Buôn lậu vùng biên giới An Giang diễn biến phức tạp trong những tháng cuối năm
Ngày 14-8, Ban Chỉ đạo (BCĐ) 389 tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2018.
Theo báo cáo tại Hội nghị, trong 6 tháng đầu năm, các lực lượng chức năng trong tỉnh An Giang đã kiểm tra, phát hiện vi phạm 914 vụ (giảm 20% so với cùng kỳ) mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu. Tổng giá trị hàng hóa bắt giữ trên 28,5 tỷ đồng. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính và bán hàng hóa tịch thu 9,9 tỷ đồng.
Lực lượng chức năng tỉnh An Giang bắt giữ một vụ vận chuyển đường cát lậu.
Trong đó, bắt giữ gần 700.000 gói thuốc lá nhập lậu (tăng trên 27% so với cùng kỳ), trên 160.000kg đường cát nhập lậu (giảm trên 59% so với cùng kỳ). Khởi tố 20 vụ/ 21 đối tượng, trị giá tang vật khởi tố trên 1,9 tỷ đồng, 1.205 USD và hàng hóa là ma túy, pháo nổ. Lực lượng Công an đã khởi tố 14 vụ/15 đối tượng liên quan đến hành vi buôn lậu thuốc lá.
Thuốc lá điếu nhập lậu tại biên giới Tây Nam – vấn đề “ nóng” được quan tâm.
Đối với thuốc lá nhập lậu, các đối tượng sử dụng xe gắn máy vận chuyển, đặc biệt là trên tuyến Quốc lộ 91 vẫn còn phức tạp. Các đối tượng lợi dụng các cơ quan giám định không đủ điều kiện kết luận đường cát ngoại nhập và việc cho phép các doanh nghiệp được sang chiết, pha trộn, đóng gói ngay tại cơ sở nên các đối tượng sử dụng hóa đơn doanh nghiệp có chức năng sang chiết, pha trộn đường hoặc hồ sơ mang hàng tịch thu hóa giá của Nhà nước để hợp thức hóa hàng nhập lậu.
Cần có chế tài, xử lý các đối tượng canh đường, tiếp tay buôn lậu.
Các đối tượng tham gia vận chuyển hàng lậu, hàng cấm hầu hết là người không có nghề nghiệp ổn định, hoàn cảnh kinh tế nghèo khó, lấy hoạt động vận chuyển hàng lậu, hàng cấm làm nguồn thu nhập chính trong gia đình. Trong đó, một số đối tượng là người thân hoặc chịu ơn của các đối tượng cầm đầu hoặc bị ràng buộc về kinh tế nên sẵn sàng nhận tội thay. Việc vận động chuyển đổi nghề cho nhóm đối tượng này rất khó khăn. Chưa có chế tài xử lý các đối tượng canh đường, tiếp tay cho buôn lậu.
Các đại biểu tham dự Hội nghị nhận định, do nhu cầu về hàng hóa sẽ tăng cao, nhất là những tháng cuối năm, dịp lễ, tết. Đó sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động buôn lậu gia tăng. Bên cạnh đó, lợi nhuận thu được từ hoạt động buôn lậu vẫn còn khá lớn nên các đối tượng sẽ tìm đối tượng sẽ tìm mọi cách để gia tăng hoạt động. Những vướng mắt trong công tác xử lý, đặc biệt là mặt hàng thuốc lá điếu nhập lậu, thiếu tính răn đe. Đăc biệt, là mùa nước nổi sắp đến sẽ là điều kiện thuận lợi để các đối tượng buôn lậu hoạt động…
Video đang HOT
Ông Lê Văn Nưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ 389 tỉnh An Giang phát biểu tại Hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Văn Nưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ 389 tỉnh An Giang, nhấn mạnh: “Trong thời gian tới các ngành, các cấp tỉnh An Giang cần tập trung mọi nguồn lực để công tác phòng, chống buôn lậu có hiệu quả cao. Xem báo chí là lực lượng tham gia góp phần đấu tranh trong công tác phòng chống buôn lậu. Phối hợp với báo, đài, kịp thời phát hiện khen thưởng những tập thể, cá nhân đấu tranh có hiệu quả trong công tác phòng, chống buôn lậu. Đồng thời, phản ánh, xử lý những trường hợp vi phạm. Tăng cường công tác huấn luyện nghiệp vụ cho các lực lượng chống buôn lậu, đặc biệt chú trọng kĩ năng trong mùa nước nổi sắp tới…
Nếu cần thiết, tổ chức đối thoại, gặp gỡ những đối tượng buôn lậu, vận chuyển hàng lậu, các đầu nậu… để công tác vận động, tuyên truyền thật sự có chiều sâu, hiệu quả. Đưa cộng đồng tham gia phòng, chống buôn lậu, cần có cơ chế khen thưởng đặc biệt cho công tác phòng, chống buôn lậu, cụ thể có thể khen thưởng 50% trên giá trị hàng hóa buôn lậu. Cần nâng cao chất lượng của thuốc lá, đường trong nước và xem xét giá thành phù hợp để “cạnh tranh” với hàng lậu. Cán bộ phải “giữ mình” và hoàn thành nhiệm vụ bằng tâm huyết, trách nhiệm”.
Dịp này, BCĐ 389 tỉnh An Giang cũng đã tặng giấy khen cho nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng gian, hàng giả.
Trần Lĩnh
Theo cand
Chống gian lận thương mại - Bài 2: Giải quyết một cách căn cơ
Kết quả đấu tranh gian lận thương mại và hàng giả đã có nhiều cố gắng của cơ quan chức năng, nhưng vẫn chưa tương xứng với tình hình thực tế đang diễn ra.
Lực lượng chức năng thu giữ hàng nhập lậu. Ảnh: Đỗ Phương Anh - TTXVN
* Người tiêu dùng mất niềm tin
Thời gian qua có nhiều đường dây sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng nhái đã tồn tại trong một thời gian dài như vụ sản xuất kinh doanh thuốc điều trị ung thư giả của Công ty dược VN Pharma, hay sản xuất thuốc điều trị ung thư từ than tre... là một trong những vụ điển hình trong kinh doanh hàng giả gây hoang mang dư luận.
Cho đến nay, các cơ quan chức năng vẫn tiếp tục phanh phui nhiều doanh nghiệp làm ăn gian dối như vụ việc tráo mác nhà sản xuất, lấy hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt.
Đồng thời, lợi dụng thương hiệu nâng giá sản phẩm lên hàng chục lần của thương hiệu Khai silk đã đặt ra nhiều vấn đề với doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng, quản lý thương hiệu...
Hay mới đây là thông tin nghi vấn nhãn mác hàng hóa tại Con Cưng (hệ thống siêu thị chuyên cung cấp sản phẩm mẹ và bé có thương hiệu trên thị trường) bị thay đổi không xuất trình được hóa đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc đến nay vẫn chưa có kết quả rõ ràng một lần nữa lại làm hoang mang tâm lý người tiêu dùng.
Thậm chí, theo Ban chỉ đạo 389, có những vụ việc phát hiện gây bức xúc, hoang mang lo lắng người dân, bởi trước khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, các doanh nghiệp này đã được một số Hiệp hội đã trao tặng các Giải thưởng thương hiệu chất lượng sản phẩm.
Hiện tại, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về chế tài xử lý hành chính kèm theo chế tài phạt bổ sung, khắc phục hậu quả.
Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia và ngay cả cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý thị trường cho rằng việc áp dụng các chế tài xử phạt nói trên chưa áp dụng được hoặc áp dụng chưa đầy đủ vì vẫn thiếu những hướng dẫn cụ thể để thi hành.
Chẳng hạn vừa qua, Ban chỉ đạo 389 cũng vừa đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Cụ thể là hướng dẫn cách phân biệt hành vi vi phạm theo điểm c khoản 1 Điều 20 và khoản 7 Điều 20 Nghị định số 119/2017/NĐ -CP.
Hay đối với lĩnh vực xăng dầu, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn cách xác định số tiền thu lợi bất hợp pháp để làm căn cứ trong quá trình áp dụng các hình thức xử lý về hành vi vi phạm theo quy định là những dẫn chứng.
*Phải có chế tài mạnh
Luật sư Lê Trung Phát, Giám đốc Công ty TNHH Luật sư Riêng, Đoàn luật sư Tp. Hồ Chí Minh nhìn nhận, từ các sự việc trên đã cho thấy, chế tài xử phạt vi phạm hành chính rõ ràng chưa đủ sức răng đe đối với các hành vi vi phạm, tiền phạt còn quá ít so với hậu quả mà họ đã gây ra cho xã hội.
Minh chứng là đến nay, thực trạng hàng gian, hàng giả vẫn tràn ngập thị trường, tình trạng gian lận thương mại diễn ra phổ biến.
Do vậy, cần nghiên cứu xem xét tăng chế tài xử phạt, theo đó, mức xử phạt phải đủ để cho những cá nhân, tổ chức làm ăn phi pháp nhận thức rõ nếu làm ăn phi pháp nếu bị phát hiện thì khoản lợi bất chính không đủ để nộp phạt.
Bên cạnh đó, theo luật sư Lê Trung Phát, Bộ luật Hình sự cũng có những quy định những tội danh có liên quan, thế nhưng một số điều luật vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể để áp dụng.
Điều này dẫn đến mặc dù có quy định nhưng lại khó xác định là phải xử phạt như thế nào, làm cho các cơ quan tư pháp có những lúng túng khi xử lý.
Chẳng hạn như, Bộ luật Hình sự quy định "người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng trong chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng... bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm".
Tuy nhiên đến nay, chưa có hướng dẫn thế nào là "số lượng lớn", "gây hậu quả nghiêm trọng".
"Tôi cho rằng hình phạt tù nhẹ dẫn đến chưa thật sự răng đe cho những người phạm tội. Đặc biệt là các hành vi vi phạm có ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người thì hình phạt chưa tương xứng. Vì thế cần hoàn thiện thêm về tội danh, hướng dẫn cụ thể để các quy định sớm đi vào thực tiễn", luật sư Phát kiến nghị thêm.
Đồng thời, luật sư Lê Trung Phát cho rằng, còn lỗ hỗng lớn từ phía cơ quan chức năng và lỗ hỗng này không chỉ là từ các quy định mà còn từ phía người có thẩm quyền.
Một mặt họ đã không tuân thủ các quy định hiện có để tiếp tay cho các đơn vị cung cấp sản phẩm dịch vụ, một mặt họ không thực sự phát huy vai trò của mình trong công tác quản lý.
Cuối cùng các hàng hóa dịch vụ không đúng chất lượng có cơ hội đến tay của người tiêu dùng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, cho những đơn vị làm ăn chân chính, ảnh hưởng đến trật tự quản lý nhà nước, ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước.
Điều này theo Ban chỉ đạo 389 nhìn nhận, vai trò chỉ đạo của các cấp lãnh đạo của một số đơn vị, địa phương chưa thật sự quyết liệt, thiếu kiểm tra, đôn đốc. Ý thức của công chức thực thi nhiệm vụ ở một số nơi còn bị buông lỏng, thiếu trách nhiệm.
Do vậy, luật pháp có thể bổ sung nhằm kịp điều chỉnh các quan hệ của xã hội, thế nhưng để nó đi vào thực tế thì cần nhất vẫn là đội ngũ con người.
Chính vì vậy, yêu cầu tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, siết chặt kỷ cương kỷ luật là hết sức cần thiết.
Theo kiến nghị của Ban chỉ đạo 389, các địa phương cần phải có quy định cụ thể để điều chuyển, thay thế, kỷ luật những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có biểu hiện bao che, dung túng cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Bài cuối: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp
Theo Việt Âu - Anh Đức (TTXVN)
Tiêu hủy lợn vận chuyển trái phép qua biên giới Ngày 11-8, Đồn Biên phòng Lũng Cú, BĐBP Hà Giang phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang tiêu hủy hơn 800kg lợn thịt vận chuyển trái phép qua biên giới. Số lợn vận chuyển trái phép được đưa đi tiêu hủy theo quy định. Ảnh: Hữu Lanh Trước đó, vào hồi 21 giờ ngày 10-8, tổ tuần...