Buổi thương lượng thứ 5, Tòa đề nghị bồi thường 5,2 tỷ đồng cho ông Huỳnh Văn Nén
Ngày 14/11, “người tù thế kỷ” Huỳnh Văn Nén (ngụ xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, Bình Thuận) cùng các luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông đã đến TAND tỉnh Bình Thuận để thương lượng lần cuối việc bồi thường oan sai cho ông Nén.
Đại diện cho phía TAND làm việc với ông Nén là bà Trần Thị Thiên Hương, Phó Chánh Tòa hành chính TAND tỉnh Bình Thuận.
Tại buổi thương lượng thứ 5, TAND tỉnh Bình Thuận đề nghị ông Nén và gia đình cung cấp số tài khoản và nhận ứng trước 5,2 tỷ đồng, các khoản còn lại hai bên sẽ tiếp tục đàm phán sau. Phía gia đình ông Nén không đồng ý đề nghị này của Toà án tỉnh Bình Thuận. Hiện việc thương lượng giữa 2 bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng.
TAND tỉnh Bình Thuận cho rằng số tiền 5,2 tỷ đồng là các khoản nằm trong luật định cũng như các yêu cầu bồi thường của gia đình ông Nén có hóa đơn chứng từ. Những điều khoản không chứng minh được bằng giấy tờ sẽ không được chấp nhận.
Ông Nén và vợ bức xúc về nỗi oan sai mình đã gánh (ảnh: Trung Kiên)
Trao đổi với luật sư Phạm Công Út (Đoàn luật sư TP HCM) cho biết: “Lý do cuộc thương lượng lần này bất thành do TAND tỉnh Bình Thuận áp dụng chưa đúng luật. Theo khoản 7 điều 46 luật luật trách nhiệm bồi thường nhà nước, thì ông Truyện (cha ông Nén) và vợ con ông Nén là những người đã bị thiệt hại thu nhập và tổn thất tinh thần. Bởi những người này đã bán các tài sản trong gia đình để đi kêu oan cho ông Nén, nên TAND tỉnh Bình Thuận phải có trách nhiệm bồi thường cho những người này”.
Luật sư Út thông tin thêm, bức xúc trước cách xử lý của TAND tỉnh Bình Thuận ông Huỳnh Văn Nén và ông Huỳnh Văn Truyện đã không ký vào biên bản cuộc thương lượng lần thứ 5. Sau cuộc thương lượng lần này có thể gia đình ông Nén sẽ khởi kiện ra tòa để đòi tiền oan sai.
Trước đó, TAND tỉnh Bình Thuận cùng ông Huỳnh Văn Nén cũng đã thương lượng 4 lần, nhưng chưa tìm được tiếng nói chung về số tiền bồi thường. Cụ thể, ông Huỳnh Văn Nén yêu cầu bồi thường 7 khoản, tương đương 18 tỷ đồng, cho hơn 15 năm ngồi tù oan, gồm: Tổn hại tinh thần cho ông Nén, chi phí nhờ luật sư, thu nhập thực tế bị mất, tiền thăm nuôi, tổn hại sức khỏe, chi phí kêu oan và tổn thất tinh thần, danh dự nhân phẩm cho cha mẹ vợ con.
Video đang HOT
Trong lần thương lượng thứ 3 vào 31/8, ông Nén đồng ý hạ mức yêu cầu bồi thường xuống còn hơn 14 tỷ đồng, còn TAND tỉnh Bình Thuận chấp nhận con số 10,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, ở lần thương lượng lần thứ 4 ngày 14/10, hai bên vẫn thống nhất mức bồi thường cho 4 khoản là 2,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, những khoản còn lại bất ngờ bị tòa bác bỏ dù những lần trước đã gần đạt mức thỏa thuận.
Tại buổi thương lượng thứ 4, TAND tỉnh Bình Thuận đề nghị ông Nén và gia đình cung cấp số tài khoản và nhận ứng trước 2,6 tỷ đồng, các khoản còn lại 2 bên sẽ tiếp tục đàm phán sau. Phía gia đình ông Nén không đồng ý đề nghị này của Toà án tỉnh Bình Thuận. Hiện việc thương lượng giữa 2 bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng.
Ông Nén là người duy nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam mang 2 án oan về tội Giết người. Tháng 4/1998, ông bị ghép vào tội sát hại bà Lê Thị Bông cướp nhẫn vàng. Hơn 2 năm sau TAND Bình Thuận xử sơ thẩm, tuyên phạt ông Nén tù chung thân về tội Giết người, 3 năm tội Cướp tài sản và 2 năm về tội Cố ý hủy hoại tài sản; tổng hợp hình phạt là tù chung thân.
Trong thời gian bị điều tra vụ án này, ông Nén và 9 người bên vợ bị cáo buộc giết bà Dương Thị Mỹ trong “kỳ án vườn điều” xảy ra 5 năm trước. Do không chứng minh được hành vi phạm tội, 12 năm sau đó cơ quan điều tra phải minh oan cho họ, bồi thường gần một tỷ đồng. Riêng ông Nén đang thi hành bản án chung thân nên không được giải quyết.
Cuối năm 2015, ông Nén được TAND Bình Thuận công khai xin lỗi tại địa phương do cảnh sát tìm được hung thủ giết bà Bông
Trung Kiên
Theo Dantri
Đòi bồi thường 18 tỷ đồng: Ông Huỳnh Văn Nén phải chứng minh ra sao?
Không ít người băn khoăn về yêu cầu bồi thường 18 tỷ đồng của ông Huỳnh Văn Nén. Liệu ông Nén có được bồi thường đúng như nguyện vọng trên và vấn đề chứng minh việc bồi thường sẽ như thế nào?
Mới đây, gia đình ông Huỳnh Văn Nén cho biết đã gửi đơn lên Cục Bồi thường Nhà nước - Bộ Tư pháp, yêu cầu bồi thường oan sai trong hai bản án kết tội giết bà Dương Thị Mỹ (năm 1993 còn gọi là "kỳ án vườn điều") và vụ sát hại bà Lê Thị Bông (năm 1998 tại xã Tân Minh) huyện Hàm Tân, Bình Thuận.
Ông Nén đòi bồi thường tổng cộng 18 tỷ đồng cho các khoản: Bị bắt giam oan, tổn thất tinh thân, chi phí kêu oan...
Vụ án oan Huỳnh Văn Nén được dư luận đặc biệt quan tâm, bởi ông Nén là người duy nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam mang 2 án oan về tội Giết người. Sau gần 17 năm ngồi tù, cuối năm 2015, Công an tỉnh Bình Thuận đình chỉ điều tra đối với ông Nén sau khi tìm ra hung thủ giết bà Bông. Không lâu sau ông được TAND tỉnh công khai xin lỗi tại địa phương.
Không ít người băn khoăn về yêu cầu bồi thường 18 tỷ đồng của ông Huỳnh Văn Nén. Liệu ông Nén có được bồi thường đúng như nguyện vọng trên và vấn đề chứng minh việc bồi thường sẽ như thế nào?
Ông Huỳnh Văn Nén yêu cầu bồi thường 18 tỷ đồng cho những năm tháng tù oan.
Để rộng đường dư luận, PV báo đã có cuộc trao đổi với luật sư Giang Văn Quyết, Giám đốc công ty luật TNHH Tôi Yêu Luật, Đoàn luật sư TP. Hà Nội.
PV: Thưa luật sư, sau gần nửa năm được xin lỗi công khai, ông Nén gửi đơn đến các cơ quan chức năng yêu cầu bồi thường 18 tỷ đồng cho hai bản án giết người bị oan. Luật sư, đánh giá gì về yêu cầu này của ông Nén.
Theo Thông tư liên tịch số 05/2012 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính thì người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã bị thi hành án tử hình thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước được bồi thường thiệt hại khi có bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi của người đó không cấu thành tội phạm.
Như vậy, ông Nén hoàn toàn có quyền yêu cầu đòi bồi thường.
PV: Nhiều người đang băn khoăn về khoản tiền đòi bồi thường 18 tỷ đồng của ông Nén. Theo luật sư thì ông Nén phải chứng minh những gì để được bồi thường.
Trước hết là ông Nén và cơ quan có trách nhiệm bồi thường có quyền thỏa thuận về số tiền bồi thường. Trường hợp không thỏa thuận được thì phải chứng minh.
Thông tư liên tịch số 05 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự có những quy định khá cụ thể về vấn đề này.
Thiệt hại thực tế được bồi thường là thiệt hại có thực mà người bị thiệt hại phải gánh chịu, bao gồm: thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.
Thiệt hại về vật chất là những thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; thiệt hại do tổn hại về sức khỏe và chi phí thực tế người bị thiệt hại đã bỏ ra trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử như: chi phí thuê người bào chữa, chi phí tàu xe, đi lại.
Đối với thiệt hại về tinh thần thì là các thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù;
Thông tư liên tịch số 05 cũng đã hướng dẫn cụ thể cách xác định các thiệt hại nêu trên từ các Điều 6 đến Điều 11.
PV: Vâng, xin cảm ơn luật sư.
Điều 6. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm 1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được xác định theo Điều 45 Luật TNBTCNN. Khi áp dụng Điều 45 Luật TNBTCNN, cần lưu ý một số điểm sau đây: a) Giá thị trường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 Luật TNBTCNN là giá thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường và tại địa phương nơi xảy ra thiệt hại; b) Trường hợp thiệt hại phát sinh do việc không sử dụng, khai thác tài sản cho thuê mà trước khi bị kê biên đã có hợp đồng thuê tài sản đó, thì thu nhập thực tế bị mất được tính vào thiệt hại được bồi thường được xác định như sau: - Đối với hợp đồng cho thuê tài sản là hợp đồng thuê hoạt động thì thu nhập thực tế bị mất được xác định theo mức giá thuê của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng và chất lượng tại thời điểm giải quyết bồi thường; - Đối với hợp đồng cho thuê tài sản là hợp đồng thuê tài chính thì thu nhập thực tế bị mất là giá trị còn lại của hợp đồng. c) Trường hợp tài sản bị xâm phạm là quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất thì thiệt hại được bồi thường được xác định theo Điều 45 Luật TNBTCNN và các quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng và nhà ở. 2. Thời gian tính lãi đối với các khoản tiền quy định tại khoản 4 Điều 45 Luật TNBTCNN được tính từ ngày người bị thiệt hại nộp tiền vào ngân sách nhà nước, bị tịch thu, thi hành án, đặt tiền để bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền đến ngày ban hành quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc ngày bản án, quyết định của Tòa án về việc giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật. Điều 7. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút 1. Người bị thiệt hại (kể cả trường hợp đã chết) chỉ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất trong thời gian họ bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù. 2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được xác định như sau: a) Căn cứ để xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại quy định tại Điều 46 Luật TNBTCNN; b) Trường hợp trước khi bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù mà người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất; c) Trường hợp trước khi bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù mà người bị thiệt hại có việc làm và hàng tháng có thu nhập thường xuyên, nhưng có mức thu nhập khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 03 tháng liền kề trước khi bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù làm căn cứ để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất; d) Trường hợp trước khi bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù mà người bị thiệt hại là nông dân, ngư dân, người làm muối, người trồng rừng, người làm thuê, người buôn bán nhỏ, thợ thủ công, lao động khác, thực tế có thu nhập, nhưng theo mùa vụ hoặc không liên tục, thì lấy mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương. Mức thu nhập trung bình do chính quyền địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú xác định. Trường hợp không xác định được mức thu nhập trung bình thì tiền bồi thường được xác định theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường (sau đây gọi chung là lương tối thiểu) làm căn cứ để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất. 3. Người bị thiệt hại đã được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì họ không được nhận khoản tiền bồi thường tương ứng. Nếu người bị thiệt hại được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động một phần thì phần còn lại được xác định là thu nhập thực tế bị giảm sút và họ được bồi thường khoản thu nhập bị giảm sút đó. Điều 9. Thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khỏe 1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật TNBTCNN bao gồm: các chi phí được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và phục hồi thẩm mỹ và các chi phí khác để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có). Nếu cơ quan nhà nước đã thanh toán toàn bộ các chi phí này thì người bị thiệt hại không được bồi thường; trường hợp cơ quan nhà nước đã thanh toán một phần các chi phí này thì người bị thiệt hại được bồi thường phần chi phí còn lại. 2. Chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Luật TNBTCNN được xác định như sau: a) Người bị thiệt hại chỉ được bồi thường chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại nếu việc chăm sóc đó là cần thiết hoặc do cơ sở y tế yêu cầu; b) Các chi phí hợp lý của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi phát sinh việc chi phí (nếu có); c) Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định theo quy định tại Điều 46 Luật TNBTCNN và theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch này. 3. Người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc là người không còn khả năng thực hiện hoạt động sản xuất ra của cải vật chất do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại mất khả năng lao động quy định tại khoản 4 Điều 49 Luật TNBTCNN được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người bị tàn tật ở địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.
Hằng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Ông Nén đòi bồi thường 18 tỷ đồng: Thời gian giải quyết là bao lâu? Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường phải tiến hành thương lượng với người bị thiệt hại. Như đã đưa tin, sau gần nửa năm được xin lỗi công khai, ông Huỳnh Văn Nén đã làm đơn gửi đơn đến các cơ quan...