Buổi chiều như 30 Tết ở Sài Gòn sau gần 90 ngày giãn cách: Người dọn dẹp nhà cửa, người dắt xe đi sửa, ai cũng háo hức đợi ngày mai “nới lỏng”
Nhiều người dân ví không khí Sài Gòn lúc này nhộn nhịp như chiều 30 Tết khi ai cũng vui mừng, rộn ràng đợi ngày mai được “nới lỏng” sau hơn 4 tháng thành phố giãn cách để phòng chống dịch Covid-19.
Sau bao ngày chờ đợi, từ 0h ngày 1/10, người dân Sài Gòn có thể được di chuyển trong khu vực nội thành, nhiều hoạt động cũng được UBND TP từng bước cho phép mở cửa trở lại trên nguyên tắc thận trọng, an toàn để phòng chống dịch Covid-19.
Người dân tranh thủ dọn dẹp nhà cửa, hàng quán để buôn bán trở lại
Ghi nhận chiều 30/9, không khí tại Sài Gòn sôi động hơn hẳn khi người dân tất bật dọn dẹp lại nhà cửa, lau chùi bàn ghế, nhiều quán ăn, tiệm cắt tóc, rửa xe… cũng bắt đầu sửa soạn để đón khách vào ngày mai.
Tại một góc chợ Thị Nghè ( quận Bình Thạnh), cả gia đình cô Vân Anh hồ hởi đem chồng chén dĩa, xoong nồi ra để cọ rửa. Gần 4 tháng qua, để phòng chống dịch Covid-19, tiệm cơm tấm của gia đình cô Vân Anh phải đóng cửa, sau khi có thông báo nới lỏng giãn cách, cả gia đình cùng nhau dọn dẹp.
5 người nhà cô Vân Anh rửa chén bát để mở lại quán cơm tấm Thị Nghè
“Vui mừng lắm, dù tình hình dịch bệnh vẫn còn nhưng ai nấy đều mong chờ ngày được mua bán, hoạt động trở lại. Gia đình cô sẽ tuân thủ việc giãn cách, 5K, hi vọng một ngày gần nhất, Sài Gòn sẽ trở lại nhộn nhịp như trước”, cô Vân Anh nói.
Trong khi đó, cô Tuyền ví chiều 30/9 như chiều 30 Tết bởi ai nấy đều phấn khởi vui mừng. “Cô mong chờ ngày này lâu lắm rồi, được ra ngoài đường để đi làm, chứ ở miết trong nhà sợ không chịu nổi”.
Cô Tuyền ví không khí chiều nay như 30 Tết
Ngoài việc dọn dẹp, sơn sửa lại nhà cửa, sửa – rửa xe, một số cơ sở hớt tóc, gội đầu cũng tranh thủ chuẩn bị đồ nghề để ngày mai quay trở lại phục vụ khách hàng. Tuy hiện tại, các cơ sở kinh doanh ăn uống, làm đẹp chỉ được hoạt động khi đảm bảo các nguyên tắc phòng chống dịch nhưng việc thành phố nới lỏng giãn cách, tạo điều kiện để người dân từng bước phục hồi kinh tế khiến ai nấy đều vui mừng.
Dưới đây là một số hình ảnh chúng tôi ghi nhận được chiều 30/9.
Video đang HOT
Các nhân viên của một quán ăn trên đường Phan Xích Long rửa lại xe cộ, dọn dẹp hàng quán
Tranh thủ sơn sửa lại cửa sắt
Anh Viễn – quản lý một tiệm tóc trên đường Nguyễn Hữu Cảnh
Ai nấy đều hết sức vui vẻ khi cuối cùng sau bao nhiêu ngày chờ đợi, thành phố đã cho phép nhiều loại hình kinh doanh hoạt động trở lại
Hai mẹ con tranh thủ lau chùi đồ đạc
Không khí nhộn nhịp trong chiều 30/9
Nhiều người dân đã tranh thủ dắt xe máy đi sửa sau nhiều tháng “không ra đường”
Chờ Sài Gòn sau ngày 30.9: Chỉ mong được đi làm chứ không ai dám tụ tập
"Ăn cái lễ 30.4 xong là nghỉ luôn đến giờ, khổ quá chừng khổ. Giờ chỉ mong Sài Gòn sau ngày 30.9 sẽ nới lỏng để được đi làm trở lại, chứ chẳng ai dám tụ tập nữa đâu.
Ai cũng sợ dịch, sợ giãn cách lắm rồi".
Người dân TP.HCM giờ chỉ mong chờ từng ngày, từng giờ để được đi làm trở lại. ẢNH KHẢ HÒA
Chia sẻ của chị Nguyễn Thị Thương (ngụ tại hẻm 71 đường Lã Xuân Oai, P. Tăng Nhơn Phú A, TP. Thủ Đức) cũng là tâm trạng và mong ước của nhiều người dân, đặc biệt những hộ công nhân, lao động trẻ bị thất nghiệp vì dịch Covid-19. Vì quá khổ do phải giãn cách thời gian dài, nhiều người giờ chỉ mong chờ Sài Gòn sau ngày 30.9 này sẽ được nới lỏng giãn cách và cho người dân được ra đường đi làm trở lại.
Nhiều hộ đã quá cùng cực, tiền ăn không có, nợ tiền phòng trọ mấy tháng liền, con nhỏ không có sữa uống...họ chỉ biết trông chờ vào từng bó rau, ký gạo của các nơi hỗ trợ để trang trải cuộc sống qua ngày. Giờ đây họ mong muốn được đi làm trở lại chứ chẳng ai dám tụ tập dù cho có nới lỏng giãn cách. Họ sợ sự tàn khốc của dịch, sợ giãn cách triền miên không được đi làm, không có tiền sống và stress nặng vì sống trong lo lắng của dịch bệnh và túng thiếu.
Nhiều hộ công nhân, lao động tự do đã quá khổ phải treo bảng cầu cứu sự giúp đỡ . ẢNH HOA NỮ
"Chúng tôi đã quá kiệt quệ rồi"
Chị Thương thở dài chia sẻ: "Hôm trung thu vừa rồi, nhìn thấy hình ảnh dòng người ở Hà Nội chen nhau đông đúc đi chơi ngay sau khi được nới lỏng giãn cách mà sao thấy buồn vô cùng. Nhưng giờ nói thật chứ có cho TP.HCM nới lỏng giãn cách, người dân. chỉ mong ước được đi làm chứ chẳng ai dám tụ tập đông đúc nữa đâu. Giờ ý thức ai cũng cao rồi, cho đi làm lại mọi người ai cũng sẽ tuân thủ đúng 5K, bởi vì quá sợ đợt dịch này. Sợ nhất là phải giãn cách triền miên, nhiều người sẽ chẳng thể nào trụ nổi vì kiệt quệ kinh tế và tinh thần lắm rồi".
Chị Thương kể có gia đình chị bạn, cả 2 người đều là lao động tự do mà nhà có 2 đứa con nhỏ, chỉ riêng nỗi lo sữa cho con mà 2 vợ chồng muốn bạc tóc. Tiền thu vào thì không có mà đến tháng phải đóng tiền trọ, rồi tiền điện nước các kiểu, chưa nói tiền ăn hằng ngày khi giá cả trong dịch thứ gì cũng đắt đỏ.
"Người có tiền còn mua chẳng được nữa chứ nói gì đến người không tiền. Rồi ai cho gì ăn nấy, thấy ở đâu có hỗ trợ gì thì gọi điện đến xin. Thật tình chứ chưa thấy lúc nào mà người dân phải khổ sở như bây giờ, nhất là những hộ gia đình trẻ có con nhỏ, mất việc mà còn phải ở nhà thuê. Họ khổ sở trong dịch này vô cùng. Trông chờ vào hỗ trợ thì chỉ được phần nào đó thôi, làm sao mà thấm đủ vào đâu được. Giờ họ chỉ mong được cho đi làm trở lại để kiếm tiền mà sinh sống thôi", chị Thương bày tỏ.
Ai cũng mòn mỏi mong chờ được ra đường đi làm trở lại sau ngày 30.9 này . ẢNH KHẢ HOÀ
Phùng Hữu Vinh (ngụ trên đường Lũy Bán Bích, P. Phú Thọ Hoà, Q. Tân Phú) cũng không giấu được nỗi niềm, chia sẻ: "3 tháng hơn rồi, tôi không mong mọi thứ trở lại như chưa từng có cơn đại dịch, chỉ cần làm sao hỗ trợ cho người dân được đi làm trở lại, hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ lại là mừng lắm rồi. Vì ngành buôn bán nhỏ lẻ như tôi hiện nay chỉ có xoay vốn tính theo ngày chứ không phải như doanh nghiệp tính theo quý, theo năm nên việc giãn cách quá dài làm tôi bị kiệt quệ luôn rồi".
Ngừng vài giây để nén cảm xúc, Vinh nói tiếp: "Chưa bao giờ tha thiết mong chính quyền có chính sách hỗ trợ người dân quay lại kinh doanh, làm ăn nhiều như bây giờ luôn đó. Đây là nỗi lòng duy nhất của rất nhiều người. Chỉ muốn được đi làm, được hoạt động buôn bán trở lại thôi, chứ giờ mà dám tụ tập chơi bời gì nữa. Vừa quá sợ mà cũng vừa chẳng còn đồng nào để mà tụ tập chơi bời. Giờ được đi làm là mừng lắm rồi. Thật tình tha thiết mong trở lại cuộc sống thường nhật, ít nhất là giảm cấp độ giãn cách, chớ ở nhà hoài như vậy thì không đói cũng trầm cảm luôn quá".
Vinh kể thêm: "Tôi có thằng em, trước làm shipper, chạy cũng 2 năm hơn, nhưng 3-4 tháng nay phải ở nhà, giờ bị dương tính nữa chứ. Nó cũng khổ trăm đường, tiền bạc dành dụm được bao nhiêu giờ phải trang trải cuộc sống, chính quyền hỗ trợ cũng chỉ 1 phần, mà nó còn phải nuôi thêm 1 thằng em trai nữa chứ. Nên giờ đây mong ước quay trở lại công việc là rất rất lớn, nếu thêm 1 tháng nữa chắc trụ không nổi thiệt, tiền nhà, tiền cửa, thêm em trai đang học cấp 3 chưa ra trường luôn...Khổ thiệt chớ".
Trông chờ từng ngày, từng giờ
Anh Nguyễn Văn Minh Vương (ngụ tại đường Nữ Dân Công, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM) thì bày tỏ: "Người dân hy vọng sắp tới, qua ngày 30.9 này chính quyền Thành phố sẽ có kế hoạch cụ thể, phương án để người dân được trở lại cuộc sống bình thường mới. Có thể nói đây là kỳ nghĩ lễ 30.4 dài nhất và chưa từng xảy ra. Mình nghĩ đây cũng là dịp lễ đáng nhớ nhất trong cuộc đời mỗi người dân sinh sống tại TP.HCM. Trải qua gần 5 tháng với các kế hoạch phong toả phòng dịch, hiện tại cuộc sống nhiều người dân đang rất khó khăn, họ mong muốn sẽ được đi làm trở lại, kiếm tiền và nuôi sống bản thân, gia đình, con cái lắm rồi".
Cũng theo Minh Vương qua đợt dịch này, chắc chắn một điều là người dân sống tại TP.HCM hiện nay sẽ nâng cao ý thức hơn, cho dù sắp tới được nới lỏng giãn cách và được đi làm trở lại thì mọi người cũng sẽ tự ý thức để bảo vệ bản thân và cộng đồng, vì chẳng ai muốn giai đoạn khủng hoảng này sẽ lặp lại lần nữa.
Sự vắng lặng của Sài Gòn một thời gian dài khiến ai cũng ám ảnh mỗi khi nghĩ đến . ẢNH KHẢ HÒA
"Bản thân mình cũng đã cạn kiệt tài chính. Hơn nữa mình thấy nhiều lao động nghèo, các hộ thuê trọ không đi làm, không có thu nhập, chỉ biết nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức từ thiện để sống qua ngày. Họ rất khổ sở. Ai cũng hy vọng và trông chờ từng ngày, từng giờ để được đi làm lại, kiếm tiền và trang trải cho cuộc sống", Minh Vương gửi gắm.
Với anh chàng hướng dẫn viên du lịch Hồ Đức Lộc (ngụ trên đường Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long A, Q.9) thì có lẽ chuyến đi dẫn tour dịp lễ 30.4 vừa rồi là một chuyến tour "bảo táp", địa điểm di chuyển có 200km mà đi 12 tiếng chưa đến. Và sau chuyến đi du lịch đó thì Sài Gòn phải "dưỡng bệnh" tận 5 tháng trời.
"Và khi Sài Gòn dưỡng bệnh như vậy thì dĩ nhiên mình cũng đã gần 5 tháng thất nghiệp ở nhà, không có thu nhập. Không chỉ riêng du lịch mà tất cả các nghành nghề khác cũng phải chịu ảnh hưởng bởi đợt dịch tàn khốc này. Đúng là một chuyến du lịch đáng sợ. Chắc có lẽ cũng chẳng ai dám đi thêm 1 chuyến du lịch "bão táp" như vậy để phải dưỡng bệnh thêm nhiều tháng đúng không mọi người? Chính trong khoảng thời gian dài ở nhà chắc hẳn ai cũng ao ước được ra đường, được đi làm, được đi du lịch...Bởi hậu quả của đợt dưỡng bệnh này nó mang lại cho chúng ta cảm giác ngao ngán và rùng mình lắm rồi", Lộc không giấu được cảm xúc, chia sẻ.
Bao giờ TP.HCM trở lại nhịp sống bình thường? . ẢNH KHẢ HÒA
Và anh chàng đặt nhiều mong ước và kỳ vọng: "Sắp tới đây, nhiều người đang rất mong chờ vào Sài Gòn sau ngày 30.9 sẽ gỡ giãn cách dần để chúng ta được sớm quay trở lại với công việc và cuộc sống bình thường. Hy vọng sẽ không có một chuyến du lịch "bão táp" và định mệnh nào nữa, thay vào đó là những chuyến du lịch an toàn bằng chính sự ý thức và tự giác của tất cả chúng ta. Chúc Sài Gòn mau khỏe, chúc tất cả được bình an. Mong là mọi người sẽ sớm quay lại với công việc, mong là sẽ có những chuyến du lịch thật khoa học và an toàn...Mình cũng nhớ nghề lắm rồi, hy vọng sẽ được đồng hành cùng mọi người trong 1 chuyến du lịch gần nhất".
Thợ hồ già và "món nợ" ở Sài Gòn: Hết dịch để xây xong nhà cho chủ Trên chuyến xe hồi hương trong những ngày giãn cách siết chặt, nhiều bà con ở Phú Yên vẫn đau đáu nỗi luyến tiếc với TP.HCM. Thông tin từ Thanh Niên, tính đến chiều ngày 31/8, UBND tỉnh Phú Yên đã tổ chức đưa gần 7.000 người từ các tỉnh phía Nam về địa phương. Chỉ riêng trong tối cùng ngày, 750 người...