Buôn bán trái phép nội tạng người: Những diễn biến xấu trên thị trường đen
Ngày 19/5/2013, Công an tỉnh An Giang đã giải cứu thành công một nữ thanh niên bị giam giữ đòi nợ 5.000 USD với cam kết nếu không trả nợ sẽ bán một quả thận để trừ nợ. Như vậy, các bộ phận sống của cơ thể đang được coi là tài sản và đã được định giá? Vấn đề mua bán nội tạng người sống đang diễn ra theo những chiều hướng đáng lo ngại.
Việt Nam đã ghép tạng thành công
Cấy ghép nội tạng, một tiến bộ kỹ thuật diệu kỳ
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 70.000 quả thận được ghép cho các bệnh nhân, trong đó có khoảng 15.000 quả thận có nguồn gốc từ thị trường mua bán nội tạng bất hợp pháp. Đối với các loại nội tạng khác, số liệu thống kê cũng chỉ ra một con số tương đương. Điều này cho thấy, tình trạng buôn bán nội tạng đang trở thành một vấn nạn nhức nhối.
Hiện nay, rất nhiều quốc gia đang phải đối phó với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nội tạng cho các ca phẫu thuật cấy ghép. Tại các nước Tây Âu, ước tính hiện có khoảng 120.000 bệnh nhân đang trong tình trạng lọc thận và khoảng 40.000 trường hợp đang chờ được ghép thận. Thời gian chờ đợi trung bình để được ghép thận của các bệnh nhân châu Âu là 3 năm nhưng với tình trạng khan hiếm người hiến tạng như hiện nay, vào năm 2010, các bệnh nhân sẽ phải chờ tới… 10 năm. Hậu quả của việc phải chờ đợi lâu này là từ 15% – 30% bệnh nhân nằm trong danh sách chờ đợi bị chết trước khi được ghép tạng. Theo ước tính của Tổ chức UNOS (tổ chức chuyên phụ trách việc phân phối các cơ quan tạng để cấy ghép cho bệnh nhân của Mỹ), mỗi tuần, chỉ tính riêng ở Mỹ đã có khoảng 98.713 người dân cần ghép tạng nhưng chỉ có khoảng 28.354 người trong số họ được nhận các cơ quan tạng tương ứng, và hơn 6.000 bệnh nhân đã chết mỗi năm do phải chờ đợi để được cấy ghép tạng.
Thận là bộ phận được cho và ghép thông thường nhất vì hai lý do. Thứ nhất là mỗi người bình thường đều có hai quả thận nên có thể cắt một quả đem ghép cho người khác dễ dàng mà không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của người cho. Thứ hai là chứng suy thận, những người bị suy thận có khả năng chờ đợi nhờ thận nhân tạo. Sau đó là gan, phổi, tim, tụy tạng, tủy xương, chi, giác mạc và mới đây nhất cả một khuôn mặt đều đã có thể cấy ghép.
Nhu cầu nội tạng sống tại Việt Nam
Việc ghép tạng ở Việt Nam được tiến hành lần đầu vào năm 1992. Tuy nhiên, số người bệnh được ghép tạng khá ít vì không có nguồn tạng và không ít người bệnh đã tử vong do không được ghép tạng. Nhu cầu ghép tạng ở nước ta hiện nay là rất lớn, đặc biệt là ghép thận với ước tính khoảng trên 10.000 bệnh nhân suy thận mãn tính có nhu cầu, 300.000 người mù lòa vì các bệnh lý giác mạc cần được ghép giác mạc… Tình trạng khan hiếm nguồn tạng xảy ra ở hầu hết các quốc gia, và đặc biệt ở Việt Nam do rất hiếm người chết não đồng ý hiến tạng như các nước.
Video đang HOT
Chỉ tính riêng ở Bệnh viện Việt Đức, mỗi năm có đến hàng nghìn ca chết não do tai nạn, nhưng số người đồng ý hiến thận chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thực trạng này chủ yếu do quan niệm tâm linh của người Việt rằng người chết phải “toàn thây”.
Thực tế, do nhu cầu của người bệnh rất lớn mà nguồn cung hợp pháp (người thân cho tạng hoặc chờ có người hiến tặng) lại quá nhỏ, nên các “đường dây” buôn bán thận nói riêng và nội tạng nói chung đã hình thành và tồn tại. Khả năng tìm được nguồn cung cấp tạng để ghép theo đúng luật thì hiếm, nên hầu hết người cần ghép tạng đều phải tìm đến các đường dây cung ứng “chui”. Khi qua các đường dây này, tạng đến được người cần ghép với giá cao ngất, còn người “bán” dưới danh nghĩa “hiến” kia cũng chỉ nhận được một số “phí” chỉ khoảng 2/3 hoặc, thậm chí là một nửa so với chi phí thực người bệnh bỏ ra vì phải qua tay “cò”. Trong khi hầu hết những người chọn cách bán đi một bộ phận cơ thể mình đều là người nghèo, bế tắc trong cuộc sống cần tiền để trang trải, nếu là người bệnh thì càng thêm khổ sở!
Không chỉ buôn bán trong nước dưới danh nghĩa họ hàng (giả) để hợp thức, việc sang Trung Quốc bán mua thận cũng đang trở nên phổ biến. Trung Quốc hiện nay có thị trường mua bán nội tạng sống bất hợp pháp lớn nhất thế giới. Những người mua bán nội tạng được coi không có tội. Vì vậy đã có hiện tượng nhiều người khó khăn đã sang Trung Quốc bán nội tạng hoặc mua bán với nhau từ trong nước rồi sang Trung Quốc cấy ghép. Đầu năm 2011, thông tin từ một bệnh viện trên địa bàn TP Cần Thơ cho biết có một số người đến bệnh viện khám sức khỏe với nhiều yêu cầu xét nghiệm đáng nghi vấn. Từ thông tin trên, lực lượng CSĐT Công an TP Cần Thơ vào cuộc và đã lần ra một đường dây đưa người sang Trung Quốc để bán thận. Nạn nhân của đường dây trên là những thanh niên tuổi đời từ 18 – 35, sức khỏe tốt nhưng khó khăn về kinh tế, ở hầu hết các tỉnh, thành từ Ninh Thuận trở vào.
Hồi cuối tháng 4/2012 dư luận lại xôn xao về trường hợp Tô Công Luân 22 tuổi, sinh viên Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp 2 TP Hồ Chí Minh đang trong tình trạng thập tử nhất sinh sau khi bị dụ sang Trung Quốc bán thận. Luân đã chết sau khi về nước vài tuần. Hiện nay lướt trên mạng internet chúng ta có thể tìm thấy hàng trăm tin thông báo nhu cầu mua bán nội tạng tại Việt Nam, trong có có rất nhiều tin rao bán thận. Giá nội tạng trên thị trường trong nước có thể nói quá rẻ. Một quả thận thường chỉ có giá từ 2500 USD đến 4000 USD, trong khi đó ngay tại Trung Quốc, được coi là rẻ nhất thế giới giá một quả thận sống cũng lên đến 10.000USD. Chính vì vậy đã có hiện tượng nhiều người nước ngoài, đặc biệt là Việt kiều đã về nước để tìm kiếm nội tạng sống.
Tình trạng khan hiếm nguồn tạng đang xảy ra ở hầu hết các quốc gia
Cần sớm hoàn thiện công cụ pháp luật
Hiện nay văn bản pháp luật đang có hiệu lực là Luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác quy định chỉ những người có cùng dòng máu trực hệ ba đời (với điều kiện là đủ 18 tuổi trở lên, tình nguyện hiến, có sự hòa hợp về sinh học và việc lấy tạng không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe) mới được cho nhau tạng theo kiểu liên hệ trực tiếp. Điều 11 của Luật đề cập đến các hành vi bị pháp luật cấm trong lĩnh vực này như: Cấm mua, bán, lấy trộm mô, tạng; cấm sử dụng mô, tạng vì mục đích thương mại…Tuy nhiên, luật này chưa quy định các chế tài khi vi phạm các điều khoản của luật này, trong khi đó Bộ Luật Hình sự cũng chưa có các điều khoản quy định các chế tài trong hoạt động mua bán trái phép nội tạng người. Đó là một kẽ hở pháp luật cần sớm được bổ sung. Bên cạnh đó, luật hiện hành quy định việc cấm lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại. Tuy nhiên thực tế, các đường dây mua bán tạng “chui” vẫn lách luật bằng cách “giả hiến tặng”. Đây cũng là kẽ hở lớn đang bị các đối tượng mua bán tạng lợi dụng hiện nay.
Một vấn đề nữa cần lưu tâm là hiện nay tình trạng mua bán người diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp, nhiều thủ đoạn mới xuất hiện như mua bán trẻ sơ sinh trong đó cũng không loại trừ mua bán người để lấy tạng… Trong những năm gần đây, tại nhiều địa phương cũng đã xảy ra hiện tượng tin đồn bắt cóc trẻ em đem bán để lấy nội tạng. Điều đó cho thấy cũng không loại trừ Việt Nam đã xuất hiện tội phạm liên quan đến việc mua bán nội tạng. Chính vì vậy bên cạnh việc xây dựng hệ thống pháp luật về việc lấy mô tạng thì các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường công tác phòng chống tội phạm buôn bán người, quản lý chặt chẽ việc cho nhận con nuôi, đặc biệt là cho nhận con nuôi đối với các cá nhân ở nước ngoài.
Theo ANTD
Ấn Độ: Bé 8 tuổi mất hết nội tạng trong BV
Cô bé Gurkiren Kaur Loyal đã tử vong sau khi bị bác sĩ tại bệnh viện địa phương tiêm vào cơ thể chất lỏng không rõ nguồn gốc. Khi tử thi được đưa về mai táng, gia đình phát hiện các bộ phận bên trong cơ thể đã biến mất.
Cô bé Gurkiren Kaur Loyal, cư trú tại Anh, phải nhập viện trong tình trạng bị mất nước nhẹ khi em đi nghỉ cùng gia đình ở Punjab - Ấn Độ. Cô bé đã tử vong sau khi bác sĩ tại bệnh viện địa phương này tiêm vào cơ thể em chất lỏng không rõ nguồn gốc. Khi tử thi được đưa về Anh để mai táng, các chuyên gia giải phẫu tử thi ở Birmingham cho biết, toàn bộ các bộ phận bên trong cơ thể của cô bé đã không còn, trừ đôi mắt.
Gia đình cô bé đang yêu cầu bác sĩ có lời giải thích rõ ràng về cái chết bất ngờ của con gái họ và vì sao các bộ phận trên cơ thể cô bé lại biến mất.
Bức ảnh cuối cùng Gurkiren chụp cùng với bố mẹ và anh trai
Gia đình Loyal luôn ở bên Gurkiren sau khi cô tử vong, vì vậy loại trừ khả năng các bộ phận của cô bé bị lấy trong thời gian này. Họ tố cáo nhân viên bệnh viện đã lấy toàn bộ nội tạng của cô bé trước đó nhằm cố che giấu nguyên nhân tử vong.
"Tôi rất tức giận", bà Amrit Kaur Loyal - mẹ của cô bé trả lời với tờ Guardian. "Việc đầu tiên chúng tôi sẽ làm là tìm lại các bộ phận của cháu, và nếu tìm được, chúng tôi sẽ kiện bệnh viện này".
Bà Amtit cũng cho biết cô con gái bé nhỏ giống như "linh hồn" của cả gia đình bà. Chuyến du lịch đến Easter là chuyến đi đầu tiên trong đời cô bé. Gia đình đưa Gurkiren về Ấn Độ để thăm ông bà.
Cô bé được nhận xét là rất đáng yêu và thông minh
Gurkiren được đưa vào bệnh viện trong tình trạng mất nước nhẹ và còn khỏe mạnh. Gurkien lúc đó ngồi trên giường bệnh, nói chuyện với bố mẹ về việc sẽ mua quà gì cho bác, thì có nhân viên y tế đến mang theo ống tiêm chứa thuốc sẵn. Mặc dù mẹ của Gurkien liên tục hỏi nhân viên này tiêm thuốc gì, nhưng anh ta không cho biết.
"Anh ta tiêm vào tay con gái tôi. Ngay lập tức mặt con bé biến sắc". Bà Amrit cho biết.
"Trong chớp nhoáng, cổ của cháu lật ngửa về phía sau, tay trái giơ lên, toàn thân tái nhợt, mắt chớp 2 lần, miệng mở rộng, và qua đời".
Cô bé Gurkiren đáng yêu
Gia đình đã yêu cầu bệnh viện cố gắng cứu sống cô bé, nhưng đã quá muộn.
Gia đình cho biết, hồ sơ bệnh án của cô bé đã bị hủy. Họ thậm chí cũng không được yêu cầu trả tiền hóa đơn xét nghiệm máu và mũi tiêm bí ẩn đó.
Bệnh viện canh gác thi thể của cô bé một cách chặt chẽ và thoạt đầu từ chối khám nghiệm tử thi. Nhưng rồi chính quyền nói với họ rằng, thi thể cô bé chưa thể được đưa về Anh nếu không được khám nghiệm đầy đủ ở Ấn Độ.
Sau đó, bệnh viện tiến hành khám nghiệm, nhưng mẹ của Gurkien cho biết, cách thức thực hiện hoàn toàn không đủ tiêu chuẩn, "giống như thời trung cổ".
Chuyện không dừng lại ở đó. Khi tử thi của Gurkiren được trả về, các chuyên gia khám nghiệm ở Anh cho biết nội tạng của cô bé đã không còn trước khi thi thể được chuyển về Anh và họ không thể xem xét được gì.
Bố mẹ của cô sẽ tiếp tục đòi lại công lý
Shabana Mahmood, đại diện chính quyền địa phương của gia đình Loyals cho biết, hồ sơ ở Ấn Độ chỉ cho thấy bệnh viện lấy mẫu nhỏ trên các bộ phận nội tạng của cô bé. Bà yêu cầu Bộ Ngoại giao Anh gây áp lực với chính quyền Ấn Độ để tìm và trả lại nội tạng của Gurkiren.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Anh thừa nhận rằng, việc đưa tử thi không còn các bộ phận trở về từ nước ngoài là chuyện xưa nay hiếm.
Theo 24h
Sống với 5 nội tạng cấy ghép vẫn sinh con khỏe mạnh 5 năm sau khi tiến hành phẫu thuật cấy ghép 5 bộ phận nội tạng, Al Ansari vẫn hạ sinh một bé gái kháu khỉnh. Bà mẹ trẻ Fatema Al Ansari. Ảnh: AP Khi Fatema Al Ansari, 26 tuổi ở Qatar, bế đứa con gái bé bỏng trên tay, các bác sĩ đã nói rằng ca đẻ mổ của cô vào ngày 26/2...