Buôn bán ế ẩm sau 2 ngày vượt núi lên chợ phiên, đôi vợ chồng có quyết định hút triệu view
Công cuộc mưu sinh vất vả, nhọc nhằn nhưng nụ cười tươi vẫn nở trên môi của đôi vợ chồng bán dưa hấu tại chợ phiên Mèo Vạc, Hà Giang.
Hạnh phúc là cảm giác mà ai cũng có mưu cầu tìm được. Mỗi người có cách tạo niềm hạnh phúc riêng cho mình. Thành công trong công việc, có một khối tài sản kếch xù, có một dung nhan đẹp được nhiều ngưỡng mộ,… cũng mang đến hạnh phúc.
Riêng với chị Hoàng Quỳnh Thơm, đến từ Tuyên Quang, tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng chị đã tìm thấy hạnh phúc từ việc cho đi, nhằm mang đến niềm vui, sự thư thái cho chính bản thân mình.
Câu chuyện được chị Quỳnh Thơm kể bằng một đoạn video ngắn trên trang Tiktok cá nhân, đang nhận về nhiều sự quan tâm của dân mạng. Theo đó, chị Quỳnh Thơm và chồng đều đặn hằng tuần sẽ chở trái cây lên chợ phiên Mèo Vạc để bán.
Chợ phiên Mèo Vạc nằm ngay tại trung tâm của thị trấn Mèo Vạc và là khu chợ lớn nhất của tỉnh Hà Giang. Chợ được họp duy nhất 1 lần/ tuần vào các sáng chủ nhật.
Đây là một trong những chợ phiên nổi tiếng nhất ở Hà Giang. Đến với phiên chợ này, du khách sẽ được hòa mình vào không gian đa sắc màu văn hóa của các dân tộc vùng cao.
Chị Quỳnh Thơm kể, mỗi chuyến đi, vợ chồng chị phải vượt 300km đường đồi núi: “Quãng đường đi thì 300km thôi, nhưng tụi mình đi xe ô tô phải hết hơn 2 ngày cả đi lẫn về vì toàn là đường đèo, có đoạn rất nguy hiểm, một bên là vực sâu, một bên là núi đá, sương mù lại giăng kín nên vừa đi vừa dò đường.
Đã có rất nhiều tai nạn thương tâm xảy ra trên cung đường đi bán hàng của tụi mình, nhưng mỗi tuần một lần tụi mình lại lên chợ phiên vùng cao vì trót gắn bó với miền quê thân thương này.”
Đôi vợ chồng chủ sạp dưa dù “ế” nhưng vẫn cảm thấy hạnh phúc vì được mang đến cho các em bé niềm vui nho nhỏ
Trong lần họp chợ mới đây, chị Quỳnh Thơm và chồng không may gặp lúc buôn bán ế ẩm, phương tiện di chuyển lại bị hỏng bất ngờ khiến anh chị không thể quay về như dự kiến.
“Dù sạp dưa hấu bị ế, còn lại rất nhiều, xe lại hư giữa chừng, nhưng hôm đó tụi mình vẫn vui khi quyết định đem bổ dưa hấu ra để chiêu đãi các em nhỏ quanh đó.
Bé nào cũng háo hức chạy đến xếp hàng chờ cô chú bổ dưa phát cho, ánh mắt nhìn không rời vào từng động tác cắt dưa của chú rồi ánh lên niềm vui và không quên nói lời cảm ơn trước khi rời đi. Nhìn các con ăn ngon tụi mình cảm thấy bao mệt nhọc cũng tiêu tan”.
Trong đoạn clip mà chị Quỳnh Thơm chia sẻ lên Tiktok, các em bé Hà Giang tuy còn nhỏ tuổi nhưng rất lễ phép, đứng xếp hàng trật tự đợi đến lượt mình và không quên đưa hai tay ra nhận quà.
Chị Quỳnh Thơm chia sẻ, gắn bó với chợ phiên Mèo Vạc, chứng kiến các em bé vùng cao sống cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, chị ước có thể có thật nhiều tiền để giúp đỡ các em được nhiều nhất có thể.
Hiện tại, mỗi lần lên bán hàng ở chợ phiên, chị đều dành ra chút quà bánh, trái cây để phát tặng các em.
Đoạn clip khiến nhiều người cảm thấy ấm lòng và không quên ngợi khen hành động đẹp của chị Quỳnh Thơm.
Dẫu cuộc sống mưu sinh luôn còn đó những nhọc nhằn, nhưng chị chọn cách sẻ chia, cho đi một phần nho nhỏ những gì mình có thể.
Nhìn thấy các em bé sung sướng, háo hức chia nhau bánh trái được tặng cũng đủ để vợ chồng chị tự thưởng cho mình một nụ cười mãn nguyện.
Câu chuyện mà chị Quỳnh Thơm chia sẻ khiến nhiều người nhận ra rằng, quả thực để sống một cuộc đời hạnh phúc, hãy để niềm vui sinh ra từ sự cho đi, hơn là ngồi sợ mất mát.
Độc đáo chợ phiên phố Đoàn ra đời từ thời Pháp thuộc
Một tuần chỉ họp 2 buổi, sản vật chủ yếu là "cây nhà lá vườn" nhưng người dân có thể dậy từ 3-4h sáng đi bộ gần chục km để xuống chợ.
Không chỉ nổi tiếng với khu du lịch Pù Luông được ví như Sapa của xứ Thanh, Bá Thước (Thanh Hóa) còn được biết đến với chợ phiên phố Đoàn độc đáo có từ thời Pháp thuộc.
Chợ phiên phố Đoàn là nơi giao thương hàng hóa và gặp gỡ của đồng bào các dân tộc Kinh, Mường, Thái... đến từ các xã quanh vùng của huyện Bá Thước như Lũng Cao, Lũng Niêm, Cổ Lũng, Thành Sơn, Thành Lâm... và huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Phiên chợ có từ thời Pháp thuộc mang nhiều nét độc đáo.
Dù đã tồn tại hàng chục năm, cuộc sống cũng đã thay đổi rất nhiều, thế nhưng chợ phiên phố Đoàn vẫn thu hút được nhiều người tới chợ, thậm chí có thời điểm có hàng ngàn người tới tham dự phiên chợ độc đáo này.
Phiên chợ chỉ họp duy nhất 2 buổi sáng ngày thứ 5 và chủ nhật hàng tuần. Hàng hóa mang xuống chợ đủ các loại từ truyền thống tới hiện đại, trong đó có "cây nhà lá vườn" như thổ cẩm, rượu cần, nắm rau rừng, quả cam, con cua, con ốc, hay con chuột săn ở rừng...
Điều đáng nói là có những người dù ở xa phải đi bộ cả chục km, băng rừng lội suối nhưng hàng hóa chỉ là những thứ rau, quả đơn giản, họ vẫn không quản ngại mang đến chợ.
Dù đã tồn tại hàng chục năm, cuộc sống cũng đã thay đổi rất nhiều, thế nhưng chợ phiên phố Đoàn vẫn giữ được nét riêng và thu hút được nhiều người tới chợ
Vào buổi sáng tinh mơ của thứ 5 và chủ nhật, khi gà còn chưa gáy, những người phụ nữ lại gùi trên lưng cả yến bí đỏ, rau cải xoang, ngô hay nếp gạo nương... băng suối vượt rừng để "cõng" hàng xuống chợ.
Do chợ họp từ tờ mờ sáng đến 11h trưa là kết thúc nên để kịp xuống chợ, những người ở xa phải đi từ 3-4h sáng. Xa nhất phải kể đến người dân 3 bản Son - Bá - Mười, Kịt, Toong Hoong, họ phải vượt hơn 10km đường rừng núi hiểm trở, gùi hàng hóa xuống họp chợ. Một số bản của Thành Sơn như Phả Pan, Eo Kén cũng phải đi bộ khoảng 3 tiếng đồng hồ, hay người dân xã Cổ Lũng phải dậy từ 4h sáng, đi bộ 7km mới tới nơi.
Phiên chợ còn độc đáo ở nét văn hóa mua bán trao đổi hàng hóa ngang giá trị. Nhiều món hàng không cần giao dịch bằng tiền mà chỉ cần đổi ngang và không trả giá, đòi thách.
Với người dân ở đây, việc đi chợ không chỉ để mua, bán hàng hóa mà còn là dịp giao lưu văn hóa, gặp gỡ, hỏi thăm nhau. Bên cạnh đó, còn có nhiều người Kinh từ dưới xuôi lên mua các loại nông sản vùng cao và bán các mặt hàng thiết yếu như quần áo, cuốc xẻng, dụng cụ kim khí, xô chậu, chăn màn... phục vụ nhu cầu cho người dân bản địa.
Nằm giữa núi rừng hùng vĩ của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, chợ phiên phố Đoàn đã trở thành nét đẹp văn hóa, là điểm du lịch khám phá hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng cao xứ Thanh. Đồng thời, giúp lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Các bà các mẹ rủ nhau gùi hàng xuống chợ từ 3-4h sáng.
Nhiều thứ hàng hóa được lấy từ "cây nhà lá vườn".
Hoặc sản vật địa phương...
Đôi khi chỉ là những thứ quả đơn giản trong vườn nhà.
Thổ cẩm thường được du khách lựa chọn mua làm quà khi đến đây.
Độc đáo cảnh mẹ địu con đi chợ phiên Bắc Hà ngày giáp Tết Chợ phiên Bắc Hà, tỉnh Lào Cai những ngày giáp Tết mang vẻ đẹp nguyên sơ mang đậm nét bản sắc văn hóa của đồng bào vùng cao Tây Bắc. Đây là phiên chợ vùng cao lớn nhất Lào Cai, còn là một trong 10 chợ phiên nổi tiếng của Đông Nam Á. Hòa lẫn trong không khí mua bán tấp nập, thấp...