Bước trong bóng tối mịt, bầu Đức và Công Phượng đi đến đâu
“10 năm trước, Nhật Bản có những suy nghĩ, lo lắng giống bóng đá Việt Nam bây giờ. Chúng tôi đưa 40 cầu thủ đi nước ngoài, chỉ một nửa trong số đó thành công”.
“Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Câu nói của Lỗ Tấn từng khắc sâu trong tâm trí của nhiều người. Tạm hiểu rằng, Mọi đường trên trên thé giới này không tự dưng có sẵn, mà chính chúng ta tạo nên với một hành trình đi miệt mài, theo đuổi không ngừng để tạo ra con đường.
Nhìn từ câu nói nổi tiếng trên về hành trình mang bóng đá Việt Nam ra thế giới của bầu Đức và Công Phượng, có lẽ người hâm mộ nhận thấy có nhiều điểm chung.
Bầu Đức bảo rằng bóng đá Việt Nam rồi nhất định phải có ngày hội nhập với bóng đá thế giới, giống như làm kinh tế cũng phải hội nhập. Hành trình này bắt đầu từ việc các cầu thủ Việt Nam cần nắm bắt cơ hội đi nước ngoài chơi bóng, đi không sợ thất bại, vì thành công nào cũng phải trải qua đôi lần thất bại. Nếu không có cái dũng khí dám ra châu Âu chơi bóng thì cầu thủ Việt Nam sẽ mãi thiếu sự tự tin, còn có những người dám đi thì dần dần xóa bỏ sự tự ti.
Đó là lý do Công Phượng chấp nhận liên tục ra nước ngoài chơi bóng. Bầu Đức đồng ý với Công Phượng, quyết định để tiền đạo “con cưng” đi từ Nhật Bản đến Hàn Quốc, rồi bây giờ cất bước sang Bỉ.
Bầu Đức và Công Phượng xác định phải mang bóng đá Việt Nam ra thế giới, dù có thất bại vẫn phải bước tiếp khi còn cơ hội.
“Sau khi nghe bài phát biểu của chủ tịch Đoàn Nguyên Đức, tôi đồng cảm với quan điểm muốn đưa cầu thủ Việt Nam sang nước ngoài thi đấu, học hỏi và phát triển.
10 năm trước, Nhật Bản cũng có những suy nghĩ, lo lắng giống bóng đá Việt Nam bây giờ. Chúng tôi đưa 40 cầu thủ đi nước ngoài, chỉ một nửa trong số đó thành công…”, CEO của Sin-Truidense nói về chuyện bầu Đức để Công Phượng đi Bỉ.
Video đang HOT
Với kinh nghiệm của một người đi trước, CEO của Sin-Truidense đã giải quyết một khúc mắc lớn cho người hâm mộ là cầu thủ xuất ngoại không phải ai cũng thành công nhưng phải đi, đi để học hỏi và tiến bộ. Bất kỳ nền bóng đá nào trên thế giới cũng trải qua một con đường như thế, phải đi mới thành đường và tạo ra tiền đề cho thế hệ cầu thủ sau tiếp nối.
Nhật Bản – một nền bóng đá từng thấp hơn so với Việt Nam thay đổi như thế nào? Mọi thứ bắt đầu từ văn hóa để thay đổi suy nghĩ cho nhiều trẻ em Nhật Bản đến với bóng đá. Sự thay đổi này đến từ lúc tác giả Takahashi Yichi cho ra đời bộ truyện tranh Captain Tsubasa, phát hành từ năm 1981.
Ozora Tsubasa là một cậu bé thần đồng bóng đá ấp ủ ước mơ được thi đấu cho tuyển Nhật Bản và giành chức vô địch Giải vô địch bóng đá thế giới. Tsubasa bắt đầu xuất ngoại ở So Paulo (Brazil), sau đó chuyển đến FC Barcelona. Những nhân vật khác như Hyuga Kojiro tới Juventus, Wakabayashi chơi cho Hamburg SV.
Thông điệp của người Nhật thông qua truyện tranh Captain Tsubasa là rất rõ ràng với việc bước ra thế giới để học hỏi. Đó cũng là lý do Captain Tsubasa trở thành niềm cảm hứng cho nhiều trẻ em Nhật Bản chơi bóng, còn một loạt danh thủ bóng đá thế giới từng xem Captain Tsubasa như bộ truyện gối đầu giường.
Ngay đến cách nghĩ trong tư tưởng thì người Nhật đã muốn ra thế giới, vậy tại sao cầu thủ Việt Nam có cơ hội thực tế là được ra nước ngoài chơi bóng lại từ chối?
Bóng đá Việt Nam rồi sẽ có những giấc mơ lớn như vô địch châu Á, hay dự World Cup. Con đường này cần phải trải qua nhiều giai đoạn, trong đó việc tiếp xúc các nền bóng đá phát triển từ việc cầu thủ xuất ngoại là bắt buộc. Sau Công Phượng, chúng ta sẽ có thêm những Công Phượng khác ra nước ngoài, đi càng nhiều càng cho thấy sự tiến bộ, rồi sẽ có người khẳng định được tài năng.
Lẽ đó, bầu Đức và Công Phượng bây giờ có thể bước trong bóng tối nếu đặt xuất phát điểm là mặt chung của bóng đá Việt Nam so với Bỉ hay Hàn Quốc, Nhật Bản, nhưng tin một ngày sẽ mang đến sự khác biệt, thây được ánh sáng của hy vọng và hoài bão mang bóng đá nước nhà ra thế giới. Họ có những bước đi đầu tiên, còn những người khác tiếp tục bước để đến ngày thấy cầu thủ Việt Nam ra châu Âu thành công.
Cứ mang balo lên và đi khi có cơ hội, Công Phượng nhé ! Vì chẳng có con đường mang tên khát vọng nào trải hoa hồng, thậm chí phải lần từng bước để tạo nên con đường cho những người khác tiếp bước.
Theo SaoStar
Có đúng lương Công Phượng đi Bỉ cao hơn thầy Park Hang Seo?
Đầu quân cho CLB Sint Truidense của Bỉ, Công Phượng nhận được mức lương cao hơn nhiều lần so với hai lần xuất ngoại trước đó sang Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ở buổi lễ ký hợp đồng của Công Phượng với CLB Sint Truidense của Bỉ sáng ngày 5/7 tại TP HCM, bầu Đức tỏ ra vô cùng tự hào khi tiền đạo trưởng thành từ HAGL trở thành cầu thủ Việt Nam đầu tiên đến thi đấu ở châu Âu bằng con đường "chính quy".
Công Phượng được dự đoán nhận lương cao tại Bỉ
Thậm chí, bầu Đức còn tiết lộ rằng Công Phượng sau khi chia tay CLB Incheon United của Hàn Quốc đã nhận được rất nhiều lời mời từ Pháp, Tây Ban Nha... Nhưng cuối cùng, HAGL và Công Phượng đã cùng thống nhất chọn CLB Sint Truidense làm bến đỗ tiếp theo của cầu thủ gốc Nghệ An vì mức đãi ngộ vô cùng hấp dẫn từ đội bóng được sử hữu bởi các ông chủ người Nhật.
"Chúng tôi chọn môi trường tốt nhất để Công Phượng phát triển sự nghiệp. Mức lương hàng tháng của Công Phượng ở Sint Truidense bằng lương cả năm của một cầu thủ ở đội bóng hàng đầu Việt Nam.
Vì vậy, chúng tôi không có lý do gì để từ chối lời đề nghị từ Bỉ cả. Ngoài ra, HAGL còn nhận được khoản tiền chuyển nhượng cao hơn khi Công Phượng thi đấu ở Nhật Bản hay Hàn Quốc rất nhiều", chủ tịch CLB HAGL chia sẻ.
Năm 2016, Công Phượng được cho là nhận mức lương vào khoảng 5.000 USD/tháng sau thuế khi thi đấu cho CLB Mito Hollyhock của Nhật Bản. Hồi đầu năm nay, Công Phượng nhận được hơn 10.000 USD/tháng ở CLB Incheon United của Hàn Quốc.
Còn theo lời bầu Đức, Công Phượng có thể nhận mức lương trên 500 triệu đồng/năm với bản hợp đồng vừa ký với CLB Sint Truidense ở Bỉ. Theo tìm hiểu, các cầu thủ nội có danh tiếng thi đấu ở V-League có thể nhận lương khoảng 50 triệu đồng/tháng, chưa kể các khoản tiền thưởng và phí lót tay.
Còn với các cầu thủ gắn mác tuyển thủ U23 Việt Nam hay ĐT Việt Nam có thể nhận mức lương cao hơn rất nhiều ở cấp CLB. Như vậy, với tiết lộ của bầu Đức, trang Foxsports Asian mới đây đã đưa ra dự đoán Công Phượng sẽ nhận lương vào khoảng 20.000 đến 30.000 USD/tháng là có cơ sở.
Công Phượng có thể nhận lương cao hơn cả HLV Park Hang Seo
Mặt khác, mức thu nhập trung bình của một cầu thủ thi đấu ở giải vô địch quốc gia Bỉ vào khoảng 22.000 USD/tháng, trong đó có tính cả lương của các cầu thủ trẻ trong đội hình. Còn với một tuyển thủ đã 24 tuổi như Công Phượng, có thể tiền đạo gốc Nghệ An còn hưởng lương cao hơn mức kể trên.
Trao đổi với chúng tôi, bầu Đức không phủ nhận chuyện Công Phượng nhận lương trên 20.000 USD/tháng tại Bỉ mà ông nói: "Con số cụ thể tôi không thể tiết lộ được, đó là điều khoản bảo mật trong hợp đồng. Nhưng tôi chắc chắn 100% rằng, lương của Công Phượng cao hơn nhiều so với khi cháu thi đấu ở Incheon United. Các bạn tự tìm hiểu xem."
Với thu nhập dự kiến vào khoảng 20.000 đến 30.000 USD/tháng (khoảng từ 470 triệu đồng đến 705 triệu đồng/tháng), Công Phượng được cho là hưởng lương cao hơn cả thầy Park Hang Seo ở ĐT Việt Nam hiện tại.
Được biết, chiến lược gia người Hàn Quốc đang nhận lương 20.000 USD/tháng với bản hợp đồng đầu tiên ký với VFF (hết hạn vào tháng 1/2020), chưa bao gồm thuế và các khoản chi phí khác. VFF được cho là đang thương thảo để gia hạn hợp đồng thêm 3 năm với thầy Park với mức lương vào khoảng 40.000 đến 50.000 USD/tháng.
Theo Khám Phá
Lì lợm như Công Phượng! Lần thứ ba xuất ngoại chơi bóng, dù chưa đoán biết có thành công, chân sút của HA Gia Lai đã tạo ra một con đường mới mà bầu Đức nói rằng 5-10 năm nữa trở thành trào lưu của bóng đá Việt Nam. 12 năm trước, chuyên gia bóng đá Nguyễn Văn Vinh biết cậu bé Công Phượng loắt choắt thi rớt...