Bước “xuống nước” nhọc nhằn của Hillary Clinton
Hillary Clinton đã buộc phải “xuống nước”, khi đối mặt với cuộc tranh cãi dai dẳng về việc bà sử dụng tài khoản email cá nhân khi đương chức Ngoại trưởng Mỹ.
Hôm 8/9, lần đầu tiên bà Clinton đã trực tiếp xin lỗi về việc làm của mình. “Đó là một sai lầm”, Hillary Clinton thừa nhận khi trả lời phỏng vấn của hãng tin ABC News. “Tôi xin lỗi về điều đó. Tôi nhận trách nhiệm”.
Bà Hillary Clinton. (Ảnh: Getty)
Theo BBC, động thái mới của cựu Ngoại trưởng Mỹ trái ngược hoàn toàn với lập trường trước đó của bà, khi việc bà sử dụng email cá nhân cho nhiệm vụ công trong thời gian đứng đầu Bộ ngoại giao Mỹ bị khui ra.
Khi đó, Hillary Clinton khẳng định bà không có gì phải xin lỗi, và việc bà làm nằm trong giới hạn của luật pháp – không hề khác về bản chất so với những người tiền nhiệm khi đương chức.
Thế nhưng giờ đây, nữ chính trị gia hàng đầu nước Mỹ đã phải thừa nhận tác hại của câu chuyện đối với vị thế chính trị của bản thân, khi tỷ lệ tín nhiệm của người dân dành cho bà tụt giảm.
“Tôi thực sự nghĩ là mình lẽ ra đã có thể hoàn thành công việc tốt hơn bằng cách trả lời các câu hỏi sớm hơn. Những gì tôi đã làm là được phép, là không giấu giếm”, bà nói.
“Tuy nhiên, khi ngẫm lại, nhìn lại vấn đề vào lúc này, thì ngay cả khi nó được phép, tôi vẫn nên sử dụng hai tài khoản. Một cho cá nhân, một cho các email liên quan công việc”.
Video đang HOT
Hillary Clinton cũng đăng một thông điệp lên Facebook gửi tới người ủng hộ, nhắc lại cảm nghĩ của bà. “Tôi muốn các bạn hãy nghe vấn đề này trực tiếp từ tôi”, bà viết.
Dự tín nhiệm của người dân Mỹ dành cho Hillary Clinton giảm mạnh vì bê bối email. (Ảnh: AP)
Nhiều tháng qua, cựu Ngoại trưởng Mỹ luôn khẳng định tính đúng đắn của việc bà sử dụng email, dù đôi lúc có những chi tiết gây rắc rối trong loạt thư điện tử mà bà đã cung cấp cho Bộ Ngoại giao Mỹ.
Trong một thông điệp hồi tháng 8 ở Iowa, Hillary Clinton thậm chí còn trêu đùa về vấn đề này. Bà nói trước đám đông cử tọa rằng bà thích dùng Snapchat bởi vì các tin nhắn của ứng dụng này “tự động biến mất”.
Tuy nhiên, sau đó cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ thừa nhận người dân có thể nghi ngờ việc bà sử dụng email và tốt hơn là nên dựa vào các hệ thống của chính phủ để liên lạc công việc.
Đến thứ Sáu tuần trước, trong những bình luận báo trước sự hối lỗi vào ngày 8/9, Hillary thú nhận với phóng viên của NBC rằng, bà lấy làm tiếc vì những “rắc rối” mà câu chuyện gây ra, và việc bà sử dụng email cá nhân “không phải là lựa chọn tốt nhất”.
Theo báo New York Times, đội ngũ chiến dịch của Hillary Clinton mới đây đã khảo sát một nhóm tâm điểm ở bang New Hampshire về những bình luận liên quan đến email của bà.
Kết quả cho thấy, bê bối đã “đánh chìm gần như tất cả những chủ đề khác mà bà Clinton đang hy vọng sẽ truyền tải tới cử tri”, và vị cựu Ngoại trưởng cần phải hành động nhiều hơn nữa để hóa giải tranh cãi.
Hillary Clinton dự kiến sẽ “giải quyết tranh cãi về email công khai hơn, với một giọng điệu nhún nhường thay vì cố thủ”. Cách này nhiều khả năng sẽ xoa dịu được phe chỉ trích vốn lập luận rằng việc bà làm gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia và coi thường luật tự do thông tin của Mỹ.
Thanh Hảo
Theo VNN
Hillary Clinton hối tiếc đã dùng email cá nhân
Hillary Clinton cho biết, bà ước đã có một "lựa chọn khác" và không dùng tài khoản email cá nhân trong thời gian giữ chức Ngoại trưởng Mỹ.
"Tôi lấy làm tiếc điều này đã gây rối rắm", nữ chính trị gia Mỹ nói với hãng tin MSNBC.
Theo BBC, việc Hillary Clinton dùng email cá nhân đã làm dấy lên nhiều ý kiến chỉ trích, khi bà cạnh tranh chức ứng viên Tổng thống của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử năm 2016.
Những người phản đối lập luận rằng, việc làm kể trên của bà là không an toàn, trái với chính sách của chính phủ, và có mục đích che chắn khỏi sự giám sát.
Các nhà phân tích chính trị - trong đó có nhiều thành viên trong cùng Đảng Dân chủ với Hillary - nhận định, chiến dịch tranh cử của bà đã bị sa vào phản ứng về cuộc tranh cãi này và cựu Ngoại trưởng dường như không tỏ ra hối lỗi - thậm chí một số lần bà còn đùa cợt về vấn đề email.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 4/9, bà Hillary Clinton đã nhận toàn bộ trách nhiệm, thừa nhận bà đã không "dừng lại và ngẫm nghĩ" về việc sử dụng một tài khoản email cá nhân sẽ được nhìn nhận như thế nào.
Vấn đề này đã trở thành chủ đạo trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy, ngày càng nhiều cử tri coi Hillary Clinton là "không đáng tin cậy", một phần là do những nghi ngờ quanh việc bà dùng email.
Theo luật pháp liên bang Mỹ, thư từ của các quan chức được coi là tài sản của chính phủ nước này. Các nhân viên chính phủ được khuyến khích sử dụng tài khoản email của văn phòng, mặc dù trước kia một số nhân vật cấp cao vẫn dùng email cá nhân.
Hồi tháng 3, Hillary Clinton tuyên bố bà và các luật sư đã quyết định về những gì được coi là email liên quan đến công việc khi Bộ Ngoại giao yêu cầu các hồ sơ từ cựu nữ Ngoại trưởng.
Số lượng email được cho là liên quan công việc chiếm khoảng một nửa trong tổng 60.000 email mà bà gửi đi trong thời gian đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ. Hillary Clinton cho biết, những email bà cho là mang tính cá nhân đã được xóa bỏ.
Kể từ đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố các email nói trên theo nhiều đợt, mỗi tháng một đợt.
Thanh Hảo
Theo VNN
150 email mật trong tài khoản cá nhân của bà Hillary Clinton Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết khoảng 150 email trong hộp thư điện tử cá nhân của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton có chứa thông tin mật, theo Reuters ngày 1.9. Khoảng 150 email trong hộp thư điện tử cá nhân của bà Hillary Clinton có chứa thông tin mật - Ảnh: AFP Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner...