Bước răn đe cứng rắn của Tổng thống Putin?

Theo dõi VGT trên

Phương Tây phản đối quyết định triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga tại Belarus, trong khi Moscow coi đây là động thái không bất thường và tương xứng với hoạt động của Mỹ trên lãnh thổ đồng minh suốt nhiều thập kỷ qua.

Đồng thời với tuyên bố chỉ trích động thái đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật tới Belarus của Nga, Reuters ngày 27/3 dẫn lời quan chức phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cảnh báo Brussels sẽ siết chặt hơn nữa các biện pháp trừng phạt nhắm vào Belarus, bên cạnh các lệnh cấm vận đã được ban bố chống Minsk từ sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Bước răn đe cứng rắn của Tổng thống Putin? - Hình 1
Bệ phóng tên lửa chiến thuật Iskander của Nga. Ảnh: TASS

“Việc Belarus cho phép Nga triển khai vũ khí hạt nhân đồng nghĩa với sự leo thang… Belarus vẫn có thể ngăn chặn điều đó, đó là lựa chọn của họ. EU sẵn sàng đáp trả bằng các gói lệnh trừng phạt”, ông Borrell nêu trong bài đăng trên trang Twitter.

Cùng ngày, phát ngôn viên khối quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Oana Lungescu mô tả việc Moscow đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật đến Belarus là “nguy hiểm và thiếu trách nhiệm”.

“NATO cảnh giác và chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình”, phát ngôn viên Lungescu phát biểu. Từ Washington, với cách tiếp cận thận trọng hơn, người phát ngôn của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby nêu rõ, Mỹ chưa thấy dấu hiệu nào cho thấy Nga đã di chuyển vũ khí hạt nhân sang Belarus. Nước này cũng đánh giá bước đi của Nga không gây gia tăng các mối đe dọa với Mỹ. Quan chức Nhà Trắng đồng thời nêu quan điểm rằng, Mỹ không tin Nga có ý định sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Về phần mình, ông Oleksiy Danilov, cố vấn an ninh hàng đầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 26/3 nói rằng, kế hoạch của Nga có thể gây bất ổn cho Belarus. Bộ Ngoại giao Ukraine sau đó ra tuyên bố kêu gọi triệu tập một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ), nhưng chưa rõ thời điểm. Kiev cũng hối thúc các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an là Mỹ, Trung Quốc, Anh và Pháp có các “phản ứng hiệu quả” nhắm vào Nga.

Nga và Belarus chưa bình luận về những lời cảnh báo của phương Tây. Trong tuyên bố triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tới Belarus được Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra hôm 25/3, Moscow coi đây là bước đi cần thiết sau khi Anh chuyển vũ khí có thành phần uranium nghèo cho Ukraine, động thái mà ông Putin mô tả là dấu hiệu cho thấy “sự liều lĩnh tuyệt đối” của London.

Video đang HOT

Tổng thống Putin lập luận rằng, không có gì bất thường khi Nga triển khai vũ khí hạt nhân ở Belarus, bởi Mỹ đã làm như vậy trong nhiều thập kỷ bằng cách giữ vũ khí hạt nhân ở các căn cứ trên khắp châu Âu.

“Từ lâu họ đã triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ của các nước đồng minh. Nga và Belarus đã đồng ý rằng chúng tôi sẽ làm điều tương tự mà không vi phạm các nghĩa vụ quốc tế về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân”, ông Putin nhấn mạnh.

Về lộ trình, ông chủ Điện Kremlin cho biết thêm, Nga đã triển khai 10 máy bay ở Belarus có khả năng mang vũ khí hạt nhân chiến thuật. Moscow cũng chuyển giao cho Minsk một số hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân. Dự kiến, quá trình huấn luyện sử dụng vũ khí hạt nhân ở Belarus sẽ khởi động trong tháng 4 và kho lưu trữ được hoàn tất vào đầu tháng 7/2023.

Một số nhà quan sát tin rằng, động thái của Nga-Belarus đã được cân nhắc kỹ lưỡng nhằm vừa đạt mục tiêu răn đe, vừa đảm bảo yếu tố pháp lý. Năm ngoái, Belarus đã tổ chức trưng cầu dân ý nhằm chấm dứt tình trạng quốc gia phi hạt nhân.

Theo Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT) được ký kết năm 1968, không một cường quốc hạt nhân nào được chuyển giao vũ khí hoặc công nghệ hạt nhân cho quốc gia phi hạt nhân. Tuy nhiên, văn kiện này cho phép các nước triển khai vũ khí hạt nhân bên ngoài lãnh thổ, miễn là chúng được đặt dưới sự kiểm soát của quốc gia đó. Giống như cách Mỹ vận hành vũ khí hạt nhân ở châu Âu, Nga xác nhận họ sẽ duy trì kiểm soát toàn diện vũ khí hạt nhân triển khai tại Belarus.

Theo Reuters, vũ khí hạt nhân chiến thuật có đầu đạn khá nhỏ, được thiết kế để sử dụng trong một cuộc tấn công hạn chế trên chiến trường, thay vì phá hủy quy mô lớn. Mỹ có khoảng 200 vũ khí hạt nhân chiến thuật, một nửa số này được bố trí tại các căn cứ của họ trên lục địa châu Âu.

Trong số đó, mẫu bom hạt nhân B61, với sức công phá 0,3-170 kiloton, được triển khai tại 6 căn cứ không quân ở Bỉ, Italy, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan. Mỹ thời gian qua đã chi hàng tỷ USD để nâng cấp vũ khí hạt nhân và dự kiến chuyển giao phiên bản bom hạt nhân chiến thuật B61-12 hiện đại hơn tới châu Âu, thay thế những quả đạn B61 đời cũ.

Chưa rõ số lượng vũ khí hạt nhân chiến thuật mà Nga sở hữu. Sau khi hoàn tất quá trình chuyển giao, Belarus sẽ là quốc gia đầu tiên mà Nga triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật từ sau khi Liên Xô tan rã. Trên thực tế, Nga từ lâu nắm giữ các mẫu vũ khí hạt nhân có năng lực tấn công mọi vị trí trên địa cầu.

Việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus được đánh giá là sẽ tăng thêm khả năng răn đe hạt nhân tổng thể của Nga, đồng thời cho thấy thái độ cứng rắn của Tổng thống Putin nhằm duy trì thế cân bằng trước việc khối quân sự NATO do Mỹ dẫn đầu gia tăng hiện diện ở sườn phía Đông. Belarus chia sẻ đường biên giới với 3 thành viên NATO là Ba Lan, Litva và Latvia.

Tuần trước, Ba Lan xác nhận 10.000 binh sĩ Mỹ đã tới đồn trú tại căn cứ Kosciuszko tại nước này. Năm ngoái, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda từng đề nghị Mỹ bổ sung Warsaw vào danh sách tham gia chương trình “chia sẻ hạt nhân” trong khuôn khổ NATO, động thái khiến Nga đặc biệt quan ngại.

Chuyên gia nhận định Nga khó xây xong cơ sở hạt nhân chiến thuật ở Belarus trước 1/7

Sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus trước 1/7, một số chuyên gia cho rằng mốc thời gian này là khó đạt được.

Chuyên gia nhận định Nga khó xây xong cơ sở hạt nhân chiến thuật ở Belarus trước 1/7 - Hình 1
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc gặp ở Vostochny Cosmodrome (Nga) ngày 12/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo tờ The Guardian, ngày 25/3, Tổng thống Putin cho biết nước này đã ký một thỏa thuận về việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ nước láng giềng Belarus. Nhà lãnh đạo Nga cho hay sẽ bắt đầu huấn luyện các phi công Belarus vào đầu tháng 4 để lái máy bay mang bom hạt nhân và sẽ hoàn thành xây dựng một cơ sở chứa vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus trước ngày 1/7 tới.

Tuy nhiên, các chuyên gia hạt nhân hoài nghi về các mốc thời gian đầy tham vọng như vậy. Họ chỉ ra rằng Nga đã xây dựng một cơ sở chứa vũ khí hạt nhân ở Kaliningrad trong ít nhất 7 năm và vẫn không rõ liệu những quả bom hạt nhân đã thực sự đến đó hay chưa.

Cho đến nay, không có hình ảnh vệ tinh nào có thể cho thấy có cơ sở tương tự đang được xây dựng ở Belarus.

Ông Hans Kristensen, Giám đốc dự án thông tin hạt nhân tại Liên đoàn Nhà khoa học Mỹ, nhận định: "Tôi đã xem xét một số căn cứ có thể được sử dụng và tôi không thấy điều gì cho thấy đang diễn ra quá trình xây dựng một địa điểm chứa hạt nhân. Nhưng cũng không thể loại trừ việc này".

Tổng thống Putin cho rằng động thái triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus không vi phạm các thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân, đồng thời cho biết thêm Mỹ cũng đã triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của các đồng minh châu Âu. Theo ông Putin, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko từ lâu đã nêu vấn đề triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus, nơi giáp biên giới với Ba Lan. Tổng thống Putin nói: "Chúng ta đã nhất trí với Tổng thống Lukashenko rằng chúng ta sẽ đặt vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus mà không vi phạm cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân".

Nga sẽ không thực sự chuyển giao quyền kiểm soát vũ khí hạt nhân cho Belarus. Ông Putin cho biết Nga đã triển khai 10 máy bay có khả năng mang vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus. Ông cũng lưu ý Nga đã bàn giao cho Belarus tổ hợp tên lửa Iskander có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Tổng thống Putin và Tổng thống Lukashenko đã từng tỏ dấu hiệu cho thấy hai bên sẽ có một số loại thỏa thuận về căn cứ hạt nhân trong một thời gian. Hơn một năm trước, Tổng thống Belarus đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý nhằm thay đổi hiến pháp để cho phép các thỏa thuận kiểu này.

Chuyên gia nhận định Nga khó xây xong cơ sở hạt nhân chiến thuật ở Belarus trước 1/7 - Hình 2
Xe quân sự chở tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars trong lễ tổng duyệt duyệt binh trên Quảng trường Đỏ, Moskva, Nga. Ảnh: Reuters

Phản ứng về thông báo triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus, một loạt quốc gia đã chỉ trích Nga.

Ngày 26/3, Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia Ukraine, ông Oleksiy Danilov, cảnh báo việc Nga lên kế hoạch bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus sẽ gây bất ổn cho quốc gia Đông Âu này. Bộ Ngoại giao Ukraine đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tổ chức một cuộc họp khẩn về vấn đề liên quan, kêu gọi cộng đồng quốc tế thực hiện những biện pháp quyết đoán nhằm ngăn chặn Nga sử dụng vũ khí hạt nhân.

Cùng ngày, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã chỉ trích quyết định của Nga là nguy hiểm. Người phát ngôn của NATO - bà Oana Lungescu - cho biết: "NATO đang theo dõi chặt chẽ vấn đề này". Cũng theo bà Oana Lungescu, NATO chưa nhận thấy thay đổi nào trong kho vũ khí hạt nhân của NATO để buộc khối này phải có những điều chỉnh tương xứng.

Tại Mỹ, Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết sẽ theo sát các động thái mới của Nga. Điều phối viên về truyền thông chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia, ông John Kirby cho biết Mỹ chưa nhận thấy dấu hiệu Nga chuyển vũ khí hạt nhân sang nước khác.

Về phần mình, ngày 27/3, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định bất chấp những lời chỉ trích từ phương Tây, Nga sẽ không thay đổi kế hoạch do Tổng thống Putin tuyên bố. Trả lời họp báo thường kỳ, ông Peskov nêu rõ: "Một phản ứng như vậy tất nhiên không thể ảnh hưởng đến các kế hoạch của Nga".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Kịch tính đánh chặn ở Ukraine: Hệ thống Patriot đối đầu tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga
12:13:39 19/11/2024
Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới
22:01:23 18/11/2024
Ông Trump sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp để trục xuất người nhập cư trái phép?
15:54:21 19/11/2024
Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'
06:52:21 19/11/2024
Câu chuyện cảm động về chú cá heo cô đơn ở biển Baltic
15:22:01 20/11/2024
ISW: Nga trả tiền cho 100.000 quân Triều Tiên, giúp trì hoãn đợt điều động thứ hai
20:55:22 19/11/2024
Nga phản ứng về vụ Ukraine tấn công bằng tên lửa ATACMS
16:29:06 20/11/2024

Tin đang nóng

Truy tìm "cò" xin việc vào ngành Công an
15:08:53 20/11/2024
Chân dung mẹ vợ hào phóng nhất miền Tây: Tặng con 1.000 cây vàng làm của hồi môn, đám cưới không nhận tiền mừng, khách tới dự còn có vàng mang về
15:14:08 20/11/2024
1 cặp đôi phim giả tình thật công bố kết hôn làm sập MXH, nhà gái hot đến mức khiến nhà trai thành kẻ tội đồ
15:20:24 20/11/2024
Bạn gái mới của Hồng Thanh bị check VAR lối sống "phông bạt", sáng công bố tình yêu chiều vội khoá trang cá nhân
17:24:20 20/11/2024
Đám cưới Thái Trinh: Visual cặp đôi quá xịn, cô dâu mừng ra mặt khi nhận 1 món đồ từ nhà chồng
14:30:15 20/11/2024
Quang Minh khoe cận nhóc tỳ mới chào đời, thừa nhận 1 điều khi có con ở tuổi 65
17:40:11 20/11/2024
Hà Tĩnh: Đến xin quần áo cũ "cuỗm" luôn 1,2 cây vàng của chủ nhà
15:47:16 20/11/2024
1 cặp sao hàng đầu vướng tin rạn nứt vì đàng gái phải lòng "bạn trai quốc dân hot 6000%" trong showbiz?
17:35:42 20/11/2024

Tin mới nhất

Sáng kiến 'đột phá' tại G20 hướng tới thế giới công bằng và bền vững

20:08:11 20/11/2024
Ngoài tài chính khí hậu, G20 cũng kêu gọi giảm dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả, song không đề cập đến việc chấm dứt hoàn toàn sử dụng loại nhiên liệu này.

Tấn công liều chết tại Pakistan, ít nhất 12 binh sĩ tử vong

20:06:07 20/11/2024
Quân đội không nêu rõ nhóm đứng sau vụ đánh bom liều chết trên. Tuy nhiên, nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan Hafiz Gul Bahadur đã nhận là thủ phạm.

1.000 ngày chiến sự và dự báo tương lai xung đột Nga - Ukraine

19:52:21 20/11/2024
Trong suốt hơn 3 năm xung đột, quy mô thiệt hại đã quá lớn đến mức không thể khôi phục toàn bộ công suất của hệ thống năng lượng trước khi bắt đầu mùa sưởi mới.

Iran chuẩn bị ngừng mở rộng kho dự trữ uranium làm giàu cao

19:50:20 20/11/2024
Theo nguồn thạo tin, tổng kho dự trữ uranium đã được làm giàu của Iran ước tính lên tới 6.604,4 kg tính đến ngày 26/10 vừa qua, tăng 852,6 kg so với báo cáo quý gần nhất vào tháng 8.

Du lịch Nhật Bản bùng nổ

19:48:26 20/11/2024
Ngành du lịch đang nhanh chóng trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Nhật Bản, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của đất nước "Mặt Trời mọc" này.

Trung Quốc kêu gọi kiềm chế sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi

19:42:28 20/11/2024
Cũng theo ông Lâm Kiếm, Trung Quốc giữ nguyên lập trường khuyến khích tất cả các bên hạ nhiệt tình hình và cam kết giải quyết khủng hoảng tại Ukraine bằng biện pháp chính trị thông qua việc tiếp tục đóng vai trò xây dựng trong vấn đề nà...

EU phát triển chung hệ thống chống UAV, tên lửa và tàu chiến

19:29:08 20/11/2024
Các dự án này tập trung vào việc mua sắm hệ thống chống thiết bị bay không người lái (C-UAV), tên lửa phòng không (GBAD) và đạn dược.

Chính phủ Nhật phải bồi thường cho người dân do tiếng ồn từ máy bay Mỹ

19:27:42 20/11/2024
Tuy nhiên, các nguyên đơn sống tại tám thành phố lân cận, bao gồm Yamato và Ayase, cho biết ô nhiễm tiếng ồn vẫn tiếp diễn khi máy bay chiến đấu và máy bay vận tải Osprey của Mỹ vẫn đến căn cứ này.

Nga cáo buộc Mỹ tìm cách kéo dài cuộc chiến tại Ukraine

19:26:00 20/11/2024
Hai tuyến cáp viễn thông bị cắt ở biển Baltic trong 48 giờ đã khiến các quan chức châu Âu nghi vấn về hành động phá hoại và chiến tranh hỗn hợp có liên quan đến cuộc chiến của Nga tại Ukraine.

Iran phản đối các nước châu Âu về nghị quyết mới tại IAEA

19:23:42 20/11/2024
Các cường quốc phương Tây đang tìm cách gây sức ép với Iran với cáo buộc nước này không hợp tác đầy đủ với IAEA trong việc giám sát và kiểm soát chương trình hạt nhân của mình.

Argentina trở thành quốc gia đầu tiên rút quân khỏi UNIFIL

18:58:06 20/11/2024
Argentina trở thành quốc gia tài trợ đầu tiên cho UNIFIL rút quân khỏi phái bộ gìn giữ hòa bình này, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở biên giới Israel - Liban và các cuộc tấn công vào các vị trí của UNIFIL.

Campuchia có Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao mới

18:29:44 20/11/2024
Ông Sokhonn, 70 tuổi, trước đó từng giữ cương vị Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia. Tại phiên bỏ phiếu, toàn bộ 112 nghị sĩ, bao gồm cả Thủ tướng Hun Manet, đã nhất trí bỏ phiếu tín nhiệm cho ông Sokhonn.

Có thể bạn quan tâm

Tốp học sinh đầu trần đi mô tô, cầm cờ 'diễu phố' gây bức xúc

Tin nổi bật

20:06:00 20/11/2024
Nhóm này đi từ 5 - 6 xe mô tô nhãn hiệu Honda Wave, Honda Vision... có xe chở ba người, xe đi 2 người, tất cả đều không đội mũ bảo hiểm , anh M.H.M. cho biết.

Tử hình đối tượng mang 25kg ma túy bơi qua sông biên giới về Long An

Pháp luật

20:01:04 20/11/2024
Đối tượng Trần Văn Mển vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới ở Long An với khối lượng 25kg vừa bị toà tuyên phạt tử hình.

Hot: Song Joong Ki vừa lên chức bố lần 2!

Sao châu á

19:52:23 20/11/2024
Vào chiều ngày 20/11, Song Joong Ki thông báo anh đã lên chức bố lần 2. Được biết, con thứ 2 của vợ chồng tài tử là 1 bé gái. Cả mẹ và em bé đều có sức khỏe ổn định.

Cô giáo cho vay 17 triệu, hẹn 10 năm sau mới cần trả lại: Lời của con trai cô và luật sư khiến tôi bàng hoàng

Netizen

19:51:34 20/11/2024
Tôi là một cậu bé miền núi bình thường với điều kiện gia đình trung bình. Cha tôi là công nhân, còn mẹ tôi kiếm sống bằng nghề nông ở làng

Độc đạo - Tập cuối: Kết đẹp dành cho Hồng và Diễm

Phim việt

19:48:48 20/11/2024
Trải qua muôn vàn thử thách của số phận, Hồng và Diễm thực sự hiểu nhau, thấu hiểu từng nỗi đau của đối phương mà từ đó cũng dành tình yêu cho nửa kia.

Rời Trung Quốc, Oscar sẽ đối đầu Messi?

Sao thể thao

19:35:08 20/11/2024
LA Times đưa tin ban lãnh đạo LAFC muốn biến Oscar trở thành một trong những ngôi sao hưởng lương cao nhất tại giải Nhà nghề Mỹ (MLS) ở mùa giải 2025.

Đối phó với da sần vỏ cam

Làm đẹp

19:14:27 20/11/2024
Hút thuốc, sử dụng rượu bia gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nói chung và làn da nói riêng. Chính vì vậy, hãy từ bỏ những thói quen xấu để duy trì làn da khỏe đẹp, ngăn ngừa lão hóa sớm.

Nữ MC mới tậu biệt thự để hưởng thụ: "Vẫn chưa có nghề nào ra đâu vào đâu cả"

Sao việt

18:56:53 20/11/2024
MC Kỳ Duyên tiết lộ thêm về bản thân mình, rằng ngoài các công việc từng làm như nhiếp ảnh gia, MC, ca hát, kinh doanh, diễn viên, cô còn làm cả thiết kế trang sức đá quý.

Căng thẳng tại Trung Đông: Trở ngại trong viện trợ nhân đạo của LHQ

18:27:23 20/11/2024
Cơ quan này cũng kêu gọi chính quyền Israel mở thêm cửa khẩu chuyển hàng viện trợ vào Dải Gaza và cho phép sử dụng các tuyến đường mới trong Dải Gaza để vận chuyển hàng viện trợ.

Không nhận ra Công chúa Disney một thời: Tái xuất như nữ thần, tạm biệt hình ảnh nghiện ngập bệ rạc ngày nào!

Sao âu mỹ

17:57:34 20/11/2024
Xuất hiện tại sự kiện, ngôi sao sinh năm 1986 diện váy đen xuyên thấu gợi cảm. Cô để mái tóc vàng dài rực rỡ và trang điểm tươi tắn, dự sự kiện với nụ cười rạng rỡ luôn nở trên môi.

Loạt bom tấn điện ảnh siêu hot 2025: Có phim chưa tung trailer đã gây tranh cãi khắp cõi mạng

Phim âu mỹ

17:04:37 20/11/2024
Năm 2023-2024 cho thấy nhiều tín hiệu đáng mừng khi nhiều phim đã cán mốc 1 tỷ USD trở lại, báo hiệu một năm 2025 bùng nổ với hàng loạt bom tấn đổ bộ phòng vé trở lại.