Buổi nói chuyện về Việt Nam thu hút đông đảo bạn bè Argentina
Ngày 1/5, Viện Văn hóa Argentina-Việt Nam (ICAV) phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Argentina đã tổ chức buổi nói chuyện về Việt Nam nhân kỷ niệm 41 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975) tại Trung tâm văn hóa Sofia ở Buenos Aires.
Phát biểu tại buổi nói chuyện với sự tham gia của đông đảo bạn bè thuộc thành viên đảng cánh tả Cuộc gặp mới, nghị sỹ thành phố Buenos Aires José Cruz Campagnoli bày tỏ sự khâm phục đối với tinh thần đấu tranh anh dũng và quả cảm của nhân dân Việt Nam trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Ông Campagnoli cho biết trong thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước, nhiều người bạn Argentina đã tích cực tham gia các hoạt động của tổ chức mang tên Phong trào Giúp đỡ Việt Nam (MAViet).
Từ năm 1966 đến năm 1976, tổ chức này đã quyên góp nhiều tiền để mua thuốc ký ninh chống sốt rét gửi sang Việt Nam cũng như tố cáo những tội ác chiến tranh.
Năm 1976, MAViet đổi tên thành tổ chức Đoàn kết Argentina-Vietnam và hoạt động tới năm 1978 khi chính phủ độc tài cầm quyền thời đó cấm nhóm này hoạt động.
Video đang HOT
Ông cũng đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong công cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh, đặc biệt là trong công cuộc Đổi mới từ năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông cho biết trong chuyến thăm Việt Nam năm ngoái, phái đoàn các nghị sỹ Argentina đã được chứng kiến tận mắt những thay đổi lớn lao của nhân dân Việt Nam.
Về phần mình, Chủ tịch Viện Văn hóa Argentina-Việt Nam, Poldi Sosa Smitch nhấn mạnh dân tộc Việt Nam là hình mẫu của tinh thần chiến đấu bền bỉ vì độc lập, tự do và bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
Bà khẳng định đoàn kết và ý thức tổ chức, kỷ luật là một trong những yếu tố quyết định giúp nhân dân Việt Nam chiến thắng kẻ thù xâm lược. Bà cũng chia sẻ trước những hy sinh, mất mát của nhân dân Việt Nam để giành được chiến thắng, cũng như những hậu quả của cuộc chiến tranh cho tới ngày hôm nay.
Bà lên án sự dối trá của Mỹ khi dựng lên Sự kiện Vịnh Bắc Bộ ngày 4/8/1964 để biện minh cho việc Nhà Trắng leo thang chiến tranh tại Việt Nam. Trong cuốn hồi ký xuất bản năm 1995 mang tên “Nhìn lại quá khứ: Bi kịch và bài học Việt Nam,” nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara đã thừa nhận điều này.
Nhân dịp này, những người có mặt tại buổi nói chuyện đã xem một đoạn phim tư liệu nói về hậu quả tàn khốc của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ và một đoạn video về những thay đổi của Việt Nam trong những năm gần đây, để lại ấn tượng mạnh đối với bạn bè Argentina./.
Theo TTBC
Quần đảo tranh chấp Falklands/Malvinas: Phán quyết bất ngờ
Ủy ban LHQ về xác định ranh giới thềm lục địa (CLCS) đã làm Argentina vui mừng và khiến Anh thất vọng với phán quyết mới.
Quần đảo Falklands/Malvinas cách Anh hơn 14.000 km trong khi cách Argentina 400 km và tranh chấp giữa 2 nước đã dẫn tới cuộc chiến năm 1982 - Ảnh: AFP
CLCS chấp thuận đề nghị của Argentina về ranh giới thềm lục địa ở vùng biển miền nam Đại Tây Dương, công nhận cho nước này tăng thêm 35% diện tích thềm lục địa, tức khoảng 1,7 triệu km2.
Chất nổ về chính trị và pháp lý quốc tế ở đây là nếu như vậy thì quần đảo tranh chấp Falklands/Malvinas nằm trong phạm vi chủ quyền của Argentina.
Thực dân Anh đánh chiếm quần đảo này năm 1833 và coi nó từ đó thuộc chủ quyền nước này. Falklands/Malvinas cách Anh hơn 14.000 km trong khi cách Argentina 400 km và tranh chấp giữa 2 nước đã dẫn tới cuộc chiến năm 1982.
Phán quyết của CLCS vì thế rất có lợi cho Buenos Aires trên nhiều phương diện, đặc biệt về luật pháp quốc tế, đưa lại tâm thế và lợi thế mới trong tranh chấp với London.
Diễn biến mới gây bất ngờ vì Argentina đã nhiều lần đưa chuyện chủ quyền đối với quần đảo ra LHQ nhưng đều như đấm vào bị bông và vì Anh cho tới nay luôn tự tin về tính hợp pháp của quyền về chủ quyền đối với quần đảo. Phán quyết của CLCS không dựa vào những biến cố lịch sử mà thuần túy dựa vào nguyên lý xác định ranh giới thềm lục địa để xác định phạm vi chủ quyền lãnh thổ.
Cơ sở pháp lý quốc tế của nó vì thế vững chắc hơn nhiều so với lập luận lâu nay của Anh. Cũng phải thôi bởi xưa cũng như nay trên thế giới này không phải cứ dùng vũ lực giành về cái gì thì cũng đồng nghĩa là có ngay chủ quyền đối với cái đó.
La Phù
Theo Thanhnien
Hình ảnh đẹp ngỡ ngàng về chợ nổi Indonesia Nhiếp ảnh gia Fauzan Maududdin đã ghi lại những hình ảnh ấn tượng về chợ nổi Indonesia, khu chợ nổi tiếng thu hút du khách. Người mua sắm, thương nhân và các thương gia cùng hội tụ trên những chiếc thuyền để trao đổi mua bán dọc con sông để tạo thành khu chợ nổi Indonesia. Những bức ảnh được chụp bởi nhiếp...