Buôn lậu vàng đen: Sóng ngầm lại nổi sau những ngày bình yên?
Từ bóng ma của quá khứ “long tranh hổ đấu”, từ những kẻ ngoài vòng pháp luật trong việc ăn cắp than, những cơn sóng ngầm mới liên quan đến than lại có nguy cơ bùng phát dữ dội.
Sóng ngoài biển có lan vào lòng đất?
Theo thông tin PV thu thập được, vừa qua, lực lượng chức năng của tỉnh Quảng Ninh đã giải tỏa 246 lán trại dựng trái phép tại các khu vực bãi thải, giáp ranh khai trường của công ty PT Việt Mindo để thu gom, nhặt than trái phép. Ngoài ra, các lực lượng chức năng của TP.Uông Bí phối hợp với huyện Đông Triều tổ chức kiểm tra, xóa bỏ một điểm thu gom, tập kết than quy mô lớn tại khu vực giáp ranh chân đồi Vành Đĩa.
Bên cạnh đó, tại các điểm nóng về khai thác than trái phép nằm trong ranh giới quản lý tài nguyên của công ty TNHH MTV Than Uông Bí như: Đồi Ba Vàng, khu vực Đống Nủi (Thanh Sơn), Khe Giang (Thượng Yên Công), Bạt Chẹo, Khe Cả (Phương Đông)… được lực lượng liên ngành tổ chức xóa bỏ trên 20 điểm đào bới, khai thác than trái phép.
Điều làm chúng tôi băn khoăn là cơ quan chức năng liên tục xử lý vi phạm, nhưng sao những cơn sóng ngầm, buôn lậu than vẫn có thể “phát tiết” trở lại. Có phải do cơ chế liên kết khai thác than giữa các doanh nghiệp với nhau hay do một thế lực vô hình nào đó điều hành? Trước đây, cơ quan chức năng đã từng phát hiện doanh nghiệp lợi dụng việc xúc đất đá tuồn than ra ngoài và công khai tham gia giao thông trên đường phố Quảng Ninh, với những bãi than gần các khai trường.
Chỉ qua vài tiếng trong đêm, những đống than “mót” này ngay lập tức sẽ biến mất, đi đâu không ai biết.
Video đang HOT
Còn tại bờ biển, việc các cơ quan liên ngành liên tục bắt giữ các tàu than lậu có khối lượng lớn chứng tỏ, những cơn sóng ngầm đang có nguy cơ bùng phát. Điển hình là vụ bắt tàu của công ty 324, ngày 28/7/2014, do Tổng cục An ninh II đã phối hợp với Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội chỉ đạo cục Cảnh sát đường thủy, cục An ninh kinh tế tổng hợp, cục An ninh điều tra, cục Kỹ thuật nghiệp vụ I, cục Kỹ thuật nghiệp vụ II và Công an tỉnh Quảng Ninh thực hiện. Tàu bị bắt giữ hiệu Quang Phúc 08 đang chở hơn 1.000 tấn than hướng sang Trung Quốc để tiêu thụ. Toàn bộ số than này không có bất cứ giấy tờ hợp lệ nào.
Từ manh mối này, bộ Công an phát hiện đối tượng buôn lậu than là Lương Ngọc Phượng – Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư – phát triển 324 ở Quảng Ninh. Trong giới than lậu, chắc chắn cái tên Tuấn “Phượng” đều đi liền với các mối quan hệ “cực khủng” và buôn bán than lậu luôn “xuôi chèo, mát mái”.
Những chiếc “hổ vồ” này có những “đặc cách” để hút than.
Những câu hỏi bỏ ngỏ
Mới đây, trong báo cáo tổng kết về hoạt động chống than lậu, năm 2014, các lực lượng chức năng, các phường của TP. Hạ Long cùng các đơn vị ngành than cho thấy, các đơn vị liên ngành đã phối hợp triệt phá 96 lượt cửa lò khai thác than trái phép; xử lý 11 điểm san gạt, bốc xúc đất có dấu hiệu moi móc than trái phép; xử lý hai vị trí có hiện tượng khai thác, tận thu, tập kết, sàng rửa than trái phép; kiểm tra bắt giữ 26 xe ô tô, 4 tàu vận chuyển than trái phép, thu giữ trên 842 tấn than, tịch thu nhiều phương tiện, công cụ khai thác than…
Đặc biệt, từ đầu năm đến nay, các lực lượng chức năng của thành phố đã tiến hành triệt phá 19 lượt điểm lò cũ có dấu hiệu tái khôi phục khai thác than trái phép; xử lý 5 điểm san gạt đất đá có dấu hiệu khai thác than trái phép tại các phường Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu, Hà Khánh. Thông qua các con số trên, có thể thấy, địa bàn Quảng Ninh vẫn còn hiện tượng kinh doanh nhỏ lẻ, kinh doanh trái phép than ở một số nơi, thậm chí ngay trong nội thành của TP. Hạ Long.
Chiều 4/3/2015, tại cuộc họp báo thông tin về vụ bắt giữ đoàn xe tải Howo chở hàng trăm tấn than lậu tại khu vực cảng Đôi Cây (phường Hà Khánh, TP. Hạ Long), ông Phạm Hồng Hà, Chủ tịch UBND TP. Hạ Long (Quảng Ninh) cho rằng, đến nay, cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được nguồn gốc số than lậu. Ở một động thái khác, trao đổi với báo giới, ông Mai Vũ Tuấn, Giám đốc sở Thông tin Truyền thông tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan chức năng xác định đây là vụ việc tương đối lớn, liên quan nhiều người nên tại cuộc họp chiều 4/3, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh trực tiếp chỉ đạo điều tra làm rõ để xử lý nghiêm, không có vùng cấm.
Có thể thấy, các hoạt động than lậu và khai thác than trái phép đang có dấu hiệu “nóng” trở lại. Việc triệt phá các tụ điểm than nhỏ lẻ có thể coi như đó là một nỗ lực của các đơn vị liên ngành trong cuộc chiến với than thổ phỉ. Tuy nhiên, trình độ của các ông trùm tại “thiên đường” than lậu này đã đạt đến đỉnh cao… Việc tạo ra vùng cấm trong than thổ phỉ tinh vi đến mức, không cần đến hệ thống kho cảng, hầm lò lộ liễu mà vẫn có thể giao nhận hàng hoá với số lượng lớn một cách chính xác trong một khoảng thời gian ngắn. Muốn vậy, địa chỉ cung cấp hàng hoá phải ở trong khoảng cách rất gần, để khi “cao điểm” có thể điều tiết với tần suất lớn.
Lợi nhuận từ than lậu, được một ông trùm tính nhanh: Trung bình, mỗi tấn than tùy loại, “vượt biên giới”, thu về trung bình một triệu đồng. Trong đó, năm trăm nghìn đồng chi cho việc “gom” than từ các khai trường, bốn trăm nghìn đồng cho bến bãi, nhân công, vận chuyển và “bảo đảm” lưu thông, cuối cùng mới là khoản bỏ túi một trăm nghìn đồng cho “thân chủ” làm thương mại. Với những lợi nhuận như vậy, việc những cơn sóng ngầm mang tên buôn lậu bùng phát trở lại có thể coi là chuyện… dễ hiểu.
Trong loạt bài “Vàng đen và những cơn sóng ngầm mang tên buôn lậu” đã chuyển đến bạn đọc những thông tin cận cảnh về than lậu thời kỳ mà chúng ta tưởng rằng, cơ quan chức năng “làm gắt” thì vàng đen của đất nước sẽ không thất thoát. Thực tế, sự thất thoát vàng đen từ hành vi buôn lậu của các đối tượng vi phạm đã xảy ra và luôn âm ỉ trong lòng đất Mỏ. Nó lắng dịu hay sôi động phụ thuộc vào thời điểm, vào sự quyết liệt của lực lượng chức năng. Hy vọng rằng, sau việc cơ quan chức năng phát hiện “chôn” than, đối tượng than phỉ sẽ không còn tìm kiếm cách thức “ăn” than và nguồn tài nguyên của đất nước sẽ không còn bị chảy máu một cách xót xa nữa…
Quy hoạch lại vùng than để quản lý tốt hơn Theo thông tin góp ý Quy hoạch phát triển vùng than Uông Bí, Hạ Long, Cẩm Phả đến năm 2020, xem xét đến năm 2030 do UBND tỉnh Quảng Ninh và Vinacomin tổ chức ngày 5/3 tại TP. Hạ Long thì trong năm 2015 sẽ kết thúc khai thác và thực hiện đóng cửa mỏ 20 dự án, tiếp đến giai đoạn 2016-2020 sẽ kết thúc khai thác và đóng cửa mỏ 28 dự án khác ở cả 3 vùng than Uông Bí, Hòn Gai, Cẩm Phả (Quảng Ninh). Cũng theo Thứ trưởng bộ Công Thương Lê Dương Quang, việc quy hoạch phát triển vùng than góp phần đảm bảo an ninh năng lượng. Vì vậy, cần bám sát quy hoạch phát triển ngành than đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 60 ngày 9 tháng 1 năm 2012 (QH60). Quy hoạch vùng của ngành than phải đảm bảo phát triển hài hòa với phát triển của tỉnh. Những vấn đề trong quy hoạch vùng khác với quy hoạch QH60 phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Nhóm PV
Theo_Người Đưa Tin
Bộ Chính trị thông qua Đề án Quy hoạch báo chí toàn quốc đến năm 2025
Ngày 20/3, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Trương Minh Tuấn cho biết: Bộ Chính trị đã thông qua Đề án Quy hoạch phát triển quản lý báo chí toàn quốc đến 2025 do Ban Cán sự Đảng Bộ TT&TT trình lên vào ngày 12/3.
Ngày 19/3, Tổ Biên tập Đề án một lần nữa xem xét bổ sung, sửa đổi dự thảo kết luận của Bộ Chính trị. Dự kiến trong tuần tới sẽ có thông báo kết luận của Bộ Chính trị về vấn đề này. Sau đó, Thủ tướng sẽ ban hành Quyết định và sẽ triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch phát triển quản lý báo chí toàn quốc đến 2025 trong năm 2015.
Cũng theo Thứ trưởng Trương Minh Tuấn, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đề án là nhằm đảm bảo cho các cơ quan báo chí phát triển lành mạnh, đúng hướng hơn.
Theo H.T.
Công an Nhân dân
Bắt giữ "ông trùm" một kho súng Rất nhiều loại súng và đạn dược đã được thu giữ trong nhà của một người đàn ông lớn tuổi. Người này còn tự chế tạo các loại súng để bán ra thị trường kiếm lời. Thông tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết: Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Quảng Ninh vừa tiến hành bắt giữ đối...