Buôn bán hàng giả có thể bị tử hình
Tết Nguyên đán đang cận kề kéo theo lo lắng của người tiêu dùng về vấn nạn hàng giả. Thế nhưng không phải ai cũng biết đối tượng có hành vi buôn bán hàng giả sẽ bị xử phạt như thế nào.
Theo số liệu mới nhất của Bộ Công Thương thì tổng bán lẻ hàng hóa trên môi trường mạng của năm 2021 đạt từ 13,5 – 13,7 tỷ USD. Dự báo năm nay thị phần bán lẻ trực tuyến là 16,5 tỷ USD và đến năm 2025 là 38 – 39 tỷ USD.
Xu thế mua hàng của người dân đang có sự thay đổi nhanh chóng trong 2-3 năm gần đây và cả những năm tiếp theo với bất cứ mặt hàng nào, kéo theo dịch vụ hậu cần, chuyển phát… phát triển mạnh. Nhiều công ty chuyển phát lớn có doanh thu từ đây chiếm tới 90-95%. Cùng với mức tăng nhanh là diễn biến phức tạp, khó kiểm soát hơn trên thị trường mạng.
Theo Bộ Công Thương, mỗi năm có khoảng 1.500 đơn khiếu nại từ doanh nghiệp, người tiêu dùng về hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng giao dịch trên mạng. Riêng năm 2021, hơn 3.000 vụ việc bị lực lượng chức năng phát hiện, với 14.000 sản phẩm vi phạm.
Lực lượng Hải quan kiểm tra hàng hóa vi phạm
Hàng giả xuất hiện ở nhiều phân khúc của thị trường. Hầu hết thương hiệu uy tín, được người tiêu dùng ưa chuộng đều có nguy cơ bị làm giả, làm nhái, với nhiều hình thức tinh vi. Đặc biệt là những tháng cận Tết chính là thời điểm các đối tượng buôn hàng giả tung hoành, gia tăng về cả khối lượng lẫn chủng loại hàng hóa, khiến người dùng như rơi vào “mê trận” và khiến nhiều doanh nghiệp chân chính bị thiệt hại.
Luật sư Trần Xuân Tiền – Trưởng Văn phòng luật sư Đồng đội cho biết. hành vi buôn bán hàng giả nói chung và buôn bán hàng giả qua mạng internet nói riêng đều là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi mà các đối tượng buôn bán hàng giả sẽ bị xử phạt hành chính hoặc hình sự.
Video đang HOT
Chế tài hành chính: Mức cao nhất là 70.000.000 đồng
Hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng thì mức phạt tiền thấp nhất là 1.000.000 đồng, cao nhất là 70.000.000 đồng.
Hành vi buôn bán giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa: mức phạt thấp nhất là 2.000.000 đồng, cao nhất là 50.000.000 đồng.
Hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả: mức thấp nhất là 300.000 đồng, cao nhất là 30.000.000 đồng.
Chế tài hình sự: Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh có thể bị tử hình
Đối tượng có hành vi buôn bán hàng giả không phải là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh, thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015. Theo đó, cá nhân vi phạm có thể phạt tù cao nhất lên tới 15 năm, bên cạnh đó, người này còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Đối tượng có hành vi buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm theo quy định tại Điều 193 Bộ luật Hình sự. Theo đó, căn cứ vào giá trị tài sản bị thiệt hại, số lợi bất chính, mức phạt áp dụng đối với người có hành vi vi phạm có thể lên đến 15 năm đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.
Đối tượng có hành vi buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, người có hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh theo quy định tại Điều 194 Bộ luật Hình sự, mức phạt cao nhất có thể áp dụng đối với cá nhân vi phạm là phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Đối tượng có hành vi mua bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội Sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi theo quy định tại Điều 195 Bộ luật hình sự, mức phạt cao nhất là 20 năm tù với cá nhân.
“Khi biết về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả của cá nhân, cơ sở, doanh nghiệp, người dân có thể tố giác qua số điện thoại hotline hoạt động 24/7 của Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) là 1900.888.655. Cơ quan này sẽ tiếp nhận thông tin tố giác từ người dân và doanh nghiệp về các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả và kịp thời có phương thức xử lý, ngăn chặn hiệu quả. Ngoài ra, người phát hiện hành vi vi phạm còn có thể gửi đơn thư, khiếu nại tới Tổng cục Quản lý thị trường. Bên cạnh đó, do có dấu hiệu tội phạm, người dân còn có thể gửi đơn tố giác đến cơ quan công an xã, phường, thị trấn; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.” – Luật sư Trần Xuân Tiền cho biết thêm.
Mời quý vị và các bạn nghe cuộc trao đổi của luật sư Trần Xuân Tiền – Trưởng Văn phòng luật sư Đồng đội với phóng viên chương trình Cầm tay chỉ luật
Đủ căn cứ truy tố cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Trần Hùng về tội nhận hối lộ
Quá trình Đội Quản lý thị trường số 17 giải quyết vụ việc vi phạm xảy ra tại Công ty Phú Hưng Phát do Cao Thị Minh Thuận làm Giám đốc, lợi dụng chức vụ là Tổ trưởng Tổ công tác 304, Tổng cục Quản lý thị trường, bị can Trần Hùng đã nhận 300 triệu đồng của Cao Thị Minh Thuận thông qua ngưởi khác.
Viện KSND tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Trần Hùng (cựu Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, cựu Tổ trưởng Tổ 304, nay là Tổ 1444 Tổng cục Quản lý thị trường, cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội) về tội nhận hối lộ liên quan đến vụ sách giáo khoa giả.Trước đó, Viện KSND tối cao đã hai lần trả hồ sơ, yêu cầu Cơ quan điều tra Bộ Công an điều tra bổ sung.
Liên quan đến vụ án này, 35 bị can khác bị truy tố các tội: Sản xuất, buôn bán hàng giả; sản xuất hàng giả; buôn bán hàng giả; môi giới hối lộ và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Trước đó, vào 10h15 ngày 18/6/2021, tại kho hàng ở phố Giáp Nhị, Hà Nội, Cơ quan điều tra Bộ Công an bắt quả tang Hoàng Mạnh Chiến (Giám đốc Công ty cổ phần In và Văn hoá truyền thông Hà Nội) đang vận chuyển 9.750 quyển sách giáo khoa, với tổng giá trị theo giá bìa là hơn 380 triệu đồng. Trên các quyển sách đều dán tem hologram của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
Chiến khai nhận, toàn bộ số sách trên đều là sách giáo khoa giả, do anh ta và Hoàng Mạnh Hà (Phó Giám đốc Công ty cổ phần In Hà Nội) tổ chức sản xuất để bán cho Cao Thị Minh Thuận (Giám đốc Công ty Phú Hưng Phát)
Cơ quan điều tra đã thu giữ toàn bộ số sách trên, đồng thời khám xét khẩn cấp 54 địa điểm, kho hàng của các đối tượng, thu giữ hơn 3 triệu quyển sách giáo khoa các loại. Đồng thời thu giữ các loại bìa, ruột sách chưa đóng quyển và một số vật chứng, tài liệu khác.
Quá trình điều tra mở rộng vụ án, cơ quan điều tra còn làm rõ, trong năm 2020, Công ty Phú Hưng Phát bị Đội Quản lý thị trường số 17 (thuộc Cục Quản lý thị trường Hà Nội) kiểm tra, thu giữ số lượng lớn sách giáo khoa của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Cao Thị Minh Thuận đã tác động đến một số cán bộ quản lý thị trường để xử lý hành chính đối với vụ việc.
Sáng ngày 8/7/2020, Trần Hùng tiếp nhận nguồn tin từ ông Nguyễn Đăng Quang (Trợ lý Tổng Giám đốc Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam) đề nghị kiểm tra đột xuất tại kho sách của một tư nhân ở quận Hoàng Mai, Hà Nội vì nhận thấy, có thể có nhiều sách giả ở đây.
Trần Hùng cùng ông Quang trực tiếp đi xác minh ban đầu, sau đó chỉ đạo Cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp xác minh, thẩm tra. Kết quả kiểm tra đã phát hiện và thu giữ 27.360 quyển sách giáo khoa ghi "Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam" không có hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc. Đội Quản lý thị trường số 17 đã lập biên bản, tạm giữ số sách trên để tiếp tục xác minh, làm rõ.
Ngày 10/7/2020, Trần Hùng có văn bản chỉ đạo làm rõ thủ đoạn mua, bán sách giả của Cao Thị Minh Thuận. Chiều cùng ngày, Cao Thị Minh Thuận nhắn tin, điện thoại cho Trần Hùng với mục đích nhờ giúp đỡ, chỉ đạo để xử lý nhẹ đối với vụ việc liên quan đến Công ty Phú Hưng Phát. Trần Hùng đồng ý không xử lý với điều kiện, Cao Thị Minh Thuận phải chỉ ra một số cơ sở in lậu.
Do sợ bị xử lý hình sự, Cao Thị Minh Thuận bàn bạc, trao đổi với Nguyễn Mạnh Hà (Phó Giám đốc Công ty cổ phần In Hà Nội) về việc đến gặp Nguyễn Duy Hải (lao động tự do, và là người thường xuyên cung cấp các thông tin vi phạm của các cơ sở in sách cho Trần Hùng) để nhờ Hải nói với Trần Hùng xin xử lý nhẹ đối với vụ việc.
Quá trình Đội Quản lý thị trường số 17 giải quyết vụ việc vi phạm xảy ra tại Công ty Phú Hưng Phát do Cao Thị Minh Thuận làm Giám đốc, lợi dụng chức vụ là Tổ trưởng Tổ công tác 304, Tổng cục Quản lý thị trường, Trần Hùng đã nhận 300 triệu đồng của Cao Thị Minh Thuận thông qua Nguyễn Duy Hải.
Cáo trạng xác định, Trần Hùng đã tiếp nhận yêu cầu của Cao Thị Minh Thuận, hướng dẫn Cao Thị Minh Thuận thay đổi lời trình bày về nguồn gốc số sách thu giữ, làm sai lệch bản chất sự việc, đồng thời chỉ đạo việc tạo điều kiện cho Cao Thị Minh Thuận theo hướng xử lý hành chính đối với vụ việc.
Làm nước hoa giả chỉ 6.500 đồng/lọ tặng miễn phí, lừa được gần 10.000 người Với "chiêu bài" tri ân, cảm ơn khách hàng luôn đồng hành, ủng hộ sản phẩm, các nhân viên nữ mạo danh gợi ý tặng khách hàng lọ nước hoa có xuất xứ từ Pháp với chi phí nhận quà chỉ 99.000 đồng. Tang vật vụ án bị cơ quan điều tra Công an TP Thái Bình thu giữ - Ảnh: Công an...