Buổi chiều định mệnh của 8 nữ sinh bị chết đuối
Trưa 12/9, nấu cơm xong Dung ăn một mình rồi viết mẩu giấy dán vào thành ghế: “Con phần cơm mẹ, đậy lồng bàn nhé. Con đi đây!”. Một giờ sau, nữ sinh này và 7 người bạn đã gặp nạn tại hồ Tuy Lai (Mỹ Đức, Hà Nội).
Sau đêm dài luôn ú ớ mê sảng, Nguyễn Thị Chinh (13 tuổi) – người thoát chết ở hồ Tuy Lai (Mỹ Đức, Hà Nội) chiều 12/9 đã tỉnh táo. Nằm trên giường, được bà nội bón từng thìa cháo, gương mặt nữ sinh này vẫn thất thần.
Em Nguyễn Thị Chinh, được cứu sống trong buổi chiều qua. Ảnh: Phương Sơn.
Giọng nói yếu ớt, Chinh kể lại buổi chiều định mệnh. Em và các bạn tới trường học phụ đạo nhưng do được nghỉ nên 11 người đã rủ nhau ra hồ tắm. Khoảng 14h, em cùng 8 bạn men theo đường dốc ở đập nhưng do rêu bám nên bị trơn trượt.
“Hai bạn ngã trước đã kéo theo em và các bạn khác chìm nghỉm. Trong lúc chúng em vùng vẫy gần bờ, một anh học ở trường cấp 3 đang ngồi chơi với bạn đã chạy ra cứu và đưa em lên bờ, hô hấp nhân tạo”, Chinh nhớ lại. Hình ảnh các bạn vùng vẫy rồi chìm nghỉm dưới nước luôn ám ảnh trong trí nhớ của Chinh khiến chốc chốc em lại co rúm người, ôm gối thu mình trong góc giường.
Trong 8 nữ sinh tử vong, 6 em đang học lớp 8, hai em học sinh lớp 7 THCS An Mỹ (Mỹ Đức, Hà Nội). Từ chiều 12/9, không khí tang thương đã bao trùm làng quê yên bình, khi trong bán kính chưa đầy 200 m ở thôn Tào Khê có tới 5 đám tang, còn ở thôn Đoan Nữ có 3 đám. Tiếng gào khóc, tiếng kèn trống tiễn đưa những mái đầu xanh văng vẳng khắp nơi.
Bạn bè, người thân đau xót khi đưa tiễn các nạn nhân Ảnh: Phương Sơn.
Video đang HOT
Vừa đưa thi thể cô con gái về, anh Lê Ngọc Khả bố em Lê Thị Dung thất thần ngồi nhìn về di ảnh con. Là con thứ hai trong gia đình có 3 chị em, Dung ngoan ngoãn, chăm chỉ, lễ phép và học rất khá.
Buổi trưa 12/9, vì bố mẹ đi làm nên nấu cơm xong Dung ăn một mình rồi chuẩn bị đi học thêm. 13h, Dung viết mẩu giấy dán vào thành ghế với nội dung: “Con phần cơm mẹ, đậy lồng bàn để trên bàn nhé! Con đi đây!”. Rồi khi đi qua chỗ mẹ đang làm, Dung còn chào mẹ. “Chưa bao giờ con bé làm như thế cả”, anh Khả nước mắt sụt sùi.
Chưa đầy một tiếng sau, khi nghe người báo tin con bị chết đuối, chân tay anh như cứng lại. “Bỏ việc, tôi lao ra hồ thì đã thấy con tử vong, còn mẹ của cháu từ khi biết tin con gặp nạn kêu gào thảm thiết rồi ngất lên ngất xuống. Từ chiều qua vợ tôi nằm bệt một chỗ chưa ăn uống được gì’, người cha buồn rầu giãi bày.
Trong số 5 nữ sinh chết đuối ở thôn Tào Khê, có tới 4 em là họ hàng, và gia đình em Trần Thị Hồng Thơm (13 tuổi) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thuộc diện hộ nghèo. Nghe tin con gái chết đuối, mẹ Thơm ngất lịm và không ăn uống gì.
Anh Trần Văn Toản (bố Thơm) cho biết, vì gia đình neo người, mẹ Thơm lại bệnh tật, vừa đi mổ tim nên hàng ngày sau giờ học, Thơm phải phụ giúp công việc đồng áng và việc vặt trong gia đình, rất ít thời gian đi chơi. Buổi trưa hôm đó, trong bữa cơm, Thơm nói chiều phải đi học phụ đạo. Sau đó các bạn tới nhà rủ và hơn 14h, gia đình nhận được hung tin.
Dép trôi tại hồ, nơi các nữ sinh bị chết đuối. Ảnh: Phương Sơn.
Nơi các em bị chết đuối là bờ đập được xây bằng bê tông và kè đá đá xanh nằm thoai thoải dài khoảng 5m, bị rêu phủ kín. Nước hồ Tuy Lai trong xanh nên mỗi buổi chiều vẫn có cả trăm người tới tắm.
Theo nhiều người dân, hồ này vốn rất sâu có đoạn nước sâu tới 4 m nhưng xung quanh hồ không có biển cảnh báo nguy hiểm. Sáng 13/9, chỉ khi sự việc đáng tiếc xảy ra, hai tấm biển “Nguy hiểm, cấm tắm” mới được cắm ở đầu đoạn đường dẫn vào nơi xảy ra tai nạn.
Trao đổi với VnExpress.net, Hiệu trưởng THCS An Mỹ Nguyễn Đăng Khang cho biết, ngay khi nhận thông tin, trường đã tập trung các thầy cô giáo đến hiện trường để cùng gia đình các em giải quyết hậu sự. “Các em đều ngoan ngoãn, lễ phép và học giỏi, không có biểu hiện gì bất thường. Đây là sự số đáng tiếc gây tổn thất lớn lao cho gia đình và nhà trường”, thầy Khang nói.
Theo thầy Khang, để phòng ngừa tai nạn, sự cố đáng tiếc, hàng năm trường luôn giáo dục học sinh học cách phòng chống, nhưng do năm nay vừa bước vào năm học được mấy ngày nên trường đang tập trung ổn đinh dạy và học nên việc tuyên truyền nội dung này vẫn chưa được triển khai.
Tối 12/9, Phòng Giáo dục, UBND huyện Mỹ Đức và nhà trường và các ban ngành đoàn thể đã đến chia buồn với các gia đình. UBND huyện hỗ trợ mỗi gia đình nạn nhân 3 triệu đồng, Phòng Giáo dục và Công an huyện, UBND xã… mỗi cơ quan hỗ trợ 2 triệu đồng.Theo VNE
VỤ 8 NỮ SINH CHẾT ĐUỐI Ở HỒ TUY LAI: Nhân chứng kể lại sự việc
Vụ chết đuối nước thương tâm chiều ngày 12/9 tại khu vực hồ Tuy Lai, thuộc địa phận xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã khiến 8 học sinh lớp 7, lớp 8 trường THCS An Mỹ (Mỹ Đức) chết thảm.
Bàng hoàng kể lại
Theo lời kể của cháu Nguyễn Thanh Tâm (SN 2000, học sinh lớp 7A)- một trong 3 nạn nhân may mắn sống sót, khoảng 1g chiều ngày 12/9 có tất cả 8 bạn rủ nhau đi sang hồ Tuy Lai để tắm, chơi sau khi nhận được tin nghỉ học thêm đột xuất.
Cháu Nguyễn Thị Thanh Tâm- nạn nhân may mắn được cứu sống vẫn chưa hết sợ hãi khi nhớ lại vụ chết đuối kinh hoàng
Trong số 8 nữ sinh này, có 7 em xuống hồ tắm, chỉ còn 1 em đứng lại trên bờ là Mai Hồng Phượng (SN 1999).
Vẫn chưa hết sợ hãi, em Tâm kể: Khoảng 1 giờ, bạn Chinh (đi học cùng cháu) nhận được điện thoại của chị Phượng thông báo: Các chị ấy đang bị chết đuối ở hồ Tuy Lai 2. Nhà cô giáo Hằng ở thôn Đoan Nữ, cách đó khoảng 1km nên chúng cháu hốt hoảng đạp xe đến đấy.
Đến nơi thấy chị Phượng đang kêu góc, nhìn xuống hồ nước thấy có bạn vẫn đang giơ tay vẫy vẫy cố chạm vào bờ, cháu và 2 bạn đi cùng là Nguyễn Thị Trang (SN 2000) và Lê Thị Chinh (SN 1999) vội vàng xuống xe, nhảy xuống cứu các bạn.
Trang là người nhảy xuống đầu tiên cứu bạn mặc dù không biết bơi. Các bạn ở dưới nước bám vào Trang để cố chạm tay vào bờ nhưng không được, ngay sau đó cả cháu và Chinh cùng nhảy xuống.
Cả 2 đều không biết bơi nên tất cả ngụp lặn trong dòng nước sâu, bị các bạn lôi xuống.
Cháu bị trượt chân ngã ngay cạnh bờ kè được chị Phượng đưa tay kéo lên và may mắn được cứu sống.
Lúc đó, tất cả các bạn đã chìm nghỉm. Chúng cháu vớ được một khúc cây gần bờ đưa ra cho các bạn nắm lấy, nhưng các bạn đã bị chìm sâu hơn.
Vừa kiệt sức, vừa sợ hãi, cháu chỉ biết đứng trên bờ kêu khóc ré lên, nhưng khan cổ không kêu cứu to được.
Đúng lúc đó có một anh đang học cấp 3 đi ngang qua thấy tiếng kêu cứu tưởng đùa nên không vào, đến lúc cháu khóc to hơn thì mới chạy lại.
May mắn, bạn Lê Thị Chinh đang nổi, vùng vẫy gần bờ được anh này kéo vào, lúc này Chinh đang thoi thóp thở.
Dưới nước sâu còn có 7 bạn nữa nhưng lúc đó trên bờ không có ai biết bơi nên chỉ biết kêu gào người cứu. Nhưng khu vực hồ nước Tuy Lai này ở vị trí giữa đồng hoang vắng, chỉ có lác đác vài chòi, lều của các hộ dân trông đầm cá, nên mãi sau mới có người biết tin và chạy ra. Nhưng lúc đó đã quá muộn màng.
Nhìn những chân nhang còn cháy dở, người ta không khỏi đau xót, ngậm ngùi"Suốt cả đêm qua Tâm không ngủ được, đêm nằm cứ la hét, khóc vì vẫn chưa hết sợ hãi, ám ảnh" - ông Bạch Văn Đằng, ông ngoại của Tâm kể.Đến sáng nay, trông Tâm phờ phạc, khuôn mặt vẫn còn tím tái, đôi mắt rơm rớm nước mắt khi nhắc đến những người bạn xấu số trong vụ chết đuối thương tâm chiều qua.
Đau xót tột cùng
Cho đến hôm nay, anh Đinh Văn Sĩ - một người tham gia cứu vớt các nạn nhân trong vụ chết đuối kinh hoàng vẫn còn đau xót khi nhớ lại thời điểm đó.
Lúc đó khoảng hơn 1g chiều, trời nắng chang chang. "Thấy có tiếng kêu cứu cùng với tiếng khóc ré lên từ phía ngoài hồ, tôi hốt hoảng chạy ra thì thấy trên bờ một em đã được vớt lên nằm thoi thóp thở còn 3 em nữa mặt mũi tím tái, chỉ biết kêu khóc. Hỏi thì một em chỉ tay xuống lòng nước sâu trong hồ và nói không nên câu vì đã kiệt sức "Ở dưới còn 7 người nữa".
Anh Sĩ đã nhào người xuống hồ nước sâu và cứu được một em nữa lên, nỗ lực cầm 2 chân dốc lên nhưng toàn thân em đã tím tái, ngừng thở.
Tất cả 7 em đều nằm cùng một chỗ dưới dòng nước sâu cách bờ chừng 4m nên sau đó không khó tìm các thi thể xấu số.
Lúc đó, ngoài anh Sĩ còn có mấy thanh niên khác trong làng cùng vớt các em lên nhưng đã không thể cứu sống được nữa vì đã ngạt thở dưới nước trong một thời gian dài.
Trước đây, anh Sĩ từng tham gia cứu người chết đuối ở hồ này nhưng chưa bao giờ anh cảm thấy kinh hoàng như vụ việc này, có đến 8 em bị chết đuối thương tâm.
Dù đã nỗ lực đưa các em lên bờ nhưng cho đến bây giờ, trong thâm tâm anh Sĩ vẫn còn ân hận, day dứt vì không cứu sống được em nào.
Anh Đinh Văn Sĩ- một người tham gia cứu vớt các nạn nhân trong vụ chết đuối kinh hoàng vẫn còn đau xót khi nhớ lại thời điểm đó.
Trao đổi với PV, cô Nguyễn Thị Hợp, xóm Sau Sái, xã Trung Lai, cho biết:"Bình thường, phải từ 3g chiều trở đi người dân địa phương mới bắt đầu tập trung để tắm. Vì thế, vào thời điểm xảy ra vụ việc hôm qua (khoảng 1g30), xung quanh hồ Tuy Lai 2 rất vắng vẻ. Hầu hết mọi người vẫn còn đang nghỉ trưa".
Chiếc dép cùng dây buộc tóc của các nữ sinh xấu số
Sáng sớm ngày 13/9, có mặt tại hiện trường hồ Tuy Lai, quan sát cho thấy trên mặt hồ trong xanh vẫn còn sót lại mấy đôi dép cùng dây buộc tóc của các nữ sinh xấu số nổi lềnh bềnh.
Cạnh đó, trên bờ hồ vẫn còn mấy chân nhang cháy dở, không khỏi đau xót, ngậm ngùi.
Trong số 8 em nữ sinh chết đuối, có 3 em ở thôn An Mỹ và 5 em ở cùng thônTảo Khê (xã An Mỹ).
Không khí thê lương, ảm đạm bao trùm lên cả xóm nhỏ. Chưa bao giờ người thân trong gia đình và người dân ở đây chứng kiến nỗi đau ập đến kinh hoàng đến vậy.
Theo VNE
Vụ 8 học sinh chết đuối: Lời kể của nữ sinh thoát chết và người vớt xác Sáng 13.9, PV Thanh Niên Online đã đến thăm nữ sinh Lê Thị Trinh (13 tuổi, ở xã An Mỹ, H.Mỹ Đức, TP.Hà Nội), một trong ba người may mắn thoát chết trong vụ tám học sinh chết đuối khi đi tắm ở hồ Tuy Lai. Nữ sinh Lê Thị Trinh, học sinh lớp 8A trường THCS An Mỹ, xã An Mỹ, H.Mỹ...