Buôn lậu titan ở Bình Định: “Máu” tài nguyên đã chảy ra sao?
Ngày 30.10, TAND tỉnh Bình Định sẽ xét xử sơ thẩm Lê Văn Chiến – nguyên cán bộ Cục Hải quan Bình Định – và đồng phạm về tội buôn lậu.
Suốt nhiều năm qua, ở duyên hải miền Trung, nạn thẩm lậu titan tồn tại như một thách thức nhức nhối mà cơ quan chức năng hiếm khi bóc trần. Với vụ Lê Văn Chiến, những hoạt cảnh quay cuồng đằng sau bức màn tăm tối, lần đầu tiên được phơi bày…
Đào đãi titan tự phát ở Bình Định. Ảnh: X.N
Ngày 10.9.2010, tại cảng Quy Nhơn, tổ công tác của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) phát hiện tàu Phú Hưng 03 thuộc Cty TNHH thương mại dịch vụ vận tải biển Phú Hải Hưng chở 2.918 tấn quặng titan thô – mặt hàng cấm xuất khẩu. Lô hàng thực hiện theo hợp đồng ký với Cty TNHH MTV Hà Hải An. Ngày 12.5.2011, Cơ quan CSĐT (C46) ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lê Văn Chiến, Nguyễn Đức Hùng về tội buôn lậu.
Video đang HOT
Pháp nhân “đánh quả”
Từ đầu năm đến tháng 10.2010, từ Quy Nhơn, 80 chuyến tàu rời 2 cảng Quy Nhơn, Thị Nại, mang theo 215 ngàn tấn quặng titan. Trong số đó, riêng Lê Văn Chiến thực hiện 29 chuyến với số lượng titan thô lên tới 75.422 tấn. Cho đến khi bị bắt giữ, đã có 28 chuyến ra đi trót lọt dưới sự lèo lái của Chiến. Để đối phó, qua mặt cơ quan chức năng, Chiến đứng ra thuê pháp nhân ký kết hợp đồng, làm thủ tục mua bán, vận chuyển và cử Nguyễn Đức Hùng bắt tay với các Cty gồm: Cty TNHH MTV Hà Hải An (TP.Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) Cty TNHH MTV thương mại và dịch vụ Đồng Tâm (TP.Móng Cái, Quảng Ninh) Cty TNHH TMDVVTB Phú Hải Hưng (quận Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh) Cty CP VTB 18 (Thái Bình) Cty TNHH MTV Hưng Thành (Quảng Ninh) Cty TNHH vận tải Thành Cường, Cty CP thương mại Phát Đạt (cùng ở Thanh Hà, Hải Dương).
Trong số tên tuổi trên, Hà Hải An, Đồng Tâm (viết tắt) là 2 doanh nghiệp cho thuê pháp nhân thu gom, mua bán, ký hợp đồng vận chuyển với nhóm còn lại là những chủ tàu. Cứ mỗi chữ ký hoàn tất thủ tục, Đồng Tâm, Hà Hải An được Lê Văn Chiến chi trả 8.000 đồng/tấn. Cước vận tải được Chiến đặt cho Hùng ở mức 120.000 – 150.000 đồng/tấn song con số ghi trong hợp đồng là 60.000 – 80.000 đồng/tấn. Hùng là người ký xác nhận vào các bản khai kèm hợp đồng vận chuyển để lấy từ Chiến 3 – 5 triệu đồng/chuyến tàu. Lê Văn Chiến được trả công 30 triệu đồng/chuyến. Trước khi bị khởi tố, Chiến đã tự nguyện giao nộp 870 triệu đồng để khắc phục hậu quả.
Kết quả xác minh của Interpol Việt Nam, Viện KSND Tối cao chỉ truy tố hành vi buôn lậu của Lê Văn Chiến, Nguyễn Đức Hùng ở 8 chuyến tàu và 19.824 tấn quặng. Titan hầu hết được mua từ những đơn vị “mọc mũi sủi tăm” trên thị trường “cát đen” Bình Định như Cty CP Khu công nghiệp Sài Gòn – Nhơn Hội, Cty TNHH CôVi, Cty TNHH Tấn Phát…
“Vé” nội địa, “chạy suốt” Khâm Châu
Trở lại với chuyến tàu bị C49 bắt giữ. 2.918 tấn quặng trên tàu được cung ứng bởi Cty TNHH CôVi. Hợp đồng vận chuyển ghi hành trình của lô hàng là Quy Nhơn – Quảng Ninh đây là chuyến hàng chở quặng đi Khâm Châu, tỉnh Quảng Tây. Ngày 26.8.2010, tàu Hương Điền 36 của Cty CP VTB 18 chở 3.080 tấn quặng rời Quy Nhơn. Trước đó 6 ngày, hợp đồng vận chuyển do Giám đốc Cty Hà Hải An Vũ Văn Đoàn ký với đại diện Cty CP VTB 18 ghi nơi đến là cảng Quảng Ninh. Thủ tục vận chuyển nội địa chỉ là “tấm bùa phòng thân”.
Thay cho việc dừng lại ở Quảng Ninh, ngày 27.8, nó đã nhập cảnh Trung Quốc. Kết quả xác minh của Interpol Việt Nam ở Khâm Châu cho thấy, trong thủ tục giao dịch với cảng vụ, tàu Hương Điền 36 đã khai báo lộ trình khởi phát từ Quy Nhơn, Việt Nam trọng lượng hàng vẫn còn nguyên 3.080 tấn! Tương tự, tàu Hưng Thành 43 (Cty TNHH MTV Hưng Thành) chở 3 chuyến tổng cộng 9.000 tấn rời Quy Nhơn các ngày 8.4, 22.5, 7.7.2010 tàu Thành Cường (Cty TNHH VTB Thành Cường) chở 2 chuyến 3.944 tấn, rời Quy Nhơn vào các ngày 7.1, 18.4.2010…
(Còn tiếp)
Theo laodong
Bị can suốt ... 22 năm đã được giải oan
Sáng 15/10, nguồn tin từ VKSND TP Cần Thơ cho biết, cơ quan này vừa có quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can Nguyễn Đình Nhu (SN 1963, ở huyện Bình Minh, Vĩnh Long).
Theo đó, VKS cũng miễn trách nhiệm hình sự, đình chỉ mọi hoạt động tố tụng, đồng thời trả lại vật chứng không liên quan đến vụ án cho ông Nhu. Theo VKS, do xét thấy chuyển biến tình hình và hành vi phạm tội của bị can không còn nguy hiểm cho xã hội nữa nên không truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như Dân trí đã thông tin trong bài "Phải làm bị can suốt ...22 năm ròng", tức ngày 15/12/1990 ông Nhu bị cơ quan Điều tra bắt giam vì tội buôn lậu. Toàn bộ tài sản gồm 2 chiếc xe ô tô và 2,8 lượng vàng 24k bị tịch thu, căn nhà trên đường Hùng Vương (phường Thới Bình, tỉnh Hậu Giang, nay là thành phố Cần Thơ) bị niêm phong.
Đến tháng 8/1991, tại trại giam Long Tuyền, ông Nhu nhận được bản Kết luận Điều tra truy tố ông về hành vi buôn lậu vì mua chiếc xe ô tô hiệu Taibot của một người Campuchia (là bị can đầu vụ) nhập lậu vào Việt Nam.
Ngày 5/5/1992 ông được trả tự do vô điều kiện. Tuy nhiên từ năm 1990 đến nay, ngoài việc nhận được bản kết luận điều tra của Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang (cũ), ông Nhu không nhận được bất kỳ văn bản nào khác, kể cả các quyết định về việc đình chỉ vụ án, xóa lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú...
Theo Dantri
"Ăn" hơn 13 tỷ đồng từ 20 nghìn tấn quặng Thực hiện những phi vụ buôn lậu táo tợn này là Lê Văn Chiến, nguyên cán bộ Cục Hải quan tỉnh Bình Định. Ngày 28-9, Viện KSND Tối cao đã có cáo trạng truy tố đối với Lê Văn Chiến về tội buôn lậu. Đồng phạm bị truy tố trong vụ án này là Nguyễn Đức Hùng, trú tại phường Hải Cảng, TP...