Buổi tối định mệnh gặp bạn học cũ
Khoảng 23h, Vương Cường nhận lời tới phòng hát karaoke để gặp bạn học cũ nhưng mãi không về.
Cường cũng không nghe máy khiến gia đình lo lắng. Bình thường kể cả khi điện thoại sắp hết pin, anh luôn tìm cách liên lạc với vợ.
Cả ngày hôm sau (12/5/2013), vợ Cường cùng người nhà đi tìm chồng khắp nơi. Ngày 13/5/2013, Cường vẫn không đến cơ quan làm việc, cô mới quyết định báo cảnh sát.
Cô kể sáng ngày 11/5/2013, vợ chồng lái xe đưa con từ nhà ở huyện Tam Nguyên, tỉnh Thiểm Tây tới vùng ngoại ô đi picnic. Trên đường đi, Cường được bạn học cũ Tiểu Quyên gọi điện thoại rủ đi chơi để mừng Trương Yến mới về quê. Cường từ chối, nói đang đi chơi với vợ con. Hơn nữa, Yến là mối tình đầu nên ngại vợ ghen.
Khoảng 19h ngày 11/5/2013, gia đình Cường về đến nhà. Đến 22h, Cường tiếp tục từ chối lời mời đi hát karaoke với Quyên. Một tiếng sau, Cường bị Quyên nhắn tin trách không nhiệt tình với bạn bè nên không từ chối được nữa, giải thích với vợ rồi lái xe đi.
Đến lúc này, Cường đã mất tích 33 tiếng, lại là người trưởng thành, khỏe mạnh nên cảnh sát chỉ áp dụng các biện pháp giúp đỡ gia đình tìm kiếm. Người đầu tiên cảnh sát tìm gặp là Quyên.
Quyên nói 23h15 ngày 11/5/2013, Cường gọi điện nói đang ở trước cửa quán karaoke. Quyên xuống trò chuyện khoảng 10 phút. Cường nói đã cai rượu bia nên không vào, dặn Quyên đừng nói với Yến là mình đến, sau đó đi bộ ra chỗ để xe.
Xe của Cường là chiếc Volkswagen màu trắng. Cảnh sát trích xuất camera gần quán karaoke nhưng không tìm được hình ảnh chiếc xe, vì vậy chuyển sang điều tra về quan hệ xã hội của Cường.
Cường tính điềm đạm, nhã nhặn, bất kể là về kinh tế, tình cảm hay công việc đều không có mâu thuẫn rõ ràng với ai. Do lúc này chưa lập chuyên án, cảnh sát không có quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin nên đề nghị vợ Cường đến ngân hàng hỏi xem tài khoản của chồng có biến động hay không. Ngân hàng cho biết ngày 12/5/2013, thẻ của Cường có giao dịch rút tiền. Nhận định Cường có thể gặp nguy hiểm, ban chuyên án được lập.
Theo thông tin từ ngân hàng, ngày 12/5/2013, thẻ của Cường rút tiền hai lần tại hai cây ATM khác nhau. Lần thứ nhất 2.700 nhân dân tệ vào lúc 2h52, lần thứ hai gần 10.000 nhân dân tệ vào lúc 19h47. Camera tại cây rút tiền cho thấy người rút là hai thanh niên khoảng 25 tuổi, đeo khẩu trang, đi xe màu trắng. Một người mặc áo trắng, người kia mặc áo tối màu.
Hình ảnh do camera giao thông gần cây ATM ghi lại cho thấy người lái xe không phải Cường.
Hai thanh niên rút tiền từ thẻ của Cường. Ảnh: CCTV.
Lúc này, cảnh sát huyện Tam Nguyên nhận được tin báo của đồng nghiệp tại thành phố Đồng Xuyên gần đó. Theo đó, 4h50 ngày 13/5/2013 tại khe núi hoang vắng, người dân phát hiện một chiếc xe bị đốt cháy vẫn còn bốc khói, gần đó có chai Coca loại 1,25 lít còn mùi xăng. Qua số khung xe, cảnh sát thành phố Đồng Xuyên xác định được chủ xe ở huyện Tam Nguyên.
Toàn bộ các đầu mối đều đã bị phá hủy trong vụ cháy, cảnh sát không thể tìm được dấu vân tay hay ADN. Khe núi này có một đường mòn chạy qua, cách quốc lộ gần 2km. Cảnh sát cho rằng sau khi đốt xe, nghi phạm phải sử dụng phương tiện giao thông để rời khỏi đây.
Trên đường quốc lộ cách lối rẽ vào đường mòn 10 km có một camera giao thông. Trích xuất hình ảnh tại camera này, cảnh sát thấy lúc 2h57 ngày 13/5/2013, chiếc xe màu trắng của Cường đi qua, một phút sau chiếc xe tối màu đi theo. Cảnh sát nhận định rất có thể chiếc xe tối màu đi theo tiếp ứng, sau khi đốt xe, hai nghi phạm đã rời hiện trường bằng phương tiện này.
Video đang HOT
Vị trí có camera giao thông tiếp theo cách lối rẽ 6 km, chiếc xe tối màu đi qua đây lúc 3h12. Vì khoảng cách giữa hai camera là 16 km, chiếc xe này chạy mất 15 phút, cảnh sát kết luận chiếc xe tối màu không thể đủ thời gian rẽ vào đường mòn rồi quay ra. Như vậy, chiếc xe không liên quan đến vụ án, việc chạy sau chỉ là trùng hợp.
Tiếp tục truy ngược camera dọc đường, cảnh sát có phát hiện quan trọng. Lúc 2h50, xe của Cường rẽ vào cây xăng bên đường, hai thanh niên đi xuống. Người mặc áo xanh đổ đầy xăng vào chai nước ngọt. Tại vị trí camera tiếp theo, lúc 6h35 cũng có hai thanh niên đi bộ qua, một mặc áo xanh giống hệt tên đổ xăng vào chai nước ngọt. Thời điểm đốt xe được xác định là khoảng 3h30 sáng, khoảng cách từ hiện trường đốt xe đến đây 8 km, nếu đi bộ sẽ mất từ hai đến ba tiếng, thời gian hoàn toàn phù hợp. Cảnh sát nhận định đây chính là hai nghi phạm.
Hai thanh niên khả nghi vào mua xăng. Ảnh: CCTV.
Ba phút sau, hai nghi phạm lên xe buýt. Camera trên xe buýt ghi lại được hình ảnh tương đối rõ nét của hai nghi phạm. 7h sáng, cả hai xuống xe buýt, bắt taxi đến rạp chiếu phim tại thành phố Đồng Xuyên. Tài xế taxi cho biết hai tên có vẻ rất mệt mỏi, lên xe lập tức ngủ ngay.
Việc bám theo quỹ tích di chuyển của nghi phạm đến đây mất dấu. Không còn đầu mối nào khác, cảnh sát phải dùng biện pháp thủ công là trích xuất toàn bộ camera trên các tuyến đường xung quanh rạp chiếu phim. Vì lượng công việc khổng lồ, ban chuyên án huy động tối đa lực lượng, phải mất một tuần mới có tiến triển.
Ngày 21/5/2013, cảnh sát tìm thấy hình ảnh chiếc taxi chạy từ phía rạp chiếu phim ra ngoại thành, hành khách ngồi trên ghế phụ rất giống một trong hai nghi phạm. Tài xế taxi này cũng nói hai hành khách có vẻ mệt mỏi như cả đêm không ngủ, vừa lên xe đã ngủ ngay. Điểm đến là miếu Thành Hoàng huyện Tam Nguyên.
Cảnh sát đến các khu vực gần miếu Thành Hoàng hỏi thăm và một người dân nhận ra tên mặc áo trắng là Quách Lôi, sinh năm 1991.
Lôi từng đi tù vì cướp tài sản, mới ra tù nửa năm, gần đây thường xuyên đi lại với Vương Huy sinh năm 1988. Sáng sớm 23/5/2013, Lôi bị bắt khi vừa ra khỏi khách sạn. Cùng lúc, Huy cũng bị bắt khi đang ngủ tại nhà.
Trong phòng thẩm vấn, trong một tiếng đầu tiên, Huy không chịu nói câu nào. Sau hỏi một câu khiến các điều tra viên kinh ngạc: “Các ông muốn tôi khai vụ nào trước?” Không ngờ chỉ hơn 24 tiếng trước đó, Huy và Lôi lại sát hại hai nạn nhân khác.
Huy sống với ông bà nội từ nhỏ sau khi cha mẹ ly hôn. Hoàn cảnh gia đình khiến Huy có tính cách ngỗ nghịch, thường xuyên đánh nhau, trấn lột học sinh. Bạn thân của Huy là Quách Lôi – con một trong một gia đình giàu có, 17 tuổi đã đi tù.
Nửa đêm ngày 11/5/2013, hai tên đi lang thang trên đường tìm mục tiêu, thấy Cường đỗ ô tô màu trắng bên đường liền gõ cửa vờ hỏi đường rồi khống chế. Bọn chúng lái xe đến chỗ vắng, ép Cường nói mật mã thẻ ngân hàng.
Sau khi rút tiền lần đầu tiên, thấy chính xác, chúng sát hại Cường rồi chôn xác. Đêm hôm sau, chúng tới một khe núi đốt xe phi tang. Sau 10 ngày không thấy có động tĩnh gì, bọn chúng thuê xe đến thành phố Đồng Xuyên tìm mục tiêu tiếp theo.
Xe của Cường bị Lôi và Huy đốt cháy. Ảnh: CCTV.
Gần 3h ngày 22/5/2013, thấy hai phụ nữ đi bộ trên vỉa hè, chúng khống chế kéo lên xe đưa đến vùng hoang vắng…. Nạn nhân là hai nữ tiếp viên karaoke Chu Quan Lan (sinh năm 1995) và Thịnh Đông Mai (sinh năm 1985). Hôm đó đang đi bộ về nhà trọ sau khi kết thúc công việc.
Khang Diệp
Trận động đất khủng khiếp nhất lịch sử thế giới khiến 830.000 người chết ở TQ
Người dân Trung Hoa thời nhà Minh không hề biết cách phòng chống động đất và khi thảm họa xảy ra, số người chết trải dài trên phạm vi 500km tính từ tâm chấn.
Trận động đất năm 1556 ước tính khiến 830.000 người chết. Ảnh minh họa.
Trận động đất khủng khiếp nhất lịch sử thế giới xảy ra vào sáng ngày 23.1.1556 ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Hoa, thuộc triều đại nhà Minh, dưới thời hoàng đế Minh Thế Tông.
Trận động đất gây ảnh hưởng đến một khu vực rộng lớn tương ứng với tỉnh Thiểm Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc, Cam Túc, Hà Nam, Giang Tô và An Huy ngày nay. Các tòa nhà ở tận Bắc Kinh, Thành Đô và Thượng Hải cũng bị hư hại. Ước tính cả khu vực trải dài 500km từ tâm chấn đều ghi nhận người chết.
Giai đoạn đầy biến động trong lịch sử Trung Hoa
Dưới thời hoàng đế Minh Thế Tông, nhà Minh liên tiếp gặp đại nạn. Thủ lĩnh Bắc Nguyên là Yêm Đáp đem quân xâm lược nhà Minh, đánh thẳng vào kinh đô Yên Kinh (Bắc Kinh). Sau 8 ngày cướp phá, quân xâm lược phương Bắc mới rút lui trước sự bất lực của vua tôi nhà Minh.
Sau Loạn Yêm Đáp, Minh Thế Tông lại phải đối phó với loạn hải tặc Nhật Bản, hoành hành ở miền đông Trung Hoa.
Cướp biển Oa Khấu lên tới vài nghìn người, bao gồm cả người Trung Quốc, không ngừng cướp phá vùng ven biển, khiến nhà Minh phải duy trì quân đội thường trực bảo vệ vùng biển.
Năm 1554, quân Oa Khấu đổ bộ vào đất Trung Hoa, đánh tan quân triều đình, uy hiếp hai thành phố lân cận là Nam Kinh và Hàng Châu. Mãi đến năm 1558, danh tướng Thích Kế Quang thống lĩnh quân Minh đánh trận quyết định ở Chiết Giang, mới dẹp yên nạn hải tặc Oa Khấu.
Minh Thế Tông sau nhiều năm trị vì, bước vào tuổi trung niên bắt đầu lao vào cuộc sống phóng túng, ăn chơi vô độ, không còn lưu tâm đến chính sự. Ông mê đắm Đạo giáo, ngày ngày luyện đơn dược để mong trường sinh bất lão.
Năm 1542, sử sách Trung Hoa ghi nhận sự kiện Nhâm dần Cung biến nổi tiếng. Các cung nữ đồng loạt xông vào cung trong đêm siết cổ hoàng đế. Minh Thế Tông may mắn chỉ bị ngất, nên vẫn bảo toàn được mạng sống.
Dưới thời Minh Thế Tông, sự tôn sùng của hoàng đế đối với Đạo giáo còn trở thành gánh nặng tài chính cho triều đình, phong trào nhân dân đấu tranh ngày càng mạnh mẽ, nổi bật là Khởi nghĩa thợ mỏ Sơn Đông, Khởi nghĩa Trần Khanh, Khởi nghĩa Thái Bá Quán.
Tâm chân của trận động đất khủng khiếp nhất lịch sử năm 1556.
Bên cạnh đó, một trong những biến cố lịch sử đáng chú ý nhất dưới thời Minh Thế Tông còn phải kể đến trận động đất Thiểm Tây năm 1556.
Trận động đất khủng khiếp nhất lịch sử
Cho đến nay, các nhà sử học đều đồng tình rằng trận động đất xảy ra năm 1556 ở Trung Hoa không phải là trận động đất mạnh nhất, nhưng lại là trận động đất có số người chết lớn nhất, theo History.
Sử sách thường nhắc đến trận động đất này với tên gọi Thảm họa Động đất Gia Tĩnh, vì nó xảy ra dưới thời hoàng đế Minh Thế Tông, hiệu Gia Tĩnh.
Số người chết được nhà Minh chép lại lên tới 830.000 người, tổng hợp từ các số liệu địa phương.
Các nhà chép sử thời bấy giờ mô tả động đất Gia Tĩnh rất khác biệt, vì khiến cho những ngọn núi bị sản phẳng, lụt lội, hỏa hoạn xảy ra triền miên, làm thay đổi hoàn toàn cảnh quan thiên nhiên ở miền trung Trung Quốc.
Ở Hóa Châu, Vị Nam, Thiểm Tây, không một căn nhà nào còn tồn tại sau động đất, hơn một nửa số dân ở khu vực thiệt mạng, ước tính lên tới hàng trăm ngàn người. Trong phạm vi 500km tính từ tâm chấn, không đâu là không ghi nhận người chết.
Khi phát triển thang đo cường độ động đất Richter vào những năm 1930, các nhà khoa học đã phác họa lại trận động đất ở Thiểm Tây và phát hiện cường độ động đất vào khoảng 8.0 - 8.3 độ richter.
Trận động đất mạnh nhất lịch sử xảy ra vào năm 1960 ở Chile. Năm đó động đất mạnh tới 9,5 độ richter. Nhưng vì sao động đất Thiểm Tây lại là trận động đất có nhiều người chết nhất?
Câu trả lời nằm ở việc triều đại nhà Minh đánh dấu sự bùng nổ dân số Trung Hoa. Đến năm 1500, số dân đã tăng lên khoảng 125 triệu người, gần gấp đôi so với năm 1393.
Sau thảm họa động đất, hoàng đế Minh Vũ Tông đã cho rút một lượng lớn của cải từ quốc khố để cứu nạn.
Người dân Trung Hoa khi đó sống tập trung thành các cộng đồng với mật độ dân số lớn. Các công trình xây dựng bằng đá lại hết sức đơn sơ. Một khi đổ sụp gây thương vong nặng nề cho những người ở bên trong.
Sau trận động đất lịch sử, nhiều người bắt đầu chuyển sang xây nhà bằng tre và gỗ, chống chịu động đất tốt hơn và nếu có đổ sập thì gây thiệt hại ít hơn.
Một số người sống sót kể rằng họ: "Nhìn thấy vết nứt tách ra từ mặt đất khiến nước phun lên, tường thành và các công trình bằng đá đổ sụp trong tích tắc, đồng bằng bỗng chốc biến thành những quả đồi..."
Học giả Qin Keda, một trong những người may mắn sống sót sau thảm họa động đất, đã viết lại cách giữ bản thân an toàn trong một trận động đất. "Khi động đất xảy ra, mọi người ở trong nhà không nên vội chạy ra ngoài. Hãy ngồi xuống, lấy tay che đầu và chờ đợi cơ hội. Dù cả tổ chim bị phá hủy thì vẫn còn những quả trứng nguyên vẹn".
Theo History, lời khuyên của Qin Keda là có cơ sở. Ngày nay, các chuyên gia đều khuyên mọi người không nên ra ngoài trời khi động đất vì ở trong nhà có thể giúp bảo vệ khỏi những mảnh đất đá văng tứ tung.
Theo danviet.vn
Sinh viên dạy miễn phí cho con nhân viên y tế trong mùa dịch Covid-19 Sinh viên đại học, cao đẳng ở Trung Quốc nhận dạy kèm miễn phí cho con các nhân viên y tế đang tham gia cuộc chiến chống virus corona, giúp họ bớt lo lắng về việc học của con. Theo Chinadaily, khoảng 10 đại học ở Trung Quốc, bao gồm ĐH Bách khoa Tây Bắc (Thiểm Tây), Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân...