Buôn thịt chuột thu bạc triệu mỗi ngày
Với người dân ở hai xã Canh Nậu, Dị Nậu, Thạch Thất, Hà Nội, thịt chuột là món ăn truyền thống có giá cả trăm nghìn đồng/kg. Người buôn món đặc sản này có thể thu tiền triệu mỗi ngày.
Nhà giàu mới dám ăn thịt chuột
Tại hai xã Dị Nậu và Canh Nậu, thịt chuột là một món ăn truyền thống có từ hàng chục năm nay. Bắt chuột để bán là nghề kiếm cơm của nhiều gia đình và cũng từ đây họ đã phất lên nhờ chuột. Theo người dân tại, thịt chuột được dùng trong các bữa ăn hàng ngày, đặc biệt thời gian gần đây, chúng lại trở thành một món ăn “đắt tiền” chỉ dành cho gia đình khá giả có điều kiện, bởi một kg thịt chuột có thể lên tới hàng trăm nghìn đồng.
Bữa tiệc sang thường phải có món thịt chuột.
Sơ chế chuột đồng.
Chợ Canh Nậu là địa điểm mà người dân địa phương cũng như du khách đi ngang qua có thể dễ dàng nhìn thấy những mẹt thịt chuột vàng ươm bày bán la liệt ngay từ cổng chợ. Những con chuột thui rơm, được làm sạch sẽ, bày bán la liệt có giá từ 80.000-100.000/kg.
Chị Hằng, một tiểu thương chuyên buôn thịt chuột cho biết, cả gia đình chị đều kinh doanh loại mặt hàng “đặc sản” này. Chồng và các con chị đi bắt, còn chị mang ra chợ bán. Vừa ăn vừa bán, mỗi ngày gia đình chị cũng có thu nhập từ 800.000 đến 1 triệu đồng. Theo chị Hằng, thịt chuột được nhiều dân trong xã ưu chuộng, thậm chí có cả người dân ở trên thành phố xuống tận nơi để thưởng thức món đặc sản địa phương này.
Cũng kinh doanh thịt chuột, chị Bến ở xã Dị Nậu cho hay, hàng ngày chị vẫn bán rong thịt chuột trong các xã của huyện, chỉ 4 giờ chiều đã hết hàng. Mỗi tuần, chị tiêu thụ hàng chục cân thịt chuột. Chị Bến cho hay: “Người dân ở đây, ai cũng thích ăn thịt chuột. Lắm hôm, chưa mang hàng ra tới cửa đã có hàng chục khách đặt mua.”
Anh Thiết, một người chuyên đi bắt chuột tại xã Dị Nậu chia sẻ, hàng ngày anh bắt được khoảng chục kg chuột, sau đó làm sạch, thui rơm. Cũng chính từ nghề buôn bán thịt chuột, anh và gia đình đã cất được ngôi nhà 2 tầng khang trang. “Vào vụ từ tháng 9 – 12 âm lịch, cứ tầm 1 giờ chiều hàng chục gia đình trong hai xã Canh Nậu, Dị Nậu dắt chó đi bắt chuột trên khắp cánh đồng, cảnh bắt chuột đông như là ngày hội”, anh Thiết cho biết thêm.
Video đang HOT
Nói về nghề săn bắt chuột cũng lắm gian nan, anh Thiết kể, để bắt được chuột, anh phải săn lùng khắp nơi, chui bờ rúc bụi, chân lấm tay bùn, rong ruổi cả ngày. Hiện nay, chuột khan hiếm, công việc săn bắt càng vất vả hơn.
Đặc sản không dễ xơi
Không chỉ những người buôn thịt chuột, những quán nhậu cũng kiếm lời khi có thêm món thịt chuột. Chị Hoa “mèo”, chủ một quán nhậu thôn 2 xã Canh Nậu cho hay, trước kia quán của chị chỉ bán thịt mèo, nay trong thực đơn có thêm cả chuột. “Bây giời thịt chuột hàng thích ăn hơn thịt mèo, nhiều khách trên thành phố về đây ăn xong còn mua thêm mang về. Mỗi ngày quán cũng bán được hơn chục mâm”, chi Hoa chia sẻ.
Được coi là đặc sản nên thịt chuột luôn xuất hiện ở những bức tiệc, nhậu, liên quan của người dân hai xã. Thậm chí, ở đám cưới cũng sẽ mất đi phần hấp dẫn nếu không có thịt chuột. Nhiều người dân nói đùa: “Đám cưới không có thịt chuột chưa phải là to”.
Đến trẻ em cũng biết làm thịt chuột.
Chuột bán phổ biến ở chợ Canh Nậu.
Theo người dân ở đây, cách đây chừng 5 năm, một kg thịt chuột chỉ khoảng 30 nghìn đồng, thì nay đã gấp ba bốn lần. “Ngon hấp dẫn là vậy” nhưng đối với những ai không ăn được thịt chuột, đó lại là nỗi khiếp vía. Từ chứng kiến món thịt chuột, anhNguyễn Hải Nam (26 tuổi, sống tại Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn chưa khỏi bàng hoàng. Anh Nam kể, năm 2008, về Canh Nậu dự đám cưới một người bạn nhưng anh phải mang bụng đói ra về. Vừa ngồi vào mâm, anh đã tá hỏa khi phát hiện món thịt chuột trên bàn. Tái mặt trước thực đơn lạ của đám cưới, anh kiếm cớ tìm cách “chuồn”, nhanh chóng gửi tiền mừng rồi bỏ về.
Anh Nguyễn Công Mậu (Long Biên, Hà Nội) nhớ lại một lần ăn cỗ cưới của người họ hàng ở Dị Nậu. Vừa tấm tắc khen món giả cầy béo ngậy, tí nôn ọe khi người cùng bàn giới thiệu đó là món thịt chuột. Anh xanh mặt bỏ bát đúa chạy ra đằng sau nhà ” móc môm để nôn ra”. Kể từ đó đến nay cứ nghĩ đến chuột là anh lại rùng mình. Rút kinh nghiêm mỗi lần về ăn cỗ quê anh đều dò hỏi và đặc biệt kỵ các món lạ.
Theo người dân ở hai xã Canh Nậu, Dị Nậu, thịt chuột là món phổ biến cách đây khoảng 30 năm. Trước kia, không phải do đói kém mà ăn thịt chuột, người dân nơi đây coi chuột sánh như thịt gà, vịt, luôn luôn xuất hiện trên các mâm cỗ, bàn tiệc trong ngày vui, lễ hội. Nói chung, cỗ sang thì phải có thịt chuột. Dân sành nhậu phải khao nhau thịt chuột mới vui.
Theo Vietnamnet
Ôtô riêng, bia rượu, keo vuốt tóc... của sư Phượng
Sư Thích Minh Phượng - Trụ trì chùa Chàng Sơn (ở Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội) có lối sống lạ: Ôtô riêng, bia rượu, nhà tắm còn có keo vuốt tóc, ảnh gợi cảm.
Sau khi nhân dân xã Chàng Sơn (huyện Thạch Thất, Hà Nội) cùng chính quyền trục xuất pho tượng đồng "giống 90% chân dung sư trụ trì" ra khỏi chùa Chân Long ngày 5/11, vị sư này cũng biến mất khỏi chùa. Người dân Chàng Sơn cho biết bức tượng này được đúc không khác gì bức ảnh của nhà sư treo trong phòng bếp.
Tại phòng bếp này, còn thấy rất nhiều vỏ chai bia đã được sử dụng, có cả bia chai, bia lon.
Trong góc phòng còn có một bình rượu nếp ngâm cùng nhiều vỏ chai bia khác. Người dân cho biết phòng này gần như không mở bao giờ mỗi khi có người dân lễ chùa.
Tại nhà tắm đầy đủ tiện nghi của sư Thích Minh Phượng còn có một viên đá men lát tường có hình nữ nhi hở hang. Được biết, phòng tắm này nằm ngay cạnh nhà thờ Mẫu, và đã 4 lần bị chính quyền xã Chàng Sơn lập biên bản nhưng cuối cùng vẫn được xây dựng.
Trong nhà tắm còn ngổn ngang những lọ dầu gội đầu, sữa tắm mà vị sư này sử dụng. Khi tập hợp lại có sữa tắm, sữa rửa mặt, dầu gội đầu, và một lọ có nhãn Nivea hair Mousse. Được biết đây là một loại keo bọt giữ nếp, tạo dáng cho tóc.
Sau khi rời khỏi chùa từ hôm mùng 5/11, sư Thích Minh Phượng vẫn để lại trong gara của mình (xây trong khuôn viên chùa, cạnh cổng ra vào) chiếc ôtô hiệu KIA Morning. Một chiếc xe thế này có giá khoảng hơn 400 triệu đồng.
Rất nhiều người dân bức xúc cho rằng nhà sư đã biển thủ tiền công đức, đóng góp xây dựng chùa để mua chiếc ôtô này. Ông Điệp (đội 4, xã Chàng Sơn) nhận định: "Một người tu hành cần dùng đến ôtô làm gì? Và quan trọng là ông ta dùng khoản tiền từ đâu để mua được chiếc ôtô như thế?".
Bà Dịu (thôn 7, xã Chàng Sơn) bức xúc cho biết: "Mỗi một người chết nếu muốn đưa vào chùa đều phải trả phí cho nhà sư này khoảng 5 - 6 triệu. Nếu không có tiền ấy, sư tỏ ra rất khó chịu và không ít lần nói những lời thiếu văn hóa". (Trong ảnh, hình ảnh sư Phượng hành hung người rồi cãi nhau, phân bua với người dân vào hồi 10h27 ngày 11.7.2013 tại gần Phòng khám đa khoa Việt Pháp trên tỉnh lộ 80 thuộc địa phận xã Bình Phú, gần cổng trường Phùng Khắc Khoan do dân xã Chàng Sơn cung cấp).
Những người dân ở xã Chàng Sơn cũng cho rằng, bát hương cổ, tượng cổ của chùa không cánh mà bay cũng vì lý do đã bị bán mất. (Người dân khấn vái bên bát hương mới mà sư Phượng mang về thay cho các bát hương cổ bằng đất).
Ngoài chiếc ôtô, vị sư này còn có những vật dụng rất đắt tiền. Chiếc bàn bằng gỗ tinh xảo này có giá trị khoảng 150 triệu đồng. Sở dĩ có giá đấy vì người dân Chàng Sơn vốn có nghề mộc là nghề truyền thống, họ có thể nhanh chóng định giá.
Tiền để mua bộ bàn ghế này, ông Điệp (đội 4, xã Chàng Sơn) cùng nhiều người khác cho biết có thể lấy từ số tiền 300 triệu từ một người dân cạnh chùa công đức. Vì sau khi công đức, chùa không được tu sửa gì, nhưng vị sư này lại đưa về bộ bàn ghế.
Người dân Chàng Sơn căng biểu ngữ ngoài cửa chùa xua đuổi vị trụ trì.
Theo Đất Việt
Hàng loạt hành động ngược đời của sư thầy ném tượng cổ xuống sông Tự ý ném tượng cổ xuống sông, đem tượng mới về thờ cúng tại chùa, cùng hàng loạt những việc làm trái quy định về tôn giáo của sư thầy Thích Minh Phượng (trụ trì chùa Chân Long, xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã gây nên sự phẫn nộ của người dân. tượng mới đã "được" hạ xuống nhưng tung...