Buổi sáng nhộn nhịp của ngư dân cảng Cửa Bé, Khánh Hòa
Chẳng cách biển nửa ngày sông như trong bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh, mà ngược lại, làng chài Cửa Bé được con sông Quán Trường chảy quanh, hiền hòa và ban phát nguồn lợi hải sản trù phú.
Khi người người, nhà nhà vẫn còn chìm trong giấc ngủ sâu thì lúc đó, ngư dân cảng Cửa Bé đã bắt đầu một ngày mới của mình.
Ngư dân cảng Cửa Bé thường bắt đầu công việc của mình từ rất sớm bằng cách ra cảng chờ đợi tàu cá cập bến để kịp cho hoạt động trao đổi mua bán. Nguồn: Nha Trang Rich
Cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 4km, trên cung đường Võ Thị Sáu – Tô Hiệu có một làng chài nhỏ vô cùng nhộn nhịp. Người dân ở đây chủ yếu là ngư dân đánh bắt xa bờ, nhà nào cũng có vài người bám biển. Như một truyền thống đã có từ lâu đời, ngư dân ở đây xem biển cả như ngôi nhà thứ hai của mình. Để mỗi chuyến ra khơi đều thuận buồm xuôi gió, người dân ở đây thờ cúng ông Nam Hải, luôn cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa.
Theo thường lệ cứ khoảng 1-2 giờ sáng, cảng cá Cửa Bé lại có rất nhiều toán người đứng chờ cá, đa số là phụ nữa. Nếu đến cảng Cửa Bé sẽ rất dễ bắt gặp hình ảnh các chị, các cô mặc đồ thun sặc sỡ, chân mang ủng cao, đầu đội nón kín bưng. Vẻ mặt của các cô trông sẽ hơi căng thẳng một chút, một phần là đang lo lắng cho cá về kịp chuyến, một phần cũng vì họ quen với cuộc sống tấp nập mỗi sáng ở cảng cá.
Khung cảnh nhộn nhịp khi từng đoàn thuyền đã cập bến an toàn mang theo rất nhiều loại hải sản tươi sống
Đàn ông trong vùng ngày nào cũng ra khơi vào lúc chiều tối, dù đó là công việc thường ngày phải làm nhưng trên mặt ai cũng có chút bối rối. Cuộc sống ở cảng có thể là niềm ao ước của nhiều người nhưng với những người mẹ, người vợ hằng ngày tiễn người thân của mình ra khơi lại là một cảm giác khó tả. Ai ai cũng phụ giúp gia đình bưng đồ lên tàu và không quên gửi những lời chúc bình an đến những người sắp ra khơi xa. Người dân ở cảng thường có sức khỏe rất tốt, họ lớn lên bởi cái nắng, cái gió của biển nên làn da ai cũng hơi rám nắng. Nhưng cũng chính vì vậy mà họ như được rèn luyện mỗi ngày bởi đặc thù công việc nên hiếm khi mắc những bệnh vặt. Điều đặc biệt ở đây chính là tính cách hòa đồng, cởi mở của dân cư vùng biển khiến ai ghé đến cũng quý mến và ấn tượng mãi không thôi.
Sau một đêm ra khơi bội thu, tàu thuyền trở về với một tâm thế khá sảng khoái, mọi người cùng tất bật kéo những thùng cá lên bờ
Video đang HOT
Có thể nói, khung cảnh nhịp nhất ở Nha Trang vào mỗi sáng chỉ có thể tìm thấy ở cảng Cửa Bé. Từng đoàn ghe, tàu cập bến với rất nhiều thùng, xô đầy ắp hải sản tươi rất đã mắt. Lúc bấy giờ, mọi người túm tụm nhau lại để kéo những chiếc thùng cá lên cho kịp bán.
Tùy loại cá mà hôm đó đánh bắt được sẽ được chia ra rất nhiều khâu. Có những loại cá ngon hơn sẽ được khách sỉ mua khi mới được đem lên bờ. Nhiều thứ âm thanh hòa trộn cùng nhau như tiếng ghe tàu cập, tiếng người bán rao giá, phân loại cá, tiếng giao thương buôn bán của khách sỉ lẻ đổ về… Tất cả đã tạo nên một bức tranh vô cùng sống động.
Nhiều loại cá tươi sống vừa cập bến được phân chia kỹ lưỡng để chuẩn bị giao cho khách
Chú Huỳnh Văn Nhân (56 tuổi) ngư dân ở cảng Cửa Bé chia sẻ: ” Nhà chú ba đời làm nghề biển, nghề này không có ngày nghỉ đâu, chỉ có những hôm nào trời mưa bão hay biển động thì chú mới ở nhà. Lúc đầu chú cũng thấy công việc này khá nguy hiểm nhưng dần dần cũng quen, mình cứ nghĩ trong đầu là mình đi đánh bắt về cung cấp cho người dân là mình sẽ thấy có thêm động lực để bám biển”.
Để mua được cá hay hải sản tươi ngon nhất ở cảng Cửa Bé, nhiều người phải dậy từ rất sớm. Đa số là khách sỉ lấy cá sớm để đem về các chợ nhỏ để bán, giá cả ở đây rất phải chăng, đối với những khách sỉ lâu năm các cô chú cũng lấy với giá rất mềm. Khách lẻ hay khách du lịch đến đây cũng thường mua được nhiều mẻ hải sản tươi ngon với giá rất tốt. Đó cũng là điều giúp cảng Cửa Bé truyền miệng nhau khi nhắc đến những địa điểm có hải sản tươi ngon nhất Nha Trang.
Các loại cá khác nhau được xếp cẩn thận chờ để đem lên các chợ trong thành phố
Cô Nguyễn Thị Thu (64 tuổi), khách mua sỉ cá chia sẻ: “Lúc trước cô hay lấy cá ở cảng Lương Sơn, 3 năm nay do bán ở chợ Bình Tân nên cô chuyển sang lấy ở cảng Cửa Bé cho gần, cô thấy giá cả ở đây cũng khá hợp lý, cá ở đây cũng rất tươi”
Tùy vào loại cá mà sẽ có cách phân loại khác nha, tùy vào chất lượng cá, độ to nhỏ và độ tươi mà người bán sẽ phân sao cho giá cả thật hợp lý. Tùy vào nhu cầu của khách hàng lựa chọn, có người mua cá ngon để đem về chợ bán, có người lại mua loại bình thường để làm mắm hoặc cũng có người mua cá nhỏ hơn để về chăn nuôi. Các cô, các chị ở đây dường như đã quá quen với công việc phân loại cá, họ túm tụm lại cùng nhau, tay ai cũng nhặt cá thoăn thoắt, thoáng cái vài thùng cá lớn được phân loại chỉ trong chốc lát.
Để có được những mẻ cá phù hợp với nhu cầu của khách, những người bán cá cùng nhau phân loại để chọn ra những khay cá đạt tiêu chuẩn
Sau khi được phân loại kỹ càng, nhiều mẻ cá tươi ngon được đem ra bến cá dân sinh Vĩnh Trường để trao đổi mua bán, từng đoàn người đẩy những khay hải sản đầy ắp trông rất thích mắt. Để đáp ứng nhu cầu của khách sỉ lẻ từ khắp nơi đổ về, chợ cá thường kéo dài đến giữa sáng với nhiều loại cá, tôm, mực… rất đa dạng. Có nhiều người dân thành phố còn dậy từ sớm để mua cá cho thật tươi mang về, có người còn mua hẳn vài cân cá đem về tích trữ ăn dần.
Chợ cá tại cảng Cửa Bé lúc nào cũng tấp nập hoạt động mua bán, nhiều người dân cũng đi chợ từ sớm để mua được cá ngon nhất
Khi trời sáng hẳn cũng là lúc cá cũng vơi dần, ngư dân ở cảng Cửa Bé bắt đầu thu dọn đồ nghề, dọn rửa thùng cá để mang về nhà chuẩn bị cho chuyến ra khơi tiếp theo. Bến cá lúc này rộn rã tiếng nói cười, các cô, các chị, các mẹ kể chuyện cho nhau nghe rất rôm rã. Niềm vui đơn giản của người dân nơi đây đơn giản chỉ là khi ra khơi được thuận lợi, những mẻ tôm, cá được bán hết nhanh chóng. Để rồi lại trở về với cuộc sống bình dị với những công việc thường ngày.
Nhiều người tranh thủ dọn rửa thùng cá để kịp về nhà chuẩn bị cho chuyến ra khơi mới
Dù phải thức giấc từ rất sớm nhưng những ngư dân ở cảng Cửa Bé luôn tràn đầy năng lượng, dẫu biết công việc khá nguy hiểm nhưng ai ai cũng có quyết tâm với công việc này. Đối với người dân cảng Cửa Bé, công việc không đơn thuần chỉ để mưu sinh mà nó dường như trở thành hơi thở của những con người ra khơi bám biển. Không biết từ lúc nào, nó vô hình trở thành niềm tự hào, là văn văn hóa đặc trưng của người dân nơi đây, một truyền thống được truyền lại từ rất nhiều đời.
Những vật dụng đánh bắt được thu xếp lại sau khi giao cá lên bờ
Trải nghiệm vườn xoài ở Cam Lâm, Khánh Hòa
Tản bộ trong khu vườn xoài lúc lỉu trái, đu đưa xích đu dưới tán xoài rợp bóng mát, tự tay hái trái thưởng thức tại chỗ với vị chua ngọt, giòn giòn của xoài tươi quyện cùng vị của nước chấm sẽ là trải nghiệm tuyệt vời với du khách.
Đến vườn xoài, du khách tha hồ tản bộ dưới bóng cây xanh mát
Huyện Cam Lâm có thể coi là một trong những vùng xoài lớn của Nam Trung Bộ. Năm nay, diện tích xoài nơi đây tiếp tục tăng thêm chừng 700ha so với năm 2022, đạt khoảng 6.900ha. Giữa tháng 3, tuy vườn xoài chưa tất bật vào chính vụ, nhưng nắng nhẹ lấp lánh rọi xuống lối đi cũng đủ khiến những trái xoài tỏa hương và ươm màu nắng... Đây là thời điểm lý tưởng để dạo chơi trong các vườn xoài.
Hiện tại, nhóm sáng lập trang web camlamonline.com đã phối hợp với một số chủ xe tổ chức đưa đón du khách từ nơi nghỉ dưỡng tới các điểm đến của huyện theo nhu cầu. Riêng với hành trình khám phá vườn xoài, du khách có thể tham quan, mua xoài trái tại nhà vườn Sơn Hiển (thôn Lam Sơn, xã Cam Thành Bắc); nhà vườn Anh Vương (Tổ dân phố Tân Hòa 2, thị trấn Cam Đức); thưởng thức trà xoài tại showroom Camlamonline.com (thôn Tân Hải, xã Cam Hải Tây); mua xoài sấy muối ớt tại showroom này hoặc tại Cơ sở sản xuất xoài sấy Cam Lâm Thanh Điểm (thôn Bãi Giếng 2, xã Cam Hải Tây); mua bánh tráng xoài tại hầu hết các quầy bán xoài tươi dọc Quốc lộ 1 đoạn qua huyện.
Xoài sấy muối ớt, bánh tráng xoài là những gợi ý quà tặng đặc trưng của Cam Lâm
Cam Lâm bây giờ không chỉ có giống xoài Thủy Triều (xoài tây) bản địa, mà còn có nhiều giống xoài khác, như: Tứ quý, cát Hòa Lộc, Úc, Ấn Độ, Thái... Du khách sẽ được tận hưởng không gian yên bình, khác hẳn nhịp sống tất bật thường ngày; mặc sức thư giãn trong vườn xoài bạt ngàn, thoải mái vin cành hái trái. Chủ vườn hiếu khách sẵn sàng giới thiệu từng giống xoài và chia sẻ nhiều câu chuyện thú vị về xoài, từ cách phân biệt cây giống, chăm sóc, lai ghép, thu hoạch, chế biến món ăn, làm quà tặng...
Uống ly trà xoài mát lạnh, thơm ngất ngây
Không chỉ tham quan, nhấm nháp vị xoài tươi vừa hái, du khách còn có thể thưởng thức nhiều món ăn ngon được chế biến từ trái xoài: Món canh chua xoài được chế biến từ những con cá tươi rói từ đầm Thủy Triều, cộng hưởng với vị chua thanh dịu của trái xoài; món gỏi cá cơm, gỏi tai heo với trái xoài bằm, đủ vị chua cay mặn ngọt, ăn no mà không ngán; món sườn chiên giòn với nước chấm sệt từ cơm xoài được chế biến theo công thức riêng; món gỏi xoài được làm từ trái xoài bằm trộn đậu phộng, rau răm, tôm, thịt... Xứ xoài Cam Lâm còn làm ra những món quà tặng đặc sản hấp dẫn từ trái xoài, như: Xoài sấy muối ớt bằng công nghệ sấy lạnh; bánh tráng xoài dai dai, ngòn ngọt.
Dù là đến vườn xoài để check-in hay thưởng thức tận gốc hương vị của trái xoài và các sản phẩm từ xoài đều sẽ là trải nghiệm thú vị!
Vượt suối ngắm thảo nguyên Tà Giang (Khánh Sơn, Khánh Hòa) Những dãy núi như sống lưng khủng long hùng vĩ cùng dòng suối trong vắt, xanh ngắt tại thảo nguyên Tà Giang rộng lớn luôn thu hút những người mê du lịch khám phá. Ẩn sâu trong thung lũng xa xôi ấy là một vùng đất lặng lẽ nhưng hoang sơ, gai góc mà mềm mại. Thảo nguyên Tà Giang thuộc địa phận...