Buổi sáng uống nước lá tía tô thêm 2 thứ này vừa chống viêm nhiễm lại đẹp da, mờ sạm nám
Sử dụng nước lá tía tô đúng cách sẽ giúp cải thiện sức khỏe, dưỡng trắng da rất tốt.
Tía tô không chỉ là một loại gia vị sử dụng trong nhiều món ăn mà còn được coi là bài thuốc tự nhiên, giúp trị nhiều bệnh. Nhiều chị em còn uống nước lá tía tô với công dụng hỗ trợ giảm cân, làm đẹp da.
Để phát huy tác dụng của tía tô, bạn có thể kết hợp nguyên liệu này với gừng và gạo rang.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), tía tô có hoạt chất giảm làm giảm lo lâu, điều trị rối loạn giấc ngủ. Lá tía tô còn có công dụng làm đẹp da, trị nám, sáng da. Gừng có hoạt chất cineol giúp cải thiện tâm trạng, giảm stress, tăng cường khả năng lưu thông máu. Gạo có thể bổ sung nhiều dưỡng chất giúp nuôi dưỡng làn da từ bên trong.
Ảnh minh họa.
Cách làm nước lá tía tô
Để làm loại đồ uống này, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu như sau: 1 nắm lá tía tô, 1 nhánh gừng tươi thái sợi, 1 nắm gạo.
Lá tía tô, gừng đem rửa sạch và để ráo nước.
Gạo vo nhẹ tay cho sạch bụi bẩn rồi để ráo nước. Bạn có thể sử dụng gạo lứt, gạo trắng tùy sở thích.
Cho gạo vào chảo rang vàng sau đó thêm gừng tươi thái sợi. Cuối cùng cho lá tía tô vào đảo đều đến khi các nguyên liệu khô ráo và chuyển màu vàng.
Đổ nước vào đun sôi khoảng 15 phút. Sau đó, tắt bếp và lọc lấy nước cốt.
Uống nước này vào buổi sáng sau khi ăn. Bạn có thể uống khi nước còn ấm hoặc thêm đá để uống lạnh.
Video đang HOT
Một số công dụng của nước lá tía tô, gạo và gừng rang
Từ lâu, lá tía tô đã được sử dụng để làm giảm các dấu hiệu viêm nhiễm, giúp vết thương mau lành, trị chứng khó tiêu.
Trong lá tía tô có chứa luteolin, có khả năng phòng, chống các triệu chứng viêm.
Gừng cũng có tác dụng chống viêm tốt.
Sự kết hợp của gừng và lá tía tô còn mang lại công dụng trị cảm lạnh, cảm cúm rất tốt.
Loại đồ uống này cũng tốt cho người muốn giảm cân. Lá tía tô có lượng calo, giàu chất xơ, chất chống oxy hóa. Uống nước lá tía tô kết hợp với gừng tươi giúp tăng cường trao đổi chất, ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa, giúp giảm cân.
Người không nên sử dụng nước lá tía tô
Trong Đông y, tía tô được gọi là tô diệp (tử tô hoặc tô ngạnh). Loại thảo dược này có mùi thơm, vị cay, tính ấm, tác dụng giải độc, trị cảm mạo, hạ sốt, trị ho, nhức đầu, hen suyễn.
Lá tía tô tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên sử dụng.
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ) cho biết, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh không nên sử dụng nước lá tía tô vì nó có thể gây hại cho sức khỏe.
Ngoài ra, người bị dị ứng với nguyên liệu này cũng nên tránh sử dụng vì nó có thể gây ra khó chịu như mẩn đó, ngứa ngáy, châm chích…
Biến nước lá tía tô thành "thuốc quý" bổ phổi, thận, tiêu mỡ
Tía tô được mệnh danh là "thánh dược" vì những công dụng cực tốt cho sức khỏe. Tía tô có tính ấm vị cay, có thể tán hàn, thúc đẩy khí lưu thông, giảm đau bụng, tức ngực, buồn nôn do lạnh bụng khí trệ.
Nhiều người thường lấy lá tía tô đun nước uống hoặc ngâm với nước sôi để tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.
Nước lá tía tô uống không đã tốt, nếu biết kết hợp với những nguyên liệu dưới đây sẽ càng tăng hiệu quả ngừa bệnh, chống khô da, tốt cho phổi.
Tác dụng của việc uống nước ngâm lá tía tô
Lá tía tô ngâm nước có thể dùng như trà trong cuộc sống hàng ngày, giá trị dinh dưỡng rất cao. Y học Trung Quốc cho rằng lá tía tô có tác dụng bồi bổ khí và dạ dày, giải trừ ngoại cảm, vì vậy nếu cơ thể bị buồn nôn, nôn mửa hoặc cảm mạo thì có thể uống lá tía tô.
Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai bị buồn nôn và nôn, hoặc bị dị ứng và say nắng sau khi ăn cá và cua, uống nước lá tía tô cũng có thể thúc đẩy quá trình phục hồi cơ thể. Ngoài ra, lá tía tô còn có khả năng ra mồ hôi rất tốt nên nếu bị cảm, cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng sợ lạnh, uống lá tía tô có thể phục hồi sức khỏe cho cơ thể. Nếu cơ thể tỳ vị hư hàn, tức ngực khó thở cũng có thể trị bệnh.
Nhiều người thường chỉ đun mỗi nước lá tía tô mà không biết kết hợp nó với một số nguyên liệu khác có thể tăng thêm hiệu quả.
1. Nước tía tô với hạnh nhân giải cảm, chống khô da
Hạnh nhân vị đắng tính ấm, có tác dụng trừ ho hạ khí, nhuận tràng. Khi kết hợp với tía tô rất tốt để phòng ngừa và hỗ trợ giải cảm, thích hợp cho những người hay bị cảm mạo, khô da trong mùa thu. Lưu ý, người đi ngoài phân lỏng, phân không có hình dáng không nên dùng bài thuốc này.
Cách làm: Lấy 6 gam hạnh nhân bóc vỏ hoặc tán thành bột, cho vào nước đun trong 5-10 phút, cho 10 gam lá tía tô vào ngâm khoảng 10 phút, cuối cùng cho đường nâu (không quá 5 gam).
2. Nước tía tô và lá sen nhuận ruột, tiêu mỡ
Loại trà này thích hợp với người già bị táo bón, mỡ trong máu cao, có thể phát huy tác dụng nhất định trong việc điều hòa dạ dày, kiểm soát chất béo, làm ẩm ruột và nhuận tràng. Lưu ý, những người có lá lách và dạ dày đặc biệt yếu không nên uống loại trà này.
Cách làm: Lấy lá tía tô và lá sen mỗi thứ 3 gam, thêm nước sắc, hãm uống.
3. Nước tía tô, lá trắc bá diệp điều hòa phổi thận
Lá trắc bá diệp có tính lạnh, có thể trung hòa với tính ấm của lá tía tô, đi vào kinh phế và thận, có tác dụng mát huyết cầm máu, giảm ho suyễn, đen râu tóc. Kết hợp nó với lá tía tô rất thích hợp để điều chỉnh sự thiếu hụt của phổi và thận.
Nếu chân tay lạnh, thận hư có thể thêm kỷ tử; nếu chân tay yếu, phế hư có thể thêm một ít hoàng kỳ. Triệu chứng khi bị phế hư là họng đỏ sưng, lưỡi đỏ, sắc mặt đỏ, lòng bàn tay nóng; triệu chứng của thận hư là sắc mặt tái nhợt, lòng bàn tay nóng, có hiện tượng phù.
Cách làm: Lấy 5 gam lá tía tô và 5 gam lá trắc bá diệp, rửa sạch bằng nước sạch, cho nước sôi vào hãm, 5 phút sau là uống được. Hoặc có thể lấy lá tía tô và lá trắc bá diệp mỗi thứ 15g, ngâm nước 30 phút, bỏ bã thuốc, thêm 1000ml nước, đun to lửa, sau đó hạ lửa nhỏ nấu 30 phút, lọc lấy nước bỏ bã rồi uống.
Cấm kỵ khi uống nước ngâm lá tía tô
Mặc dù uống nước lá tía tô mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng không phải ai cũng thích hợp. Một số người sau khi uống nước lá tía tô có cảm giác khó chịu như buồn nôn, nôn. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề nghiêm trọng, cơ thể sẽ tự hồi phục sau một thời gian. Tuy nhiên khi gặp các triệu chứng này nên tạm ngừng uống.
Vì lá tía tô có tính ấm, người có biểu hiện nóng trong nhiều thì tốt nhất không nên uống, vì có thể làm bệnh nặng thêm.
Nếu mắc bệnh, thuộc chứng âm hư, biểu hiện chủ yếu là ớn lạnh, phát sốt hoặc đau đầu, thì tốt nhất không nên uống lá tía tô mà nên ăn nhiều các vị thuốc bắc có tính thanh nhiệt, bổ dưỡng.
Thành phần chủ yếu của lá tía tô là perillone, một loại hợp chất xeton, những chất này khi vào cơ thể động vật sẽ có tác dụng gây độc rất mạnh, đặc biệt gây hại nhiều nhất cho phổi. Nếu uống một lượng lớn các chất như vậy, phổi dễ bị khí thũng và tràn dịch màng phổi, trường hợp nặng có thể tử vong. Do đó, nên uống vừa phải.
Ngoài ra, trong lá tía tô còn chứa nhiều axit oxalic, nếu uống thường xuyên sẽ tích tụ một lượng lớn axit oxalic trong cơ thể. Một lượng lớn lắng đọng trong cơ thể dễ gây tổn thương hệ thần kinh và hệ tiêu hóa, trường hợp nặng có thể gây tổn hại khả năng tạo máu của các cơ quan nội tạng.
5 cách tiêu đờm hiệu quả, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà Ho đờm gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Dưới đây là 5 mẹo giúp giảm ho, thoát khỏi đờm hiệu quả bạn có thể tự làm tại nhà. Dùng các loại thực phẩm có lợi cho đường hô hấp Khi có nhiều đờm, bạn hãy thử dùng các loại thực phẩm hoặc...