Buổi họp đặc biệt của gia đình
Cứ vào tuần cuối cùng của mỗi tháng, các thành viên trong gia đình tôi sẽ ngồi lại với nhau để chia sẽ, tháo gỡ vấn đề của mỗi cá nhân.
Việc đối thoại giúp các thành viên trong gia đình tháo gỡ khó khăn và dễ dàng cảm thông cho nhau
Buổi đối thoại này thường được tổ chức vào tối thứ Sáu, xuất phát từ đề xuất của ông xã và chúng tôi thống nhất để cả 3 thành viên cùng lắng nghe ý kiến của nhau. Chồng tôi là giáo viên tiếng Anh, đọc nhiều sách hướng dẫn phương pháp giáo dục con của nước ngoài. Do đó, anh luôn chú trọng đối thoại với trẻ con như những người lớn để có thể hiểu và chia sẻ.
Gia đình cũng là một tổ chức. Vì vậy, ngoài vấn đề thông thường, chúng tôi sẽ nêu ra các tồn đọng của từng cá nhân trong “cuộc họp”, góp ý những gì mình chưa hài lòng với thành viên khác. Để tránh làm cho không khí căng thẳng, chúng tôi chọn cách chia sẻ thẳng thắn và góp ý nhẹ nhàng.
Sơri, cô con gái đầu lòng 7 tuổi của chúng tôi, đã quen với những cuộc họp như thế này. Trong cuộc trước Tết âm lịch, ở phần tự nhận xét, Sơri cho biết tháng này con dậy trễ 3 lần nên đi học muộn, 2 lần không làm hết bài tập cô giáo giao, tháng sau con sẽ không như thế nữa.
Còn ở phần góp ý với ba mẹ, cô bé phàn nàn việc mẹ thường xuyên đi làm về muộn và mong muốn mẹ đi làm về sớm hơn để kể chuyện cho mình. Còn ba thì bị nhắc nhở chuyện đi tất niên liên miên, bỏ con ở nhà một mình với bà giúp việc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau Tết, buổi giao ban của gia đình tôi không thực hiện được vì trong lớp của con có bạn bị mất mẹ. Buổi chiều đi học đầu tiên của năm mới, đón con ở trường, tôi đã hốt hoảng khi thấy con khóc. “Cô giáo nói hôm qua mẹ bạn An bị tai nạn trên đường đi làm, ngủ say không dậy nữa, cho nên bạn An sẽ nghỉ học vài ngày để tiễn mẹ. Mẹ ơi, các bạn nói, bạn An sẽ không bao giờ được gặp lại mẹ nữa, đúng không ạ”, cô con gái vừa khóc vừa hỏi tôi.
Ôm con vào lòng mà tim tôi thấy đau rát. Đã là một người mẹ, tôi cảm nhận được nỗi mất mát lớn lao mà bạn An của con mình đang phải chịu đựng. Tai nạn giao thông rình rập hàng ngày, tôi chợt nghĩ buổi sáng dắt xe đi làm, biết còn có cơ hội để trở về ngôi nhà ấm áp vào buổi chiều.
Hàng ngày, xem tin tức thấy hàng loạt vụ tai nạn mà cảm thấy bất an. Nhiều khi thấy sự sống mong manh quá, đó là chưa kể đến những người phải về bên kia thế giới vì căn bệnh nan y ngày càng tăng. Có người hôm nay vẫn khỏe, ngày mai bỗng phát hiện ung thư, hay bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim… rồi ra đi còn không kịp nhìn những người thương yêu.
Vợ chồng tôi nghĩ đến hợp đồng bảo hiểm nhân thọ như một giải pháp tài chính để cả nhà sống an yên, vững tin hơn vào tương lai.
Tối hôm đó về nhà, sau giờ cơm, tôi nói chồng bỏ qua buổi họp rồi cho con tắm rửa và đi ngủ sớm. Sơri hình như mệt mỏi cả ngày, trước khi đi ngủ còn thút thít vì sợ sẽ không gặp mẹ giống bạn An. Nhìn con, hai vợ chồng tôi không cầm được nước mắt. Câu chuyện của bé An lại lởn vởn trong đầu. Những lo lắng cho tương lai của con lại khiến tôi phải suy nghĩ.
Những ngày sau đó, Sơri luôn cập nhật tình hình về bạn An. Con bé cho biết An không cười, mặc dù cô giáo đã kể những câu chuyện thật vui. Sau đó là bạn An sẽ không đến trường nữa, bố bạn tính gửi bạn về quê cho bà ngoại vì bố bạn ấy phải đi làm. Con bé còn cho biết bố An bị bệnh, phải lo tiền chạy chữa, bạn An chia tay cả lớp về Tiền Giang rồi.
Lo lắng cho con, và không thể biết chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai, vợ chồng tôi quyết định mua bảo hiểm nhân thọ như một giải pháp tài chính để cả nhà sống an tâm hơn.
Những ngày sau đó, khi thấy tinh thần con gái đã tốt hơn, cả gia đình tôi quyết định họp bù để chia sẻ với con những khó khăn tinh thần mà con gặp phải. Trong buổi họp, con bé còn bắt cả ba và mẹ không được bỏ đi như mẹ bạn An. Ngoắc tay xong, nhìn con cười lòng tôi mới nhẹ nhàng hơn.
Theo VNE
Liệu có đường về cho một "trai bao" như tôi?
Thật đáng tiếc phải không cháu? Nhưng thôi cháu ạ, việc cần làm bây giờ là cháu nên mau chóng rời khỏi ngôi nhà cạm bẫy đó, hãy rời xa bà chủ cùng những đồng tiền nhơ nhớp của bà ấy để đi tìm việc làm mới cháu ạ.
Ảnh minh họa: Internet
Cháu rời quê năm 17 tuổi để tìm việc kiếm sống là việc cô cảm phục vô cùng với cháu. Ở vào lứa tuổi đó, bạn bè còn ngồi trên ghế nhà trường, có người lo ăn, học vậy mà cháu đã biết đi làm để kiếm miếng nuôi thân và phụ giúp cha mẹ nuôi hai em nhỏ.
Thế nhưng mọi dự định tốt đẹp của cháu đã bị người đàn bà đáng tuổi cô, tuổi bác lợi dụng khi tuổi đời của cháu mới bước vào 20.
Thật đáng tiếc phải không cháu? Nhưng thôi cháu ạ, việc cần làm bây giờ là cháu nên mau chóng rời khỏi ngôi nhà cạm bẫy đó, hãy rời xa bà chủ cùng những đồng tiền nhơ nhớp của bà ấy để đi tìm việc làm mới cháu ạ.
Sức trẻ và ý chí cộng nghị lực của cháu, nhất định cháu sẽ tìm được công việc có thu nhập phù hợp với bản thân cháu. Cháu cứ vững tin, xã hội vẫn còn nhiều người tốt, còn nhiều việc làm tốt, nếu cháu chịu khó thì không lâu cháu sẽ có được tương lai như cháu hằng mơ ước thôi.
Mạnh mẽ lên cháu ạ, cái gì đã thuộc về quá khứ hãy để nó ngủ yên và hướng về tương lai cháu nhé.
Chỉ cần cháu biết đúng sai để rút kinh nghiệm cho con đường sắp tới của cháu, không có gì là muộn khi cháu còn trẻ, chúc cháu bình an và sớm ổn định được cuộc sống cháu nhé.
Theo Tienphong
Chúng ta đã không còn sợ mất nhau... Chúng ta cứ xa dần nhau như thế. Xa nhau vì khoảng cách, xa nhau vì không đủ vững tin. Xa nhau vì không thể tránh khỏi những cám dỗ, xa nhau vì anh có người khác, xa nhau vì anh đang trốn tránh. Chẳng còn muốn cùng nhau ngồi lại và nói chuyện, xa nhau vì cả hai chúng ta đều nhận...