Buồn “cái tôi” của sao Việt
Khi cái tôi vượt ra ngoài phạm vi, nó lại trở thành biểu hiện của sự ích kỷ.
Khi lợi ích của cái tôi cao hơn tất thảy
Cái tôi với người nghệ sĩ luôn cần thiết, nhưng nó cần trong phạm vi của sự sáng tạo, chuẩn mực đạo đức, xã hội… Với những ca khúc, bộ phim, vở kịch, màn biểu diễn… cái tôi – cái chất riêng không lẫn với ai – luôn trở thành điểm hấp dẫn và làm nên “thương hiệu”.
Tuy nhiên, sự việc gần đây của hai ca sĩ Trọng Tấn, Anh Thơ khiến nhiều người thấy buồn.
Trọng Tấn, Anh Thơ bị tạm cấm biểu diễn
Theo Công văn của Cục Nghệ thuật biểu diễn cho hay, hai ca sĩ dòng nhạc trữ tình này đã tự ý bỏ về nước không tham gia Chương trình nghệ thuật mang tính chất ngoại giao để chào mừng Năm Đoàn kết hữu nghị giữa nước ta và nước bạn Lào. Dẫu biết trước đó, hai ca sĩ Trọng Tấn và Anh Thơ có lịch biểu diễn tại tỉnh Ninh Bình vào cùng ngày. Hai nghệ sĩ vẫn tự ý bỏ chương trình ngoại giao, làm ảnh hưởng tới chương trình biểu diễn nghệ thuật của VN tại Lào.
Nguyên nhân việc tự ý bỏ về nước của hai nghệ sĩ thuộc vấn đề cá nhân. Tuy nhiên, vì cái tôi, hai người đã không nghĩ tới hậu quả việc làm của mình. Nó gây ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh quốc gia. Khi đó, cái tôi không được suy xét thấu đáo đã trở thành sự ích kỷ, mà hệ lụy của nó không chỉ dừng ở phạm vi một con người.
Hai vận động viên chèo thuyền Nguyễn Phương Đông và Lương Đức Toàn
Hành động tự ý bỏ buổi biểu diễn mang tính ngoại giao của Trọng Tấn, Anh Thơ khiến người ta nghĩ tới hành vi tự động bỏ trốn của hai vận động viên chèo thuyền quốc gia Nguyễn Phương Đông và Lương Đức Toàn vào tháng 3 vừa qua.
Video đang HOT
Trong đợt đi tập huấn tại Úc, cả hai đã tự ý bỏ trốn, bỏ lại tất cả tư trang, để mưu sinh nơi đất người. Tới ngày 4/5, khi visa có thời hạn của hai vận động viên hết hạn, cả hai vẫn bặt vô âm tín.
Họ, từ một hành động làm liều vì tham vọng tiền bạc, đã tự hủy hoại sự nghiệp của chính mình. Cao hơn nữa, hình ảnh vận động viên quốc gia Việt Nam bỏ trốn tạo một cái nhìn thiếu thiện cảm trong con mắt huấn luyện viên nước ngoài nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung.
Nguyễn Phương Đông và Lương Đức Toàn chỉ là hai cái tên gần đây nhất trong số hơn chục vận động viên khoác áo đội tuyển quốc gia tự ý bỏ trốn tại nước ngoài để đi làm lao động.
Trước đây, cũng có nhiều nghệ sĩ Việt Nam tự động ở lại bất hợp pháp tại nước bạn sau mỗi chuyến biểu diễn tại nước ngoài. Họ lựa chọn vì suy nghĩ riêng thuộc lợi ích của bản thân. Nhưng trong những hoàn cảnh mang tầm quốc gia, hành động đó đã trở thành tiếng xấu với không chỉ bản thân họ.
Buồn “cái tôi” của sao Việt
Nhóm nhạc Hàn B2ST bị nhóm HKT-M sao chép nguyên bản
Công chúng Việt vẫn đang “kêu gào” mong mỏi cái tôi của nghệ sĩ Việt trong những ca khúc, MV mang nét riêng của văn hóa Việt. Từ vấn nạn “đạo, nhái Kpop” tới chuyện cop nhặt giữa các ca sỹ trong nước với nhau, nghệ sĩ Việt đang làm mất dần đi cái tôi bản sắc văn hóa của chính dân tộc.
Theo định nghĩa của phân tâm học, cái tôi được hình thành ngay từ khi con người sinh ra và qua tiếp xúc với thế giới bên ngoài, “cái tôi” học cách cư xử sao cho kiểm soát được những ham muốn vô thức không được xã hội chấp nhận. “Cái tôi” có vai trò trung gian hòa giải giữa những ham muốn vô thức và những tiêu chuẩn nhân cách và xã hội. (theo Wikipedia)
Với những người nổi tiếng, ai cũng có cái tôi riêng, nhưng họ lại chưa biết cách thể hiện cái tôi đó cho đúng trên sân khấu hay trong đời sống. Một nam ca sỹ sẵn sàng vì cái tôi của mình, nói ra những điều phụ bạc tình người trước một người phụ nữ là mẹ của con trai anh, khiến cô phải nhập viện vì sốc.
Một nữ ca sỹ vì cái tôi muốn thể hình mình là đúng cũng không ngại đưa đứa nhỏ vô tội vào cuộc tranh cãi thiệt hơn của người lớn. Một nhóm nhạc sỹ nổi tiếng vì muốn thể hiện mình tài năng không ngại đâm đơn kiện lên chính những người có trách nhiệm với họ.
Cách ăn mặc bắt chước sao ngoại
Cái tôi còn được thể hiện ở cách ăn mặc của người nổi tiếng. Nhiều ngôi sao Việt vẫn đang cố chạy theo cách mặc, cách trang điểm của sao Hàn, sao Trung. Cố gắng khoe thật nhiều nhưng càng khoe lại càng thấy… giả.
Đây là cách để sao Việt thể hiện cái tôi của mình?
Phát ngôn bằng lời nói cũng là một biểu hiện ra ngoài cái chính kiến, suy nghĩ của riêng mình. Nhưng bên cạnh nhiều phát ngôn, dù hơi quá nhưng rất riêng của Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Linh, Mai Khôi… thì còn đó nhiều câu chuyện dở khóc dở cười khi sao Việt nói về chính mình.
Ngọc Trinh thường xuyên bị tiếng xấu vì những phát ngôn và hành động bất cẩn
Cái tôi luôn đi liền với bản ngã riêng nhưng không phải lúc nào cái tôi cũng là đúng đắn. Một người nổi tiếng trong một hoàn cảnh có tầm ý nghĩa quốc gia thì cái chung của dân tộc cần được đặt lên trên cái tôi riêng. Và trong bất kỳ một hoàn cảnh nào, cái tôi luôn phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, xã hội, khi đó nó mới có giá trị và đáng được tôn trọng.
Quỳnh_An
Theo Khampha
Hai VĐV Việt Nam bỏ trốn ở Australia
Hai tuyển thủ của tuyển rowing Nguyễn Phương Đông (Hải Phòng) và Lương Đức Toàn (Hà Nội) không trở về Việt Nam cùng đội.
Đội tuyển rowing gặp vấn đề lớn sau sự cố trốn đội của hai tuyển thủ. Ảnh: ĐH.
Đây là hai VĐV được đầu tư để dự vòng loại Olympic London diễn ra vào tháng 4 tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, sự cố bất ngờ xảy ra trong chuyến tập huấn kéo dài một tháng ở Australia. Trong tối khuya 10/3, đêm cuối cùng ở đất Australia trước khi cả đội đáp chuyến bay sớm về Việt Nam vào sáng hôm sau, hai tuyển thủ nam Nguyễn Phương Đông và Lương Đức Toàn đã trốn khỏi khách sạn, để lại cả đồ đạc lẫn hộ chiếu (do HLV nắm giữ).
Sáng sớm hôm sau không thấy hai VĐV này, chuyên gia người Australia Zoedonne cùng HLV Đỗ Mạnh Tùng đã gọi điện về Việt Nam báo cáo tình hình. Cả đoàn chờ đến phút chót và phải trở về Việt Nam mà thiếu vắng hai người.
Ông Nguyễn Hải Đường, Trưởng bộ môn Đua thuyền (Tổng cục TDTT) thừa nhận sự việc này đã ảnh hưởng lớn đến chương trình chuẩn bị cho Olympic của rowing Việt Nam. Nội dung thuyền đôi nam giờ đây mất trắng lực lượng, trong đó Nguyễn Phương Đông là trụ cột chính. Là hai VĐV trẻ triển vọng, Nguyễn Phương Đông và Lương Đức Toàn vừa giành HC đồng thuyền đôi nam tại SEA Games 26 và đang được đầu tư để chuẩn bị cho vòng loại Olympic 2012.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Bộ môn đua thuyền đã tìm đến gia đình của hai VĐV bỏ trốn và được biết cả hai đều có người nhà đang sinh sống tại Australia. Việc hai VĐV bỏ trốn khỏi đội có thể là vì muốn ở lại với người thân và tìm việc tại đây. Mặc dù đã vi phạm nội quy tập huấn nước ngoài của đội tuyển quốc gia, cả hai vẫn chưa bị liệt vào dạng ở lại nước ngoài bất hợp pháp vì visa của họ có thời hạn đến ngày 4/5.
Trong khi Tổng cục TDTT đang tiến hành các thủ tục quy định để báo cáo sự việc lên các cấp, Bộ môn đua thuyền đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của chuyên gia Zoedonne. Ông nhận lời tìm đến người nhà của hai VĐV ở Australia để gặp và vận động hai VĐV trẻ trở về.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra hiện tượng các tuyển thủ quốc gia lợi dụng các chuyến tập huấn nước ngoài để trốn lại lao động. Năm 2008, hai thành viên đội tuyển vật đã trốn ở lại Hàn Quốc để làm lao động tự do. Trước đó, một số môn khác cũng gặp phải sự cố này.
Sự cố mới nhất ở đội tuyển rowing khiến các lãnh đội, HLV và cán bộ quản lý ở các môn thể thao khác lo lắng. Tập huấn nước ngoài là một phần không thể thiếu trong đào tạo VĐV đỉnh cao. Nếu ý thức VĐV và biện pháp quản lý không được thắt chặt, họ cũng không biết phải tránh né hiện tượng này triệt để như thế nào.
Một cán bộ môn cử tạ than thở rằng quyết định xốc nổi của các VĐV bỏ trốn làm khổ những người ở lại. Không chỉ làm khó các đội tuyển sẽ đi tập huấn nước ngoài sau đó, mà còn biến các đội thành đối tượng bị cảnh sát các nước sở tại theo dõi chặt chẽ. Đội tuyển cử tạ từng phải chịu đựng cảnh này trong chuyến tập huấn tại Hàn Quốc sau khi hai VĐV vật bỏ trốn năm 2008.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những nhân vật "kỳ quặc" của TH thực tế "... cũng từ những cuộc thi như vậy, luôn xuất hiện những nhân vật đặc biệt đến... kỳ quặc. Nhiều người bị ném đá, vì "có bệnh mà không biết mình có bệnh"..." Công bằng mà nói, sức sống của các chương trình trò chơi truyền hình thực tế nhiều khi phụ thuộc vào người chơi. Bởi vì chính họ đi lên từ...