Buộc tiết lộ nguồn tin sẽ ảnh hưởng xấu đến phòng chống tham nhũng
Đây là ý kiến của nhiều nhà báo tại Hội thảo “Bảo về nguồn tin: Pháp lý và đạo đức báo chí” do Báo Pháp luật TP. HCM phối hợp với Trung tâm Truyền thông giáo dục cộng đồng (MEC) tổ chức vào sáng nay 15.10.
Các nhà báo thảo luận về thực trạng thực thi luật Báo chí – Ảnh: T.S
Hội thảo diễn ra trước thời điểm Quốc hội thảo luận thông qua Dự thảo sửa đổi luật Phòng chống tham nhũng (PCTN). Trong đó, khoản 4, điều 101 quy định: “Cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin về hành vi tham nhũng có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho việc xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng”.
Tuy nhiên, quy định này đang có biểu hiện mâu thuẫn với luật Báo chí. Bởi, điều 7 luật Báo chí quy định, phóng viên, nhà báo và cơ quan báo chí “có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của Viện trưởng Viện KSND hoặc Chánh án TAND cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng”.
Video đang HOT
Tại hội thảo, nhiều nhà báo bày tỏ quan ngại, nếu được thông qua, điều 101 của Dự thảo sửa đổi luật PCTN sẽ có tác động mạnh đến việc phòng chống tham nhũng trên báo chí, đến người tố cáo tiêu cực. Từ đó hạn chế báo chí thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội, đấu tranh phòng chống tham nhũng.
“Nếu được Quốc hội ban hành, nó sẽ là căn cứ để bất kỳ cơ quan nhà nước nào, từ công an, thanh tra, UBND, kiểm tra Đảng… đều có quyền đến cơ quan báo chí yêu cầu cung cấp nguồn tin mà cơ quan báo chí sử dụng để đăng bài. Và lúc đó báo chí sẽ không có quyền từ chối. Khi đó, nó sẽ cản trở cuộc chiến chống tham nhũng, đồng nghĩa đi ngược với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước”, nhà báo Bá Kiên (Báo Tiền Phong) lo ngại.
Nhà báo Việt Chiến (Báo Thanh Niên) cho rằng quy định phải cung cấp nguồn tin
sẽ ảnh hưởng xấu đến cuộc chiến chống tham nhũng – Ảnh : T.S
Bên cạnh phân tích về pháp lý, ông Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp còn cho rằng, quy định tại dự thảo sửa đổi Luật PCTN không phù hợp với quy tắc đạo đức nghề nghiệp báo chí, với xu thế thế giới. “Nếu báo chí đưa tin mà để lộ cả nguồn tin thì vô hình chung là đi tố cáo người cung cấp thông tin. Cứ lộ ra như vậy thì ai dám cung cấp thông tin cho báo chí nữa”, ông Lộc nói.
Đến từ Hội Nhà báo Việt Nam, bà Hà Kim Chi, Trưởng ban Kiểm tra cũng đặt vấn đề: “Nếu nhà báo không bảo vệ được nguồn tin thì họ sẽ khó mà thực hiện được những cuộc điều tra, phản ánh về phòng chống tham nhũng”.
Tại cuộc hội thảo này, nhiều nhà báo cũng bày tỏ sự băn khoăn khi điều 101 của dự thảo sửa đổi luật PCTN có tác động sâu rộng đến báo chí nhưng cơ quan soạn thảo không lấy ý kiến của cơ quan báo chí là chưa khách quan.
Kết thúc hội thảo, các đại biểu đã đề nghị Ban tổ chức hội thảo chuyển các nội dung nói trên lên Quốc hội và Chính phủ đề nghị bỏ khoản 4 điều 101 Dự thảo sửa đổi luật PCTN tiếp tục thực hiện nghiêm quy định tại điều 7 của luật Báo chí.
Theo TNO
Đại tá Hàn Quốc lộ bí mật quân sự cho nhân tình
Một đại tá quân sự Hàn Quốc đang bị điều tra vì cáo buộc tiết lộ thông tin quân sự mật cho tình nhân, nhưng không có dấu hiệu cho thấy cô này là gián điệp của Triều Tiên.
Một đại tá thuộc cơ quan huấn luyện quân sự bị buộc tội tiết lộ 38 thông tin tuyệt mật cho một phụ nữ hồi tháng 5, Yonhap dẫn lời một quan chức thuộc Bộ Chỉ huy An ninh Quốc phòng Hàn Quốc cho hay.
"Các công tố viên quân sự đang điều tra vụ việc", vị quan chức này nói.
Viên đại tá được giữ bí mật về danh tính khai rằng người phụ nữ này đã hỏi ông về các thông tin quân sự vì cô đang phải viết một bài báo cáo khoa học. Các nhà điều tra đang cố gắng tìm hiểu liệu Triều Tiên có liên quan đến vụ việc này không, nhưng hiện vẫn chưa có bằng chứng cho thấy người phụ nữ này làm gián điệp cho Bình Nhưỡng.
Tổng cộng 63 thông tin quân sự mật của Hàn Quốc đã bị rò rỉ trong năm nay, tăng vọt so với con số 23 thông tin năm ngoái.
Theo VNE
Trung Quốc hé lộ đơn vị quân đội bí mật chuyên đào vàng Một thượng tướng khai quốc công thần của quân đội Trung Quốc từng nhiều năm hoạt động tại địa bàn Tân Cương đề xuất, bí mật thành lập một đơn vị quân đội chuyên tìm kiếm và khai thác vàng. Quân đội Trung Quốc thành lập một đơn vị đặc biệt và bí mật có nhiệm vụ chuyên tìm kiếm và khai thác...