Buổi phỏng vấn đầu năm 2019 của thầy Park với báo Hàn Quốc: “Thú thật, tôi sợ bị sa thải chỉ sau 8 tháng”
Đầu năm mới 2019, ông Park Hang-seo dành cho tờ Donga News một buổi phỏng vấn. Ông chia sẻ về những thành công và thách thức trong năm 2018.
- Sự cuồng nhiệt ở Việt Nam thật tuyệt vời, ông Park nhỉ!
Rất thỏa đáng với những thành công trong năm nay. Nó gợi cho tôi nhớ về Hàn Quốc. Mọi người ra đường tận hưởng không khí tuyệt vời cùng nhau. Cảm giác vô địch sau thời gian dài chịu nhiều khó khăn, thật sự rất đặc biệt.
- Cảm xúc của ông trước sự ủng hộ cuồng nhiệt của người hâm mộ bóng đá Việt Nam ?
Thú thực, tôi cảm thấy xấu hổ và sợ hãi khi tình yêu to lớn đột ngột xuất hiện. Tôi lo lắng rằng, nếu chẳng may thành tích của đội tuyển kém đi, tình yêu ấy có thể biến mất. Nhưng tôi không được phép để trốn tránh. “Đối mặt”, tinh thần trách nhiệm và bình tĩnh đón nhận kết quả là nhiệm vụ của nghề HLV.
- Một số người khuyên ông nên rời ĐT Việt Nam trên đỉnh cao vinh quang Đông Nam Á. Lời khuyên không phải giã từ sự nghiệp HLV, mà chỉ đi tìm thử thách mới. Ông nghĩ sao?
Hợp đồng của tôi với LĐBĐ Việt Nam có thời hạn đến tháng 1 năm 2020. ĐT Việt Nam đã có cái kết trọn vẹn cho năm 2018, nếu tôi nghĩ đến sự nhẹ nhõm về tinh thần, ra đi là đúng đắn. Nhưng không, tôi phải giữ lời hứa. Không chỉ lời hứa với VFF, đó còn là lời hứa với NHM bóng đá Việt Nam. Tôi sẽ ở lại đến khi hết hợp đồng.
“Bóng đá với tôi là một cuộc chiến”, ông Park nói.
- Năm 2018 có ý nghĩa gì với cuộc sống của ông?
Video đang HOT
Trong cuộc đời, tôi đã trải nghiệm rất nhiều cung bậc cảm xúc. Nhưng năm 2018 thật sự tràn ngập phép màu. Tôi thậm chí chưa từng nghĩ mình sẽ đạt được những thành công như năm nay. Trước khi tới Việt Nam, tôi đã tìm hiểu và được biết 80% người tiền nhiệm bị sa thải trước thời hạn hợp đồng. Tôi cũng lo mình sẽ rơi vào hoàn cảnh tương tự, bởi tôi không phải người đặc biệt. Tôi chỉ cố làm tròn trách nhiệm.
- Cố gắng làm tròn trách nhiệm, từ này đồng nghĩa với chân thành?
Đây là một lời tâng bốc, nhưng tôi không phủ nhận. Tôi luôn chân thành, nỗ lực và nghiêm khắc với học trò trên sân tập. Tôi không có mưu mẹo gì, tất cả đều chân thật. Dẫn dắt cả đội tuyển, tôi phải làm việc và sáng tạo liên tục. Đó là cách duy nhất để chinh phục trái tim mọi người. Tôi nói về ưu điểm của các cầu thủ, càng nhiều càng tốt, chứ không hay nói về nhược điểm. Muốn đạt đẳng cấp cao, cầu thủ cần được nhận những lời khen.
- Xin hỏi, mục tiêu của ông trong năm đầu tiên ở Việt Nam là gì?
Thú thật, tôi hơi hoang mang khi tự hỏi mình có trụ nổi 8 tháng hay không. Tôi lập một kế hoạch lớn và không hề nghĩ có thể thực hiện nó dễ dàng. Tôi phải làm việc cật lực để đảm đương khối công việc khổng lồ ở cả đội U23 và đội lớn. Thậm chí hầu như không có thời gian rảnh rỗi để tận hưởng cuộc sống. Cuộc vui chỉ trong chốc lát, ngay sau một giải, chúng tôi phải chuẩn bị cho giải tiếp theo. AFF Cup và Asian Cup cách nhau chưa đầy một tháng.
“Tôi luôn chân thành, nỗ lực và nghiêm khắc với học trò trên sân tập. Tôi không có mưu mẹo gì, tất cả đều chân thật”.
- Nhưng ở Việt Nam bây giờ, ông đang được coi như một thủ lĩnh?
Tôi không muốn đánh giá quá cao vai trò của một HLV, tôi cần những người trợ lý. Không thể làm việc một mình. Tôi không phải HLV tài ba, tôi có kinh nghiệm ở World Cup và K.League nhưng tôi vẫn phải tiếp tục trau dồi, học hỏi. Với các học trò ở Việt Nam, tôi tiếp cận họ theo cách đơn giản và truyền cho họ những bí quyết của mình.
Thành thực mà nói, trải nghiệm World Cup cùng ông Guus Hiddink giúp ích rất nhiều. Tôi học được cách ứng biến với xung đột ngôn ngữ và văn hóa. Thật không dễ để nhớ lại những trải nghiệm cách nay 16 năm, nhưng cuối cùng những trải nghiệm ấy đã được vận dụng trong thực tế và mang đến quả ngọt.
- Trải nghiệm đáng giá nhất với ông ở Việt Nam?
Đức tin. Ngay trong buổi gặp đầu tiên với học trò Việt Nam, tôi đã nhấn mạnh về “tinh thần đồng đội”. Mọi thành viên trong đội đều tin tưởng lẫn nhau. Trợ lý Lee Young-jin ở cạnh tôi như hình với bóng.
- Tại sao ông chọn Việt Nam?
Tôi không còn lựa chọn khác. Tôi muốn dẫn dắt ĐTQG. Không có cơ hội với đội tuyển Hàn Quốc. Vài CLB ở giải VĐQG Trung Quốc đã gửi lời mời kèm mức lương hấp dẫn nhưng tôi từ chối.
Phản ứng đầu tiên của dư luận Việt Nam ngày tôi mới đến không hề tốt. Họ tập trung xoáy vào thất bại hơn thành công. Nhiều ánh nhìn nghi ngờ hơn sự ủng hộ.
- Một phóng viên Việt Nam nói: “Học trò của thầy Park chiến đấu như những con sói”
Bóng đá ngày nay là vậy. Tôi nói từ “tập trung” nhiều nhất với học trò. Nó truyền cảm hứng cho ý chí chiến đấu. Nhiều người có phong cách huấn luyện mềm dẻo hơn, nhưng với tôi, bóng đá là cuộc chiến, sự cạnh tranh là chiến tranh. Dù không phải lúc nào bạn cũng có thể chiến thắng, bạn phải thắng nhiều nhất có thể.
Không cần phải thấy buồn bã nếu vóc dáng nhỏ bé. Kích thước cơ thể nhỏ gọn, tốc độ tốt và nhanh nhẹn là hay nhất.
- Thử thách đầu tiên trong năm 2019: Asian Cup
Giải đấu khó khăn, quy tụ những đội mạnh nhất châu lục. Chúng tôi sẽ cố hết sức. Mục tiêu vượt qua vòng bảng. Nhưng nếu không thể đạt mục tiêu, chúng tôi cũng không có gì phải hối tiếc.
Theo Trí thức trẻ
Những đơn vị nào được sử dụng hình ảnh ĐTQG?
Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể trả lời và trả lời thì không phải lúc nào cũng đúng. Bảo vệ thương quyền đội tuyển luôn là bài toán khó với VFF trong nhiều năm qua.
Mỗi lần đội tuyển thi đấu thăng hoa là một lần bộ phận có trách nhiệm bảo vệ hình ảnh đội tuyển lại một phen vất vả. Họ phải liên tục cập nhật diễn biến trên mạng xã hội cũng như qua các kênh truyền thông nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý tình trạng sử dụng trái phép hình ảnh đội tuyển. Đặc biệt, ở những giải đấu lớn như VCK U23 châu Á, ASIAD, AFF Cup thì tình trạng vi phạm bản quyền hình ảnh đội tuyển càng gia tăng. Từ nhỏ đến bé, từ cá nhân đến tập thể, từ những công ty quy mô nhỏ đến những thương hiệu lớn nếu vi phạm đều phải bị cảnh báo và có biện pháp ngăn chặn.
Nhiều lần VFF phải phát đi thông điệp yêu cầu các bên liên quan phải tôn trọng hình ảnh đội tuyển và không có hành vi phạm. Việc làm này không chỉ vì áp lực giữ tài sản trong nhà mà còn là yêu cầu của các đối tác tài trợ. Theo quy định, chỉ các nhà tài trợ chính thức của ĐT Việt Nam có hợp đồng với VFF mới có quyền sử dụng hình ảnh của ĐTQG trong việc quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội. Điều này được quy định rõ ràng trong hợp đồng và có chế tài đi kèm.
Doanh nghiệp này tặng 1 tỷ đồng cho đội tuyển nhưng cũng không được truyền thông
Một khi VFF không bảo vệ được quyền lợi của các nhà tài trợ, họ sẽ bị phạt. Thậm chí, nhà tài trợ của VFF đều là những thương hiệu khủng nên việc bảo vệ thương quyền của họ được chuyên nghiệp đến mức khó tin. Đôi khi chỉ một buổi họp báo mang tính nội bộ nhưng được đẩy lên mạng xã hội là lập tức VFF sẽ nhận công văn từ nhà tài trợ chính yêu cầu can thiệp.
Cũng vì ràng buộc với các nhà tài trợ nên đã xảy ra tình huống, VFF không thể đáp ứng yêu cầu của các đơn vị thưởng nóng cho ĐTQG thời gian qua. Dù hoan nghênh việc tặng tiền hay các dịch vụ đi kèm cho đội tuyển nhưng VFF yêu cầu việc trao thưởng không song hành với hoạt động quảng bá, truyền thông bởi điều này sẽ tạo xung đột quyền lợi với nhà tài trợ của VFF. Cũng chính vì điều này mà không ít đơn vị đã giận dỗi, thậm chí bức xúc vì cho rằng, VFF đã làm khó những người mang tiền tặng đội tuyển.
Theo báo bongdaplus.vn
Tiết lộ lý do bầu Đức không dự lễ vinh danh ĐT Việt Nam Tại buổi lễ vinh danh ĐT Việt Nam do Văn phòng Chính phủ tổ chức vào chiều ngày 21.12, khá bất ngờ khi bầu Đức lại vắng mặt. Theo một quan chức của VFF, thì Liên đoàn đã gửi thư mời với nhà tài phiệt phố Núi và CLB HAGL, nhưng do ông Đức bận đi công tác nên đành lỡ buổi gặp...