Buồn ngủ díu mắt nhưng vẫn cố tỏ ra đang nghe giảng, cậu bé khiến dân mạng cười bò vì hành động quá đáng yêu
Không thể ngăn cơn buồn ngủ nhưng vẫn cố ngồi học ra vẻ nghiêm túc dù mắt thì lim dim, cậu bé khiến cư dân mạng cười lăn khi xem biểu cảm đáng yêu đó.
Đi học và ngủ gật trong lớp, nhất là ở lứa tuổi mẫu giáo không phải chuyện hiếm. Mới đây, một clip ghi lại cảnh một bé trai gà gật trong giờ học tại một lớp mẫu giáo ở Tứ Xuyên, Trung Quốc được cư dân mạng bình luận rôm rả vì biểu cảm của cậu bé.
Cậu bé gà gật nhưng vẫn cố ra vẻ đang nghe cô giáo giảng bài.
Theo nội dung chia sẻ, cậu bé mắt díp lại vì buồn ngủ nhưng vẫn cố gắng ngồi ngay ngắn trên ghế nghe cô giáo giảng bài như bao bạn khác.
Biểu cảm đáng yêu của cậu bé khi ngủ gật.
Đang say sưa gà gật, bỗng cậu bé giật bắn người vì tràng pháo tay của các bạn. Ngơ ngác nhìn xung quanh, đôi mắt vẫn không thể mở to, cố gắng định thần nhưng cơn buồn ngủ vẫn khiến cậu bé lại nhắm mắt lắc lư, mặc kệ các bạn xung quanh.
Video đã khiến cư dân mạng không nhịn được cười vì biểu cảm dễ thương của cậu bé.
Tuy nhiên, cậu bé trong clip nói trên không phải trường hợp duy nhất ngủ gật trong khi học. Rất nhiều các bé ở lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học vẫn vô tư ngủ gật trong lớp khiến cộng đồng mạng được nhiều phen “bể bụng”.
Hai cậu bé cùng đua nhau gà gật trong một lớp học mẫu giáo ở Trung Quốc.
Đang buồn ngủ mà phải ngồi học…
“Nỗi buồn nào cũng sẽ qua. Chỉ có buồn ngủ chẳng tha ngày nào”.
“Sắp thi học sinh giỏi rồi. Học hành vất vả cả đêm qua. Mệt phờ râu…”.
Vụ việc gây bức xúc: Con đi học mẫu giáo bị bạn cấu xước mí mắt, phụ huynh đến tận trường tát thẳng mặt trẻ trước mặt cô giáo
Khi biết con mình bị bạn nô đùa làm xước mí mắt, chị Đ. đã đến lớp mẫu giáo, tát thẳng mặt cháu N. trước sự chứng kiến của giáo viên chủ nhiệm và một số phụ huynh khác.
Sáng nay (11/6), cộng đồng mạng đang vô cùng bức xúc trước vụ việc xảy ra tại một trường mẫu giáo ở Nghệ An. Theo đó, nick facebook M.N đã chia sẻ câu chuyện xảy ra với con trai chị vào trưa hôm qua (10/6). Người mẹ này cho biết:
"Lần đầu tiên N. nhà em đi học mà bị phụ huynh đánh. Sự việc trưa hôm qua, N. chơi với bạn tên D. ở lớp. Trong lúc ngủ có trêu đùa nhau và N. có cấu mặt bạn làm bạn bị xước ở mí mắt. Lúc đó cô giáo chủ nhiệm là cô L. và cô H. đã gọi 2 bạn, phạt và bắt N. xin lỗi bạn. Đến chiều khi anh trai của D. đến đón về nhà thì mẹ D. lại dắt bé lên lại lớp.
Tuy nhiên chưa kịp hỏi đầu đuôi câu chuyện, mẹ của D. đã hỏi cô H. bạn N. là bạn nào. Cô giáo nghĩ đơn giản chắc phụ huynh chỉ gọi ra nhắc nhở thôi. Ai ngờ con mình vừa từ trong lớp chạy ra thì chị Đ. - mẹ cháu D. đã tát thẳng vào mặt N. trước sự chứng kiến của cô chủ nhiệm và một số phụ huynh khác. Cô chủ nhiệm sững sờ không kịp phản ứng.
Mình đến đón con bị muộn mất 15 phút nên được nghe cô giáo chủ nhiệm kể lại. Đến nơi nhìn con khóc run rẩy mà xót xa".
Cháu N. bị mẹ của bạn tát đỏ mặt.
Cũng theo chia sẻ của mẹ cháu N., gia đình và cô chủ nhiệm đã đề nghị mẹ cháu D. đến trường để hai bên phụ huynh giải quyết nhưng không nhận được sự hợp tác. Mẹ cháu N. sau đó đã gọi cho trưởng phòng giáo dục và công an yêu cầu triệu tập và làm rõ vụ việc.
"Đây là sự việc mang tính chất bạo hành trẻ con trong nhà trường. Bực mình hơn là khi được triệu tập đến công an thì thái độ vênh váo. Hỏi "Tại sao đánh con tôi" thì mẹ chị D. bảo là vì tức cô nên đánh N., cũng không hề nói 1 câu xin lỗi", mẹ cháu N. chia sẻ. Bà mẹ này cũng cho biết thêm, sáng nay (11/6), con trai chị một mực không chịu đi học vì sợ bị mẹ bạn D. đánh.
Câu chuyện sau khi được chia sẻ đã khiến cộng đồng mạng vô cùng bức xúc, đặc biệt là bậc cha mẹ có con nhỏ. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, dù trẻ nhỏ có sai đến mấy thì người lớn cũng cần ôn tồn dạy dỗ, giải thích cho trẻ hiểu thay vì dùng bạo lực như vậy. Bởi điều này không chỉ gây tổn thương đến thể chất mà còn cả tinh thần trẻ.
Em bé 3 tuổi kể chuyện cô giáo ở trường cực hồn nhiên và hài hước khiến tất cả bật cười Màn hỏi đáp cực kỳ thú vị cùng biểu cảm đáng yêu của cô bé 3 tuổi khiến đoạn video nhanh chóng nhận về hàng trăm nghìn lượt yêu thích. Người xưa thường nói: "Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ", câu nói quả thật luôn luôn đúng. Với sự hồn nhiên của con trẻ, bất kỳ câu chuyện nào mà các con...