Bước tiến mới của Honda với hộp số ly hợp kép
Hộp số ly hợp kép lần đầu tiên được Honda sử dụng cho chiếc môtô VFR1200F phiên bản 2010. Đây cũng là chiếc xe môtô phân khối lớn đầu tiên trên thế giới sử dụng hộp số ly hợp kép.
Hộp số ly hợp kép.
Hãng Honda đã phát triển hộp số ly hợp kép với ly hợp được tự động hóa, do đó, người điều khiển sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi chuyển số. Hệ thống này kết hợp truyền động trực tiếp của hộp số sàn tới bánh sau với công suất liên tục và khả năng điều khiển tăng tốc và giảm tốc chỉ sử dụng mình bướm ga và phanh.
Hộp số ly hợp kép được thiết kế nhỏ gọn, cho phép kết hợp với động cơ hiện có mà không cần phải cải biến nhiều. Bên cạnh đó, hộp số mới mang lại khả năng kiểm soát tăng tốc chính xác và chuyển số êm ái. Theo Honda, hộp số ly hợp kép của hãng sử dụng bánh răng truyền động thông thường, nên nó cũng có độ bền cao và hiệu quả như hộp số sàn.
Hoạt động của hộp số ly hợp kép khi khởi động.
Hộp số ly hợp kép của Honda được thiết kế với 2 chế độ chính: chế độ AT, chuyển bánh răng tự động và chế độ MT, cho phép người điều khiển chuyển số bằng cần chuyển số. Có 2 chế độ hoàn toàn tự động (D-mode cho chế độ vận hành bình thường và S-mode cho chế độ vận hành thể thao), và nếu người điều khiển muốn tự chuyển số, chế độ chọn số 6 cấp sẽ mang đến cảm giác chuyển số giống hệt hộp số sàn.
Video đang HOT
Cấu trúc của hộp số ly hợp kép.
Hộp số ly hợp kép gồm 2 ly hợp độc lập. Một ly hợp đảm nhiệm việc chuyển số theo dãy 2, 4, 6. Ly hợp còn lại đảm nhiệm việc chuyển số theo dãy 1, 3, 5. Hai ly hợp này hoạt động thay phiên nhau để mang đến khả năng chuyển số tối ưu nhất. Ví dụ, khi chuyển số từ số 1 sang số 2, bộ điều khiển trung tâm sẽ nhả khớp ly hợp số 1 trong khi gài khớp ly hợp số 2 và thay đổi vị trí các bánh răng. Nhờ vậy, việc chuyển số sẽ diễn ra gần như tức thời, êm ái và hiệu quả.
Sơ đồ mô phỏng hệ thống thủy lực.
Hộp số của VFR1200F sử dụng trục hướng tâm kép (một trục chạy trong lỗ của trục khác), thiết kế ly hợp riêng biệt và hệ thống thủy lực được tập trung phía dưới vỏ động cơ để đem đến thiết kế nhỏ gọn. Sự nhỏ gọn và gọn nhẹ được tăng cường hơn nữa thông qua việc sử dụng cơ cấu chuyển số đơn giản dựa trên cơ cấu của trống chuyển số môtô thông thường. Hoạt động chuyển số được tối ưu hóa, mang lại hiệu suất bằng hoặc lớn hơn so với hộp số thường. Hộp số ly hợp kép sẽ mang đến cho bạn một chiếc xe thể thao công suất lớn nhưng vẫn tiết kiệm.
Sơ đồ hệ thống hộp số ly hợp kép.
Nhận xét về hộp số ly hợp kép của mình, hãng Honda cho biết với hộp số ly hợp kép, cả người điều khiển ít kinh nghiệm hay những tay lái nhà nghề đều cảm thấy thoải mái hơn do họ có thể giảm bớt các thao tác khi chuyển số. Dĩ nhiên, nhiều lái xe vẫn thích tự mình thực hiện thao tác chuyển số. Đó là lý do tại sao VFR1200F vẫn được thiết kế chế độ chuyển số bằng tay. Tuy nhiên, với những ai đang kỳ vọng vào một chiếc xe công suất cao, chuyển số tự động dễ dàng, công suất liên tục cũng như với những ai đang háo hức sở hữu một công nghệ mới, thì VFR1200F phiên bản 2010 với hộp số ly hợp kép sẽ mang đến cho bạn cảm giác về một chiếc xe thể thao thực thụ.
An Huy
Theo Bưu Điện Việt Nam
Honda VFR1200F 2010 bộc lộ nhiều nhược điểm
Mặc dù được đầu tư kĩ lưỡng và được mệnh danh là cỗ máy tối tân trên phân khúc xe đường trường, "chiến binh" Honda VFR1200F 2010 cũng đã bộc lộ những nhược điểm khi thử nghiệm trên đường đua liên hợp Beaverun.
Ở đoạn đường thử nghiệm đầu tiên khi leo dốc, thay vì đi theo đường thẳng, chiếc xe lắc mạnh sang hai bên. Động cơ 172 mã lực và mô men xoắn 95lb/ft dường như là không đủ để kéo "thân hình" nặng nề có trọng lượng ướt lên tới 268kg.
Khi phanh để chuẩn bị vào cua, VFR1200F xảy ra hiện tượng phanh không liên tục, do vậy không thể cho xe vào cua. Khi đã nghiêng về một bên, người điều khiển đã thận trọng đẩy cần phanh ở phía trong, tuy vậy, chiếc xe lại chững lại, liệng qua bên phải khiến cả người và xe đều lắc lư.
Khúc cua thứ 4 khá bằng phẳng. Với góc cua gần 90 độ, bạn hoàn toàn có thể thực hiện được những góc nghiêng lớn đối với hầu hết các loại môtô. Tuy vậy, VFR1200F lại là một trường hợp ngoại lệ. Trong cuộc thử nghiệm này, do đã gặp trường hợp phanh không liên tục, người điều khiển quyết định phanh sớm trước khi vào cua. Tuy nhiên, việc này lại khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Người điều khiển đã phải giảm tốc độ khi ở đỉnh của góc cua và đợi cho tới khi chiếc xe gần như trở về trạng thái đứng thẳng mới mở bướm ga. Hiện tượng không liên tục lại xuất hiện.
Sau đó, chiếc xe tiếp tục được thử nghiệm cho leo dốc, xuống dốc và thực hiện các khúc cua thứ 5, 6, 7. VFR lắc lư rất mạnh và rất khó điều khiển.
Có thể nói, mặc dù được thiết kế để trở thành một "chiến binh" đường trường, VFR lại gặp phải 4 vấn đề lớn khi vận hành trên đường đua, bao gồm:
1. Hệ thống treo của VFR quá mềm. Một hệ thống treo cứng hơn hoặc dung tích bình xăng được thiết kế lớn hơn phù hợp với trọng lượng lên đến 268kg của chiếc xe sẽ khiến chiếc xe không bị bổ nhào hay lắc lư.
2. Khoảng sáng khung gầm của VFR bằng 0.
3. Bộ phận kiểm soát không thể dự đoán trước. Hệ thống phun nhiên liệu cực kì tồi tệ. Phanh hay xảy ra hiện tượng gián đoạn. Mặc dù hệ thống phanh khá nhạy, nhưng khi kết hợp với hệ thống treo mềm và có lực tác động đột ngột, hoạt động phanh lại khiến cho phần trước chiếc xe chúi về phía trước.
4. Thiết kế xe quá tồi. Yên rộng, chỗ để chân thấp và bình xăng lớn khiến người điều khiển khó có thể giữ xe theo cách thông thường và khi nghiêng về một bên, yên xe trơn trượt khiến bạn khó mà ngồi nguyên một chỗ. Bình nhiên liệu khá cao khiến bạn khó khăn khi điều khiển xe.
Những nhược điểm trên khiến chúng ta tự hỏi không hiểu VFR1200F thật sự là một chiếc xe như thế nào. Tốc độ của VFR không thể sánh được với hai đối thủ của nó là Hayabusa hay ZX-14. VFR có vị trí lái nghiêng về phía trước nhiều hơn và điều này khiến người điều khiển kém thoải mái hơn so với việc lái một chiếc Kawasaki Concours 14 và hãng Honda cũng không trang bị hộp đựng đồ cho VFR như một bộ phận tiêu chuẩn.
Chiếc xe được thiết kế với một động cơ lớn, nhưng tốc độ thì lại không như người ta mong đợi. Có trọng lượng nặng như một chiếc tourer nhưng lại mang hình dáng một chiếc mô tô thể thao. Bên cạnh đó, mặc dù mục đích của Honda là thiết kế một chiếc xe đua thân thiện hơn, nhưng việc điều khiển chiếc VFR này lại chẳng dễ dàng một chút nào.
An Huy
Theo Bưu Điện Việt Nam
Honda Motocompo - xe máy gập cực độc Motocompo là một sản phẩm độc đáo của Honda, với chỗ để chân, yên, tay lái có thể gập vào thân xe và được thiết kế để có thể cho vừa vào cốp của chiếc ôtô Honda City. Năm 1981, hãng Honda đã nảy ra ý tưởng sử dụng khung gầm điển hình của chiếc ô tô sedan hạng nhỏ nhưng lại thiết...