Bước tiến nhỏ
Ở cuộc đối thoại cấp trung vừa rồi, CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc thỏa thuận không chỉ duy trì đối thoại mà còn nâng cấp đàm phán lên mức thứ trưởng.
Hai phái đoàn Nam (phải) – Bắc Triều Tiên tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm ngày 26.11.2015 – Ảnh: Reuters
Trên danh nghĩa thì đã đủ để coi là kết quả đáng khích lệ. Quan hệ song phương vẫn rất trắc trở và căng thẳng, thậm chí có thể nói là thù địch. Việc nối lại đối thoại nhằm cải thiện quan hệ đã là sự kiện gây bất ngờ. Còn nói chuyện được với nhau thì còn có thể ngăn ngừa xung đột bùng phát, căng thẳng gia tăng cũng như còn có cơ may giải quyết mâu thuẫn bằng ngoại giao.
Video đang HOT
Thực chất thì kết quả trên chỉ là bước tiến nhỏ, chưa đủ để tiến triển không bị đảo ngược và nền tảng quan hệ không bị rạn vỡ. Từ xưa đến nay, tiến trình đối thoại, đàm phán về bình thường hóa và cải thiện quan hệ song phương giữa hai miền Triều Tiên luôn không ổn định và không bền vững.
Kết quả ấy cũng phản ánh nhận thức thực tế hơn của cả hai về bối cảnh tình hình mới ở khu vực. Triều Tiên bị cô lập ngày càng tăng trong khi Hàn Quốc tăng cường thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc và bắt đầu đi vào hòa giải với Nhật Bản. Quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản cũng phần nào bớt găng. Khuôn khổ quan hệ hợp tác tay ba ở Đông Bắc Á đã được khôi phục. Bình Nhưỡng hiện như kẻ đứng ngoài cuộc.
Trong khi Seoul có lợi ích trong việc không xô đẩy miền Bắc vào thế cô lập đến mức có hành động cực đoan thì Triều Tiên muốn giành thế chủ động để quyền biến như một tác nhân chính ở khu vực về chính trị và an ninh. Cho nên họ cùng tiến nhưng không nhanh và chưa thể mang tính cơ bản.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc: Cần mà không thể vội
Quan hệ giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc có thêm biểu hiện giảm căng thẳng khi 2 miền nối lại thảo luận về đoàn tụ những gia đình bị ly tán bởi chiến tranh.
Người Hàn Quốc đăng ký tham gia chương trình đoàn tụ - Ảnh: Reuters
Theo thỏa thuận trước đây, việc này được tiến hành hằng năm nhưng thực tế không được như vậy. Suốt 5 năm qua, mới diễn ra 1 cuộc tái hợp và cũng chỉ cho hơn 100 gia đình trong khi ở cả hai phía còn rất nhiều người mong được một lần gặp lại người thân.
Nhìn từ giác độ con người thì việc này vừa cần thiết vừa gấp gáp. Sau hơn 60 năm chia cắt, tất cả những người ly tán gia đình giờ đều đã cao tuổi. Nếu tiến độ cứ chậm và quy mô cứ nhỏ như vậy thì số người được đáp ứng nguyện vọng gặp lại người thân chẳng thấm tháp vào đâu.
Lẽ ra, Triều Tiên và Hàn Quốc phải cùng nhau chạy đua với thời gian nhưng cả hai đều tỏ ra không vội. Đối với người dân, việc này mang tính nhân đạo và là chuyện tình cảm gia đình thuần túy. Nhưng đối với chính phủ của cả hai nước thì đây không chỉ là chuyện chính trị đối nội mà còn là một con chủ bài trong xử lý quan hệ song phương.
Nó được cả hai phía duy trì và đặc biệt coi trọng vì có tác dụng như hàn thử biểu về mức độ quan hệ vừa có thể dùng để làm găng với nhau lại vừa có thể là cái van giảm căng thẳng. Chính vì thế mà cả chính phủ lẫn dân chúng 2 miền đều thấy việc này rất cần nhưng đồng thời cũng rất biết rằng không thể vội vã được.
Thương thảo được nối lại là biểu hiện tích cực và đáng khích lệ nhưng cũng không nên thiếu thận trọng trong lạc quan.
La Phù
Theo Thanhnien
Triều Tiên không xin lỗi Hàn Quốc vụ nổ mìn ở biên giới Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên cho biết Bình Nhưỡng không hề lên tiếng xin lỗi về vụ nổ mìn tại khu vực biên giới hai nước ở Bàn Môn Điếm hồi tháng 8 như Hàn Quốc đã tiết lộ trước đó, hãng tin AP cho biết. Quan chức Triều Tiên và Hàn Quốc bắt tay nhau trong một cuộc họp tại Paju...