Buôn chuyện nhân dịp 11/11: Dân tình thấy sao về quan điểm “chỉ người ít tiền mới săn sale?”
Hòa trong không khí của ngày hội mua sắm siêu tưng bừng 11/11, hãy thử xem phản ứng của các bạn trẻ về câu chuyện “người ít tiền săn sale” nhé!
Những ngày cuối năm này chính là thời điểm vàng của mùa sale sập giá. Ở đâu cũng thấy sale, từ quần áo, mĩ phẩm đến đồ gia dụng, trang trí nhà cửa,… Nói chung là sale từ a đến z luôn. Trong không khí ấy, dễ dàng nhìn rõ 2 kiểu người: Một bên rạo rực phấn khởi, một bên thờ ơ không chút quan tâm.
Những người thuộc 2 nhóm đó họ là ai? Và liệu có phải những người đang miệt mài canh me trên các sàn thương mại điện tử, shop bán đồ online,… để săn từng chiếc mã giảm freeship hay những voucher, quà tặng là những người thu nhập thấp, ít điều kiện và chỉ chực chờ những dịp như thế này để điên cuồng mua sắm?
Để biết câu trả lời thì dưới đây là khảo sát của chúng tôi dành cho các bạn trẻ. Hãy cùng xem những câu trả lời vô cùng thú vị đến từ họ và xem đáp án cho quan điểm “Chỉ người có ít tiền mới săn sale?” như thế nào nhé!
Câu trả lời cực kỳ “gắt” của một thành viên thuộc “team nhiều tiền”. Bảo sao mà người nhiều tiền vẫn mãi nhiều tiền, hóa ra vì họ thích săn sale đó mọi người ơi.
Nói chung là thu nhập cao hay thu nhập thấp đều không quan trọng vì quan trọng là săn sale vì đam mê thôi ý mà.
Nhất trí luôn! Câu trả lời cực kỳ là hợp lý!
Bớt được đồng nào vui được đồng đó chứ sao nữa phải không mọi người?
“Ai rồi cũng săn sale thôi”…
Nếu đã ít tiền và thu nhập thấp thì nghỉ săn sale luôn đi – Đây chính là quan điểm của anh bạn này đó.
Còn cô bạn này lại cho rằng người giàu có hẳn thì sẽ không săn sale. Các nhóm còn lại thì vẫn săn bình thường nhé…
Ảnh capture màn hình
Học sinh cấp 3: Mỗi tháng mẹ cho 600k, "nướng" luôn một nửa cho sàn thương mại điện tử nhưng không thể dừng "chốt đơn"
Có lẽ bạn sẽ cực kì ngỡ ngàng khi tính số tiền đã tiêu tốn vào các sàn thương mại điện tử bấy lâu nay đấy!
"Tao nhất định sẽ xoá sàn thương mại điện tử!", câu nói này nghe quen không, alo alo? Ừ thì nó cũng giống như chuyện hứa ngủ sớm, hứa tập thể dục, hứa ăn uống healthy ấy mà... Nó là một dạng lời hứa thốt ra cho an tâm, chứ trên thực tế chẳng có ký lô giá trị nào, chỉ có những người đang không làm được thì mới hứa. Bạn công nhận không?
Video đang HOT
Chuyện sắm sanh điên cuồng trên các sàn thương mại điện tử mỗi dịp săn sale cũng vậy. Một khi đã biết dùng điện thoại thông minh để tải app và "bước chân" vào sàn, bạn chắc chắn sẽ tìm ra thứ mà mình khao khát hay nhìn đâu cũng nhận ra "a mình đang thiếu thứ này", "mình đang cần cái kia", "ở đây có cái này sao"... và lại phải xuống tiền thôi.
Thậm chí, một vài người đã mua liền tù tì cùng một món hàng, đến khi xả đơn ship đến mới phát hiện ra mình đã có món ấy tương tự ở nhà. Nhiều người khác lại ham sale, nếu bỏ qua đợt này thì không biết bao giờ mới có cơ hội thứ 2 (dù tháng nào cũng có đợt sale) và thế nên tay cứ order mà đầu nảy số: "Có đồng nào xài đồng nấy, không thành công thì sẽ thành... công nhân vậy. Cố lên".
Dạo quanh vài vòng hỏi han những người xung quanh, tôi đã ngỡ ngàng khi biết được rằng thì ra câu chuyện trên chẳng hề xa lạ. Ngay chính những người thân quen bên cạnh mình đều đa phần được gắn mác là "ông hoàng chốt đơn", "chúa tể săn sale" hay "bà chúa voucher" bởi vô số lần xuống tay mua sắm cật lực trên các sàn thương mại điện tử.
1. Khi nào hết tiền mới dừng mua
Sinh viên mới ra trường tìm được việc làm với mức thu nhập khá ổn định trên dưới 10 triệu đồng, Trần Hồng Hạnh (22 tuổi) là một trong những gương mặt quen thuộc khi thường xuyên "nằm vùng" các sàn thương mại điện tử để săn sale.
Thu nhập: 10 triệu
Các khoản chi cho sàn thương mại điện tử:
- Đồ ăn vặt: 500k/lần
- Văn phòng phẩm: 200k/lần
- Mỹ phẩm: 300k/lần
Tổng số tiền đã chi từ khi dùng sàn thương mại điện tử: 10 triệu
Mua đồ cần thiết cũng có, đồ linh tinh, lặt vặt lại càng nhiều không đếm xuể, dù Hồng Hạnh vẫn ý thức được việc không nên sắm sửa quá nhiều nhưng cứ mỗi lần "lỡ" sa vào các sàn thương mại điện tử thì lại không kiềm lòng chốt đơn. Để rồi khi thống kê lại số tiền đã chi vào sàn thương mại điện tử từ trước đến nay còn hơn cả tháng lương của mình, cô bạn chỉ biết than trời: "Ôi, sao nhiều thế!"
"Phải có những lúc thống kê lại như thế này, mới thấy bản thân mình đã chi tiêu vào sàn thương mại điện tử một khoản khá lớn. Miễn khi nào hết tiền thì mình mới dừng mua, dù đau lòng khi nhìn lại những khoản tiền này nhưng biết làm sao được, đam mê mua sắm đến vậy mà" - Hồng Hạnh chia sẻ cảm nhận của bản thân sau khi tính tổng lại số tiền đã chi.
Phương châm mua sắm của Hạnh là: Khi nào hết tiền mới dừng mua!
2. Cứ thấy rẻ là... "quất", chốt đơn lia lịa rồi tính tổng chi lên tới 50 triệu đồng
Đam mê mãnh liệt với các loại phụ kiện khác nhau, Linh Huỳnh - freelance model tại TP.HCM không biết từ khi nào mình đã trở thành khách hàng quen thuộc, luôn săn lùng những món hàng độc đáo, xinh xắn này từ các sàn thương mại điện tử.
Cô nàng chia sẻ một khi đã tham gia vào cuộc chiến săn sale của các sàn thương mại điện tử thì sẽ khó lòng nào dễ dàng "dứt" ra được, bởi sự hấp dẫn của những món đồ tại đây. Không chỉ dừng lại ở những món phụ kiện, mỗi tháng Linh Huỳnh còn dành ra tầm 2-3 triệu để mua quần áo, chưa kể đến những lần mua sắm linh tinh. Để rồi khi ngồi lại tính tổng tiền mua sắm online, cô bạn mới ngỡ ngàng vì đã lên đến gần 50 triệu đồng, hơn số tiền để sắm được một chiếc iPhone 13 đang hot nhất nhì hiện nay.
Thu nhập: 10 triệu
Các khoản chi cho sàn thương mại điện tử:
- Khuyên tai: 500k/lần
- Vớ: 150k/lần
- Quần áo: 3 triệu/lần
Tổng số tiền đã chi từ khi dùng sàn thương mại điện tử: 50 triệu
"Cảm giác đã mua rồi thì không dừng được, cứ rảnh ra thì thú vui tiêu khiển yêu thích nhất của mình là dạo các sàn thương mại điện tử vài vòng. Những món phụ kiện thông thường chỉ có giá vài chục ngàn là cùng, nhưng chính vì thấy rẻ quá mình lại không nghĩ suy "quất" liền chục đơn", Linh Huỳnh tiết lộ về tình trạng mua sắm của mình.
Linh Huỳnh (24 tuổi) freelance model tại TP.HCM
3. Thấy gì hay cũng thêm vào giỏ hàng, thành "bà hoàng chốt đơn" lúc nào không hay
Nhắc đến việc sắm sanh ở các sàn thương mại điện tử thì không thể nào bỏ qua Lyna Bùi, cô nàng thậm chí còn thú nhận bản thân chính là một "con nghiện" đích thực khi không biết mình đã "rót" bao nhiêu tiền vào đây, vì đã trót mua quá nhiều.
Vậy nhưng, cô bạn lại không hề cho rằng việc mua sắm của bản thân là phung phí, khi đưa ra mong muốn mình ngày càng thăng hạng cấp bậc khách hàng trên các sàn thương mại điện tử để có thể nhận được nhiều ưu đãi hơn. Bên cạnh đó, Lyna còn cho biết số tiền mình chi vào các sàn thương mại điện tử đến nay đã lên đến 40 triệu đồng.
Thu nhập: 5 triệu
Các khoản chi cho sàn thương mại điện tử:
- Quần áo: 1 triệu/lần
- Đồ decor nhà bếp: 2 triệu/lần
- Đồ ăn vặt: 400k/lần
Tổng số tiền đã chi từ khi dùng sàn thương mại điện tử: 40 triệu
"Mình chỉ mới là thành viên vàng thôi, với sở thích mua đồ online thế này thì phải lên hạng kim cương mới hả dạ. Sắm sửa nhiều quá đúng là có lúc cũng phải cạn tiền thật, vậy nhưng mình vẫn duy trì thói quen lướt các sàn thương mại điện tử, có gợi ý gì hay hay là thêm tạm vào giỏ hàng chờ ngày có tiền để hốt về", Lyna Bùi tự nhận mình là "bà hoàng chốt đơn".
Lyna Bùi (21 tuổi) sinh viên đại học Khoa Học Xã hội và Nhân Văn tại TP.HCM
4. Học sinh cấp 3 cũng gia nhập "đường đua"
Dù chỉ là học sinh cấp 3, số tiền hàng tháng có được không nhiều nhặn gì nhưng Minh Huy lại tâm sự rằng từ ngày biết cách sử dụng các sàn thương mại điện tử, mọi thứ cậu bạn dùng đều đa phần được mua từ nơi này.
Tiền tiêu vặt: 600k/tháng
Các khoản chi cho sàn thương mại điện tử:
- Quần áo: 200k/lần
- Ốp lưng: 50k/lần
- Đồ dùng học tập: 100k/lần
Tổng số tiền đã chi từ khi dùng sàn thương mại điện tử: 3 triệu
Với lứa tuổi còn đang đến trường, những món đồ Minh Huy sắm sửa cũng chỉ ở mức cần thiết thường ngày, ấy vậy nhưng, anh chàng lại bất ngờ tiết lộ mình cứ mua hoài không ngừng: "Với số tiền ít ỏi được mẹ cho tiêu vặt hàng tháng, mình gần như đã tiêu tốn khá nhiều để săn sale, phục vụ những sở thích của bản thân" . Khi vô tình "chốt" lại khoản tiền bản thân tiêu pha vào sàn thương mại điện tử, Minh Huy khá bất ngờ khi đã mua sắm hơn 3 triệu đồng.
Minh Huy (16 tuổi) học sinh cấp 3 tại Quảng Ngãi
5. "Nếu có phải trả giá, em cũng xin chấp nhận trả giá"
"Những món đồ mua về vẫn chưa kịp dùng hết nhưng cứ vào sàn thương mại điện tử một lúc lại chốt đơn thêm vài 'em' giống hệt vậy", chính là những chia sẻ chân thật của Minh Thi (21 tuổi) về sở thích mua sắm của mình.
Thu nhập: 6 triệu
Các khoản chi cho sàn thương mại điện tử:
- Áo thun: 150k/lần
- Đồ skincare, mỹ phẩm: 1,1 triệu/ lần
- Ốp lưng: 100k/lần
Tổng số tiền đã chi từ khi dùng sàn thương mại điện tử: 14 triệu
Đa số những lần mua đồ không ngừng được của Thi đều đổ dồn vào mỹ phẩm được bán ở các sàn thương mại điện tử. Đối với Minh Thi, tốn bao nhiêu tiền vào mỹ phẩm yêu thích, cô bạn cũng đều chấp nhận. Minh Thi cũng hé lộ mình đã tiêu hơn 14 triệu đồng vào nơi này.
Đỗ Thị Minh Thi (21 tuổi) sinh viên đại học Tài Chính Marketing
Kết
Không thể phủ nhận rằng việc mua sắm online phần nào đó giúp giới trẻ giải toả áp lực của bản thân. Một số người đã thừa nhận khi lướt các sàn thương mại điện tử mua sắm, họ cảm thấy mình bớt stress, nên dù biết sẽ tiêu tốn khá nhiều tiền tại nơi này, họ vẫn cho rằng đó là một khoản chi đem về lợi ích.
Tuy nhiên, việc giải toả căng thẳng trong phút chốc ấy có thể khiến bạn mất ngủ vào cuối tháng khi nhìn vào tổng số tiền thu chi và cả số dư nợ như đang nhảy nhót trêu ngươi trong sao kê tín dụng.
Mua sắm không kiểm soát cũng như chơi trò tàu lượn vậy, bạn sẽ rất phấn khích trong suốt quãng đường đi từ dưới lên đến đỉnh, nhưng một khi đã đạt đỉnh và chuẩn bị xổ dốc thì chặng đường tiếp theo có vẻ đầy ám ảnh đấy nhé. Với những người không có một "sức khoẻ tài chính" vững vàng thì không nên mạo hiểm!
Săn sale chỉ 1 ngàn đồng, khách tá hỏa vì ship hơn 17,5 triệu đồng Những tưởng mua được món hời, ấy vậy mà đến công đoạn thanh toán cuối cùng người mua lại phải lẳng lặng "quay xe" vì không trả nổi tiền ship. Để kích cầu mua sắm, nhiều sàn thương mại điện tử đã tung ra các chương trình khuyến mại để thu hút sự chú ý của khách hàng. Đặc biệt trong số đó...