòng tiêu thụ.
Trước đó, Cục An ninh tiền tệ, Bộ Công an phát hiện Lê Thị Hương có biểu hiện vận chuyển và tiêu thụ tiền giả. Tại cơ quan công an, Hương khai nhận đã ba lần được một người phụ nữ tên là Ngoan ở Quảng Đông, Trung Quốc thuê vận chuyển tiền giả về Việt Nam.
Theo Tiền phong
Đánh bạc bằng... tiền giả
Có hàng trăm triệu tiền giả trong tay, Thắng vừa đem bán lấy lời, vừa sử dụng vào việc ăn tiêu, mua sắm. Y còn ranh ma chui vào sới bạc để "đổi" tiền giả lấy tiền thật của những kẻ đang khát bạc hoa mắt.
Theo kết luận điều tra, Đặng Văn Thắng có mẹ là Bùi Thị Tho (56 tuổi, ĐKNKTT tại thôn Lão Phú, xã Tân Phong, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng). Trong lúc làm thuê bên ở Trung Quốc, Tho được một người phụ nữ Việt Nam cho 9 tờ tiền Việt Nam giả mệnh giá 20.000đ cùng số ĐTDĐ, hẹn khi cần thì liên lạc. Biết tiền giả, nhưng khi về nước, Bùi Thị Tho vẫn đem sử dụng và bị bắt giữ.
Thắng không chịu nhìn tấm gương tày liếp trên, ngược lại để có tiền ăn tiêu, y đã lục trộm danh bạ ĐTDĐ của mẹ rồi liên lạc với phụ nữ nọ đang ở Trung Quốc và đã mua của thị cả thảy 4 lần, tổng số tiền là 275.250.000đ tiền Việt Nam giả với giá 47,8 triệu đồng. Có hàng trăm triệu tiền giả trong tay, Thắng vừa đem bán lấy lời, vừa sử dụng vào việc ăn tiêu, mua sắm. Y còn ranh ma chui vào sới bạc để "đổi" tiền giả lấy tiền thật của những kẻ đang khát bạc hoa mắt.
Các đối tượng trong vụ án.
Tuy nhiên, trong việc mua bán tiền giả, đối tượng bán tiền giả cho Đặng Văn Thắng hết sức xảo quyệt, không xuất đầu lộ diện mà sai Lê Thị Hương, từng bị một đường dây tội phạm lừa bán sang Trung Quốc, lấy chồng đã có 2 con đứng ra giao dịch.
Do hoàn cảnh khó khăn, một đứa con ở với ông bà ngoại tại Việt Nam, không có tiền ăn học, nên khi được thuê vận chuyển tiền giả, Hương sốt sắng nhận ngay. Mỗi khi Thắng có có nhu cầu, Lê Thị Hương vượt biên trái phép, vận chuyển tiền giả từ Bằng Tường (Trung Quốc) theo đường mòn sang chợ Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn giao cho đối tác.
Ngoài ra, qua tìm hiểu, trong số bạn bè của mẹ, Thắng được biết Trần Thị Mão sống độc thân, rất cần tiền trợ cấp con trai đang thi hành án phạt tù về tội tổ chức sử dụng trái phép ma túy. Còn Trần Thị Oanh, không nghề nghiệp, một mình đang phải nuôi 3 miệng ăn. Từ đó, y đã dễ dàng thu nạp được cả Mão và Oanh vào đường dây vận chuyển tiền giả. Thắng còn rủ cả em gái y là Đặng Thị Hoài phạm tội. Thấy lãi suất cao, Hoài đã mua từ Hương 4 lần, tổng số là 310.000.000đ tiền Việt Nam giả với giá 73,9 triệu đồng...
Cũng theo tài liệu điều tra, là tay chân đắc lực của đối tượng trùm mua bán tiền giả tại Trung Quốc, Lê Thị Hương đã 8 lần vận chuyển tiền giả thuê cho chủ và anh em Thắng, Hoài, được chúng trả công 1.050 NDT và 2,2 triệu đồng. Trần Thị Oanh vận chuyển tiền giả 4 lần, được trả công 4 triệu đồng. Trong quá trình vận chuyển tiền giả thuê, Oanh còn mua 6 triệu tiền giả với giá 2,4 triệu đồng để tiêu tại Việt Nam. Riêng Trần Thị Mão đã 5 lần vận chuyển tiền giả cho các đối tượng và nhận tiền công 4 triệu đồng.
Khi đường dây vận chuyển, lưu hành tiền giả nói trên vừa hoạt động được một thời gian, Phòng An ninh kinh tế - Công an TP Hải Phòng và Cục An ninh tài chính - tiền tệ - đầu tư - Bộ Công an đã bắt quả tang Đặng Văn Thắng và Trần Thị Mão đang vận chuyển 280.120.000đ tiền Việt Nam giả, giấu trong ống nhựa, xếp lẫn với hàng tạp hoá chở từ Lạng Sơn về Hải Phòng. Đấu tranh mở rộng án, cơ quan ANĐT đã bắt khẩn cấp Đặng Thị Hoài, Trần Thị Oanh và Lê Thị Hương, thu giữ 27 triệu đồng, 5 ĐTDĐ và nhiều tang vật khác.
Qua điều tra cho thấy, đường dây tội phạm nói trên hoạt động với thủ đoạn hết sức tinh vi. Các đối tượng mua bán không trực tiếp vận chuyển, thậm chí giấu mặt, rồi tuyển người vận chuyển thuê. Tất cả các "cửu vạn" cũng không hề mang tiền giả trong người mà giấu vào các vật dụng, hàng hóa như chăn, gối, ống cao su, cuộn giấy vệ sinh v.v... để khi bị phát hiện, chúng có cớ "bỏ của chạy lấy người". Song, bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, cơ quan An ninh đã làm rõ hành vi, vai trò của từng tên trong đường dây.
Các bị can gồm: Đặng Văn Thắng, 37 tuổi, ĐKNKTT tại khu Đồng Nẻo, phường Minh Đức, quận Đồ Sơn, cùng em gái là Đặng Thị Hoài, 30 tuổi, ĐKNKTT tại số 18 đường Ngang, phường Lãm Hà, quận Kiến An; Trần Thị Mão, 62 tuổi, ĐKNKTT tại số 36/201 đường Trần Nguyên Hãn; Trần Thị Oanh, 47 tuổi, tạm trú tại số 6/100 đường Dư Hàng cùng quận Lê Chân, Hải Phòng và Lê Thị Hương, 40 tuổi, ĐKNKTT tại xóm Muồng, xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Theo CAND
18 năm tù cho "đại ca" buôn tiền giả Dù đồng bọn thừa nhận đã mua lại của Đặng Văn Sáu 340 triệu đồng tiền giả nhưng bị cáo này nhất mực cho rằng, mình chỉ lưu hành 110 triệu đồng, số còn lại do đồng bọn tự...nghĩ ra. Ngày 6/7, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã bác đơn kháng cáo, y án sơ thẩm tuyên phạt Đặng Văn...