Bước nhảy trượt dài của thôn nữ núi rừng ôm mộng lên thành phố đổi đời
Làm gái nhảy ở một vũ trường ở Yên Bái, tiền công không đủ chi tiêu, Yến quyết tâm theo chân những “chị em” cùng quê ra thành phố kiếm sống.
Làm vũ nữ, làm gái bán dâm, kiêm luôn cả môi giới mại dâm, Yến đã từng có thời sống trên đống tiền và son phấn. Nhưng đến khi bị bắt, Yến mới nghiệm ra rằng, luật nhân quả luôn ứng nghiệm và giờ là lúc Yến phải trả giá đắt.
Sinh ra trong một gia đình gồm 4 chị em gái ở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, Yến là người chị cả xinh xắn và nhanh nhẹn nhất nhà. Khi tôi hỏi tại sao em lại làm gái bán dâm, Yến bật khóc nức nở. Yến bắt đầu kể cho tôi nghe về con đường dẫn cô tới cuộc sống đằng sau song sắt này.
Yến là người chị cả xinh xắn và nhanh nhẹn nhất nhà – Ảnh minh họa
Yến sinh năm 1994, học hết lớp 9, Yến bỏ học vì lý do nhà đông em, phải phụ mẹ đi chợ bán hàng để nuôi các em. Hàng ngày theo mẹ ra chợ từ sáng sớm, đứng đến trưa mới được nghỉ, mệt mỏi, lam lũ, nhưng cái nét xinh tươi của Yến vẫn nổi bật cả khu chợ miền núi yên bình. Thế rồi, có người ở dưới xuôi lên buôn bán hay mua thịt lợn hàng của Yến nói với cô: “Cháu xinh gái lại cao ráo thế này, sao không đi làm vũ công có phải kiếm được nhiều tiền không?”. Thấy Yến quan tâm, người đàn bà kia bảo: “Chỉ cần học nhảy rồi đi nhảy ở vũ trường, mỗi đêm kiếm tiền triệu”.
Hy vọng đổi đời, Yến xin mẹ một ít tiền rồi lên thành phố Yên Bái ở nhờ nhà bà con rồi tìm một câu lạc bộ khiêu vũ. Yến học nhảy rất nhanh, cứ như thể cô sinh ra để nhảy múa vậy. Học chừng 2 tháng, Yến được giới thiệu vào một vũ trường để nhảy cặp với khách. Lương tháng 4 triệu đồng, chỉ đủ tiền thuê nhà và nuôi thân, không dư đồng nào gửi về cho mẹ và em.
Trong lúc túng bấn, Yến được mấy người “chị em” từng là bạn đồng môn giờ đang làm việc tại các vũ trường ở Hà Nội xui: “Về Hà Nội mà làm, chứ làm ở đây thì bao giờ mới lên đời được”. Nghe nói về khoản thu nhập “đỉnh” của gái nhảy ở vũ trường Hà Nội, Yến háo hức tìm cách bắt mối để “xin về Hà Nội công tác”.
Video đang HOT
“Xin việc ở Hà Nội rất khó, nhưng em được một má bảo kê nên cũng qua được. Nhưng làm ở Hà Nội cạnh tranh ghê lắm”, Yến kể. “Mỗi tối, chúng em, những gái nhảy son phấn đậm dày, áo xống hở hang, nước hoa thơm ngát xếp hàng đi diễu hành rồi dừng lại “chào hàng” trước mặt khách. Những người đàn ông ăn mặc sang trọng, rủng rỉnh tiền bạc, ngồi ngửa trên salon quét cái nhìn tò mò, lục lọi lên khắp các thân thể hở hang của vũ nữ để “chọn hàng”. Có những đêm em được chọn, nhưng cũng có đêm không được chọn, phải ra sàn uốn éo, nhảy tưng bừng để tự câu khách.
Nhiều lần không được chọn, em bị má nhét xuống phòng karaoke tiếp bọn đàn ông say xỉn, thô bỉ, rồi qua đêm với một trong số họ. Đôi khi là lần lượt từng người. Cái này thực ra là tự nguyện vì em muốn kiếm nhiều tiền thì càng đi nhiều lượt càng tốt. Xong đến sáng cũng mệt rã rời, chỉ muốn chết cho xong.
Nếu được khách hàng chọn thì sướng hơn. Buổi tối sẽ được nhảy với khách, được uống rượu ngoại, đi ăn đêm rồi “đi khách”. Nếu đi rồi về ngay thì 100 đô, nếu qua đêm thì 200 đô. Nhưng đa phần chúng em thích đi tầu nhanh vì như thế khá an toàn, lại không phải chiều chuộng khách suốt đêm để bị dày vò”. Yến vừa kể vừa khóc. Trong ánh mắt cô vẫn còn in dấu của những cơn hoảng loạn khi nhớ về những lần đi tiếp khách.
Yến kể, mấy tháng đầu nỗi sợ hãi còn theo vào tận trong giấc ngủ, cứ hễ đi ngủ là Yến lại giật mình thon thót. Nhưng rồi Yến cũng quen dần với việc mình trở thành món đồ trong tay đám đàn ông, Yến dần biết dùng thân xác của mình để kiếm tiền, đồng thời để giảm bớt công việc cho mình, Yến tích cực làm quen với những cô gái trẻ nhà quê ra thành phố để gạ gẫm bán dâm, dắt mối cho khách kiếm “hoa hồng”.
Câu chuyện bị ngắt quãng bởi những tiếng nấc nghẹn ngào, Yến bưng mặt khóc rưng rức. Yến bảo, “giờ em hối hận lắm, mấy tháng trước có người báo mẹ em bị bệnh thận phải nằm viện cả tháng, giờ em cũng chẳng có cách nào giúp được. Mà nếu mẹ biết em giúp mẹ bằng đồng tiền dơ bẩn từ bấy lâu nay thì chắc mẹ thà chết. Em biết làm nghề này trước sau cũng có hậu quả, nhưng không ngờ nó đến sớm như thế. Giờ em chỉ biết cố gắng cải tạo để sớm được khoan hồng”.
“Ra trại, em sẽ làm gì?”. Tôi hỏi Yến, cô mông lung vân vê vạt áo tù nhân rồi bảo: “Em cũng không dám về quê đâu, vì những đứa mà em đã dắt nó vào con đường này, chắc gia đình họ cũng không tha cho em. Có lẽ, em sẽ đi dạy khiêu vũ, chứ em chẳng biết làm gì cả. Nhưng người từng tù tội như em, liệu có câu lạc bộ nào nhận không chị?”. Tôi không thể trả lời câu hỏi của Yến, bởi cái giá phải trả cho những lầm lỗi luôn là cái giá rất đắt. Cuộc đời bao gian truân, mỗi người phải tự kiếm cho mình một cái nghề để sống nhưng có những cô gái lười lao động, không có trình độ, ham thích những thú vui tầm thường, muốn có những “bước nhảy” đổi đời nên đã tự lao đầu vào con đường tội lỗi và tự coi đó là cái nghề – “nghề làm gái”. Yến là một trong những cô gái như thế! Nhưng đâu đó từ tận đáy lòng, tôi vẫn thấy xót xa cho những cô gái kiếm tiền trên thân xác của mình, đó là một “công việc” bạc bẽo.
Nhìn Yến, tôi lại nhớ cách đây 2 năm tôi có tiếp cận với một số cô gái mại dâm trong trại phục hồi nhân phẩm, khi được hỏi sau khi ra trại các cô sẽ làm gì, 80% số họ trả lời sẽ lại.. kinh doanh vốn tự có, bởi đằng nào xã hội cũng đã quay lưng với mình cho nên chẳng còn con đường nào khác là tiếp tục dấn thân. Biết là không dễ dàng biến một cô gái đã từng lạc lối thành người lương thiện, sa ngã có năm bảy đường, nhưng con đường nào dẫn các cô về với nẻo lương thiện?.
Theo GĐVN
Bi kịch của gái xinh ôm mộng đổi đời bằng mọi giá
Bố, mẹ tôi đường ai nấy đi năm tôi đã 14 tuổi, nên tôi hiểu được nguyên nhân khiến gia đình tôi tan đàn xẻ nghé.
Đầu tiên là chuyện khó khăn về kinh tế, bố, mẹ đều là công nhân của xưởng dệt khăn mặt, khăn tắm, lương không đủ chi dùng cho bố mẹ và chị em tôi vậy mà hàng tháng đều đặn mẹ phải bớt một phần thu nhập đáng kể để bố tôi rượu, bia, thuốc lá.
Mẹ tôi hiền lành, nhẫn nhịn, còn bố thì nóng tính, cục cằn, nên thường trong nhà có xảy ra bất đồng chỉ nghe tiếng bố quát mẹ là chính. Rồi tiếp theo là chuyện bố tôi đổi chứng cặp với cô nhân viên phục vụ ở quán cháo lòng cách nhà trọ của chúng tôi cả chục cây số.
Đã túng quẫn mà mẹ làm được đồng nào, dù có cất kĩ đến bao nhiêu thì bố tôi cũng tìm ra rồi mang đi bao gái. Nhiều lần chị em tôi bị ốm mà trong nhà không có đủ tiền thuốc thang, mẹ tôi lại phải nói khó với hàng xóm mới vay được ít tiền chữa chạy cho các con.
Nhưng sóng gió chỉ thực sự nhấn chìm cuộc sống của gia đình tôi khi bồ trẻ của bố mang thai. Bố về nhà xuống nước năn nỉ mẹ tôi là đón cô ta về, lo cho cô ta mẹ tròn con vuông vì biết đâu cô ta sinh cho bố một cậu trai nối dõi để bố được mát mặt với ông bà, tổ tiên. Bố bảo có ai hỏi mẹ cứ nhận đó là em họ của mẹ ở quê ra tá túc chờ ngày sinh, vì bác sĩ báo trước là sẽ đẻ khó...
Ảnh minh họa
Ngọt nhạt chán mà mẹ không thuận, vậy là bố nổi trận lôi đình vừa đánh mẹ vừa vứt hết quần áo, đồ dùng của 3 mẹ con ra đường. Mẹ không van xin, tôi và em gái tôi cũng không khóc, mẹ lặng lẽ viết đơn li hôn, rồi thu dọn đồ đạc để ngay trong hôm đó 3 mẹ con tôi bắt xe về quê ngoại.
Được biết sau khi mẹ và 2 chị em tôi rời nhà trọ, bố tôi đón ngay nhân tình về chăm sóc, nhưng bố cũng không được toại nguyện bởi cô bồ trẻ sinh cho bố 1 bé gái nữa và nghe đâu bố sống cũng không hạnh phúc với nhân tình, nguyên nhân chính cũng là do thiếu hụt về kinh tế. Về quê, mẹ làm ruộng cùng ông bà ngoại, tôi bỏ dở lớp 9 để dành tiền cho em gái đang học lớp 7 được tiếp tục đến trường.
Tôi không xuống đồng cấy hái như mẹ mà theo thím ra chợ thị trấn phụ bán hàng giày, dép cho thím. Được tiếp xúc với tiền, được thím trả công bằng tiền tôi vui lắm, nghĩ cảnh nhà tôi mỗi người một nơi cũng vì nghèo khổ, thiếu thốn tiền nong nên tôi rất quý những đồng tiền mình làm ra.
Cả nửa năm mới về quê một lần, khi biếu bà, biếu mẹ và cho em ít tiền tiêu vặt, thấy mọi người nâng niu những đồng tiền lẻ mà tôi thấy khóe mắt mình cay cay. Tôi tự hứa với mình bằng mọi cách tôi sẽ phải có nhiều tiền, tôi phải giàu để cuộc đời tôi và những người thân yêu của tôi không phải ăn bữa nay, lo bữa mai nữa...
Phụ bán hàng cho thím, mưa không đến mặt, nắng chẳng đến đầu, lại được ăn no, mặc đẹp tôi lớn phổng. Lâu ngày bán hàng cho thím dâu, tôi thừa biết mấy cô gái ăn mặc gợi cảm đến chọn lựa những đôi giày cao gót để vào quán bar, quán karaoke tìm mối đổi đời. Nhìn họ và so sánh, tôi thấy mình còn trẻ, còn đẹp, còn bắt mắt hơn họ nhiều, tôi quyết thực hiện kế hoạch làm giàu của mình. Vì tôi ở trọ cùng mấy chị buôn đồng nát nên thím dâu tôi chẳng quản lí giờ giấc của tôi mà chỉ cần tôi có mặt đúng giờ ở quầy hàng của thím.
Tôi tự đến quán bar để xin bà chủ cho tôi chân rửa chén, cọ ly rượu của khách sau khi họ uống xong. Nhưng chắc bà chủ có mắt nhìn người, bà nhận tôi vào làm phục vụ bàn cho khách với mức lương một tối bằng cả chục ngày đứng bán hàng cho thím dâu. Ngày làm cho thím, tối làm cho quán bar tôi đã có đủ tiền chi tiêu.
Nhưng mục đích của tôi là giàu chứ không phải đủ, tôi đem tâm sự này nói với bà chủ và ngay lập tức tôi được bà "tư vấn" cho tôi là muốn nhiều tiền chỉ có bán "cái vốn tự có" đang còn nguyên vẹn của tôi.
Lóa mắt trước đồng tiền tôi đã bầm dập dưới tay một người đàn ông thô lỗ, mà thực ra bà chủ quán bar ăn tiền dắt mối còn nhiều hơn tiền tôi nhận được. Sau cái đêm khủng khiếp ấy, tôi bị bà chủ ép phải làm việc đó mỗi đêm khi khách cần, bà dọa nếu dám trái lời bà, bà sẽ cho đầu gấu trị để tôi tàn đời luôn...
Theo Tiền Phong
Mưa Sài Gòn và cuộc gọi của mẹ Mẹ ở dưới quê gọi lên, hỏi "Ở trên phố mưa có đi làm được không? Ở nhà mưa dầm dề, nghỉ chứ buôn bán gì được, nhà có mình mẹ, vắng tanh, buồn quá bây". Mùa mưa Sài Gòn làm nỗi nhớ của những đứa con xa quê thêm dài NÂU 8 năm rồi, con gái mẹ rời quê, lên thành phố...