Buộc thôi việc giáo viên đánh học sinh: ‘Thực sự rất đau lòng’
Là người làm công tác giáo dục tiểu học, từ giảng dạy sư phạm đến quản lý, khi hay tin giáo viên bị buộc thôi việc vì đánh học sinh, tôi thực sự rất đau lòng.
Cô giáo đánh học sinh bị buộc thôi việc – Ảnh cắt từ clip
Phát hiện kịp thời mặt hạn chế, tích cực của giáo viên
Giáo dục là dạy dỗ là mong muốn cho học sinh học giỏi. Vì vậy, từ xưa, để đạt mục tiêu đó giáo viên có phương pháp để giúp học sinh lĩnh hội được tri thức với nhiều biện pháp như khen học sinh học tốt, khen thưởng học sinh giỏi cũng như có nhiều biện pháp trừng phạt, kỷ luật học sinh lười biếng, nghịch ngợm. Tất cả nhằm giúp các em chăm chỉ, chuyên cần và cố gắng hơn. Đuổi học sinh là biện pháp cuối cùng vì người thầy hoàn toàn bất lực không còn biện pháp sư phạm nào để giáo dục học sinh được nữa. Đó cũng là sự đầu hàng của nhà giáo dục, là nỗi đau của người thầy.
Video đang HOT
Trong quản lý giáo dục, nhà quản lý được chọn lựa từ những giáo viên ưu tú, có năng lực để tìm cách giúp các giáo viên khác giảng dạy hiệu quả hơn. Họ phải luôn lắng nghe, quan sát giúp đỡ từng người, hiểu rõ tính cách và khả năng sư phạm từng giáo viên. Phát hiện được giáo viên giỏi để lan tỏa cái hay, cái tốt cho giáo viên nhà trường tốt hơn, học sinh giỏi hơn và cha mẹ học sinh hạnh phúc hơn.
Đồng thời nhà quản lý cũng phải phát hiện giáo viên nào còn hạn chế chuyên môn, lơ là giảng dạy, làm sai các quy định của người thầy… để giúp đỡ, nhắc nhở và đề ra biện pháp khắc phục trong các buổi họp hội đồng sư phạm nhà trường.
Hãy chia sẻ, giúp đỡ nhau
Ngày nay với sự phát triển của khoa học giáo dục và khoa học quản lý giáo dục, đã có nhiều phương pháp giáo dục hiệu quả cho từng học sinh. Những phương pháp này cùng chung mục đích giúp học trò học tốt và nhiều biện pháp quản lý giáo dục giúp giáo viên dạy hay và tránh những sai phạm đáng tiếc.
Nhiều giáo viên, quản lý bậc giáo dục tiểu học của TP.HCM cũng được tạo điều kiện đi tham quan học tập các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Cũng có nhiều chương trình quốc tế đang được thực hiện tại TP.HCM. Thế nên để cha mẹ học sinh phát hiện, cài máy quay lén việc giáo viên đánh học sinh, đủ làm chứng cứ kết tội và kỷ luật giáo viên thì thật đáng buồn. Nhưng còn từ phía nhà trường, không thấy người quản lý nói về giáo viên vi phạm là người như thế nào, đã được góp ý, phê bình hay bị cảnh cáo lần nào chưa? Giáo viên đó tiếp nhận và phản ứng ra sao… Tất cả, dư luận đều chưa có thông tin. Đây là một việc vô cùng đau lòng trong môi trường sư phạm, khi nhà trường là nơi có hệ thống quản lý, có nghiệp vụ sư phạm để giáo dục con người, là nơi được xã hội và cha mẹ học sinh đặt trọn vẹn niềm tin.
Nguyên Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng nói “dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Để giáo dục thành công thì dạy học cũng là nghề khó nhất. Giáo viên hãy yêu thương và chia sẻ, giúp đỡ nhau cho đến khi thấy rằng đã hết cách, hãy xin đầu hàng!.
Theo Thanh niên
Bà Rịa Vũng Tàu: Tổ chức lớp huy động phổ cập giáo dục THCS
Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có văn bản gửi các phòng GD&ĐT, các trung tâm giáo dục thường xuyên về việc tổ chức lớp huy động phổ cập giáo dục THCS.
Ảnh minh họa/internet
Theo văn bản này, trong thời gian qua, dưới sự tham mưu của các phòng GD&ĐT, sự quyết tâm của các nhà trường và trung tâm giáo dục thường xuyên, sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo các cấp, nên phổ cập mầm non 5 tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học đạt mức độ 3 tiếp tục được duy trì; phổ cập THCS có nhiều đơn vị vẫn đạt chuẩn phổ cập mức độ 1.
Mặc dù đã tổ chức mọi hình thức, mọi giải pháp, nhưng huy động các đối tượng không theo học được tại các lớp chính quy của các trường THCS rất khó khăn, do đặc điểm của từng khu phố, thôn ấp có địa bàn dân cư và đặc thù riêng.
Để tăng cường mọi giải pháp giúp mọi người dân là đối tượng phổ cập giáo dục THCS có đủ điều kiện thuận lợi trong việc học tập, Sở GD&ĐT yêu yều các phòng GD&ĐT tham mưu lãnh đạo huyện/thành phố/thị xã chỉ đạo các xã/phường/thị trấn tiếp tục rà soát lại đối tượng cần phổ cập, căn cứ vào thực tế của từng địa phương để sắp xếp lớp phù hợp, có thể từ 5 học viên/1 lớp đúng theo Công văn số 4523/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD&ĐT về việc tổ chức lớp học phổ cập giáo dục THCS.
Sở GD&ĐT đề nghị các phòng GD&ĐT, các trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, báo cáo về Sở qua Phòng Giáo dục Trung học-Thường xuyên để được hướng dẫn.
Hải Bình
Theo GDTĐ
Kỷ luật bằng tình yêu thương "Giống như những người nông dân bỏ bao tâm huyết, sức lực cày bừa, cấy hái, bắt sâu, nhổ cỏ, chăm bón để gặt hái một mùa vàng bội thu, người thầy phải biến những công việc lao động vất vả ấy bằng tình yêu thương để hỗ trợ, giúp đỡ các em phát triển nhân cách". Đó là chia sẻ của cô...