‘Bước ngoặt với chính sách thương mại của EU sau xung đột ở Ukraine
Các chuyên gia cảnh báo rằng toàn cầu đang hướng tới việc hình thành các khối địa kinh tế và chủ nghĩa đa phương đang thoái trào.
Điều này đặc biệt dễ nhận thấy ở WTO, nới cơ chế giải quyết tranh chấp không hoạt động trong nhiều năm.
Xung đột Nga – Ukraine đã khiến EU đẩy mạnh việc điều chỉnh chính sách thương mại của mình. Ảnh: EPA
Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng và tình trạng thiếu hụt nguồn cung do cuộc xung đột ở Ukraine, EU đang đánh giá lại chính sách thương mại của mình, một quan chức cấp cao của Ủy ban châu Âu mới đây cho biết.
Động lực thúc đẩy của EU đối với quyền tự chủ kinh tế chiến lược gần đây đã được tăng cường do xung đột trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp phương Tây rút khỏi Nga. Theo một quan chức EU, mô hình kinh tế của châu Âu lâu nay phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt từ Nga và hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc cần phải thay đổi.
“Mô hình kinh tế của chúng tôi phải thay đổi và chính sách thương mại có thể góp phần vào việc này bằng cách cho phép đa dạng hóa. Đã có một động lực mới trong chính sách thương mại dựa trên sự thay đổi mang tính thời đại”, vị quan chức EU nói.
Một ví dụ của cách tiếp cận mới này là nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận thương mại với Ấn Độ. Sau hơn 8 năm đình trệ, các cuộc đàm phán đã được nối lại vào giữa tháng 6 vừa qua.
Theo quan chức trên, mặc dù EU đã không tìm cách đạt được một thỏa thuận như vậy vài năm trước do lo ngại liệu nó có dẫn đến việc mở cửa thị trường như dự kiến hay không, nhưng điều này đã thay đổi do cuộc khủng hoảng đang diễn ra. Quan chức này nhấn mạnh: “Động lực địa chính trị cho thỏa thuận này mạnh mẽ đến mức chúng tôi cho rằng EU cần Ấn Độ làm đối tác”.
Khi ngày càng nhiều quốc gia bắt đầu sử dụng chính sách thương mại như một vũ khí chính trị, chiến lược thương mại của EU vạch ra rằng khối sẽ có lập trường quyết đoán hơn trong việc bảo vệ các lợi ích và giá trị của mình.
Video đang HOT
Chủ tịch Ủy ban thương mại của Nghị viện châu Âu Bernd Lange cho rằng EU cần nhiều công cụ phòng vệ hơn để bảo vệ lợi ích thương mại của mình trong một môi trường mà các quy tắc thương mại đa phương không được tôn trọng.
Hồi tháng 12/2021, Ủy ban châu Âu đã đề xuất một công cụ chống cưỡng chế cho phép thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với một đối tác thương mại trong trường hợp đối tác đó tìm cách ép buộc EU hoặc một quốc gia thành viên như đã xảy ra trong tranh chấp giữa Trung Quốc và Litva.
Nhưng gần đây, Ủy ban châu Âu cũng đang tăng cường trên mặt trận giá trị. Vào giữa tháng 6/2022, Ủy ban châu Âu đã cải tiến cách tiếp cận đối với thương mại và các biện pháp phát triển bền vững trong chính sách thương mại của mình. Cách tiếp cận mới bao gồm các cơ chế thực thi và xử phạt cứng rắn hơn liên quan đến chương phát triển bền vững của các hiệp định thương mại tự do.
Cách tiếp cận mới hướng tới thương mại và tính bền vững đã được đưa vào thỏa thuận thương mại EU-New Zealand được ký kết vào tuần trước.
“Nếu một trong hai bên không đáp ứng các nghĩa vụ của mình, chúng có thể được thực thi thông qua các biện pháp trừng phạt”, Phó Chủ tịch điều hành của Ủy ban châu Âu Valdis Dombrovskis lưu ý.
Theo quan chức cấp cao trên, EU-New Zealand sẽ là “tiêu chuẩn vàng” cho các hiệp định thương mại trong tương lai.
Trong khi đó, các chuyên gia cảnh báo rằng toàn cầu đang hướng tới việc hình thành các khối địa kinh tế và chủ nghĩa đa phương đang thoái trào. Điều này đặc biệt dễ nhận thấy ở WTO, nơi cơ chế giải quyết tranh chấp đã không hoạt động trong nhiều năm.
Bất kỳ thành viên nào của WTO đều được phép khởi kiện bên khác vì vi phạm nghĩa vụ của mình. Sau khi một hội đồng chuyên gia đưa ra phán quyết về các khiếu nại, bên thua kiện có thể đưa vấn đề lên cơ quan phúc thẩm của WTO. Tuy nhiên, Mỹ đang ngăn chặn việc đề cử các thẩm phán vào cơ quan phúc thẩm, do đó khiến toàn bộ quá trình trở nên vô ích.
Để bảo vệ trụ cột thiết yếu này của cơ chế thương mại WTO, EU đã thành lập một cơ quan phúc thẩm tạm thời với 16 thành viên WTO để duy trì chế độ giải quyết xung đột hoạt động, bất chấp sự phản đối của Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ - Trung tìm cách xoa dịu căng thẳng trong cuộc hội đàm trực tiếp
Hôm 9/7, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc hội đàm trực tiếp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ở Nusa Dua, Bali, Indonesia hôm 9/7. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), giới chức Mỹ cho biết cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Blinken và người đồng cấp Vương Nghị diễn ra tại một khu nghỉ dưỡng tại Bali (Indonesia), một ngày sau khi hai nhà lãnh đạo cùng tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Theo truyền thông, hai nhà lãnh đạo có cuộc hội đàm vào buổi sáng và sau đó ăn trưa cùng nhau.
Đây là cuộc gặp song phương đầu tiên giữa hai ngoại trưởng kể từ tháng 10/2021 và nằm trong chuỗi các cuộc tiếp xúc gần đây giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tại thời điểm căng thẳng lên cao liên quan đến nhiều vấn đề. Cuộc gặp nhằm mục đích đưa mối quan hệ đang trong tình trạng khó khăn giữa Mỹ và Trung Quốc đi vào ổn định, ngăn chặn nguy cơ bùng nổ xung đột.
"Không điều gì có thể thay thế cho các cuộc ngoại giao trực tiếp. Đặc biệt, trong một mối quan hệ phức tạp và mang tính hệ quả như mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, có rất nhiều điều để nói. Tôi rất mong đợi một cuộc trò chuyện hiệu quả và mang tính xây dựng.", ông Blinken nói với các phóng viên khi bắt đầu cuộc hội đàm.
Trong cuộc hội đàm, ông Vương Nghị và người đồng cấp Blinken đã thảo luận về một loạt các vấn đề gây tranh cãi - bao gồm vấn đề Đài Loan, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, mở rộng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương, vấn đề nhân quyền và thuế quan thương mại.
Cả hai bên cũng rất chú trọng đến việc duy trì mối quan hệ ổn định giữa hai quốc gia. Đáng chú ý, ông Blinken và giới chức Mỹ cho biết Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ có cuộc thảo luận lại về những vấn đề trên trong những tuần tới.
Giới chức hai nước tham dự cuộc hội đàm tại Nusa Dua, Bali, Indonesia. Ảnh: Reuters
Ông Vương Nghị nói với các phóng viên: "Trung Quốc và Mỹ là hai quốc gia lớn, vì vậy hai nước cần duy trì trao đổi bình thường. Đồng thời, chúng ta cần trao đổi cùng nhau để đảm bảo rằng mối quan hệ này sẽ tiếp tục phát triển theo đúng hướng".
Ông cũng thường xuyên nhắc lại cam kết của Trung Quốc về việc tiếp tục tuân thủ các nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi. Theo ông, điều đó phục vụ lợi ích của hai quốc gia, hai dân tộc. Đó cũng là nguyện vọng chung của cộng đồng quốc tế.
Song, quan chức Mỹ cho biết trước mắt, họ không mong đợi bất kỳ bước đột phá nào từ các cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo này. Giới chức hy vọng cuộc trao đổi này có thể giúp hai bên duy trì đường dây liên lạc cởi mở, tạo chỗ dựa vững chắc trong việc chỉ dẫn hai nền kinh tế lớn nhất thế giới giải quyết các vấn đề ngày càng phức tạp và có khả năng bùng nổ xung đột.
Ông Daniel Russel - nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ về Đông Á dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, người có liên hệ chặt chẽ với các quan chức chính quyền Tổng thống Biden - nhận định ông tin rằng mục tiêu chính của cuộc gặp này là tìm hiểu khả năng tổ chức cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình, với tư cách là hai nhà lãnh đạo. Ông nói rằng cuộc gặp này có thể diễn ra bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali vào tháng 11 tới.
Trước đó, ông Daniel Kritenbrink, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ về Đông Á, cho biết ông mong đợi cuộc trao đổi thẳng thắn với Ngoại trưởng Vương Nghị. Ông nói rằng đây sẽ là một cơ hội khác "để truyền đạt kỳ vọng của Mỹ về những gì chúng tôi mong đợi Trung Quốc làm và không nên làm trong cuộc xung đột tại Ukraine".
Ngoại trưởng Mỹ Blinken gặp người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: Reuters
Ngay trước khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine vào ngày 24/2, Bắc Kinh và Moskva đã tuyên bố quan hệ đối tác "không giới hạn". Song giờ đây, Mỹ và Trung Quốc đang cho thấy lập trường ngày càng đối đầu, bao gồm cả vấn đề Ukraine. Giới quan sát lo ngại điều này có thể dẫn đến tính toán sai lầm và bùng nổ xung đột. Mỹ đã thận trọng theo dõi các động thái của Trung Quốc khi nước này từ chối lên án chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, đồng thời chỉ trích biện pháp trừng phạt của phương Tây và cáo buộc Mỹ và NATO kích động xung đột.
Giới chức Mỹ đã cảnh báo về những hậu quả, bao gồm cả các lệnh trừng phạt, nếu Trung Quốc hỗ trợ vật chất cho hoạt động quân sự đặc biệt Nga, nhằm làm suy yếu quân đội Ukraine. Song cho đến nay, các nhà quan sát cho biết họ chưa thấy bằng chứng về việc Bắc Kinh gửi vũ khí cho Moskva.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục giám sát tình hình, ngài tổng thống đã nói rõ với Chủ tịch Tập Cận Bình về các tác động và hậu quả của bất cứ việc cung cấp các thiết bị như vậy".
Song dù đang tình trạng cạnh tranh chiến lược, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn là đối tác thương mại lớn của nhau. Tổng thống Biden đang xem xét loại bỏ thuế quan đối với một loạt hàng hóa Trung Quốc để kiềm chế lạm phát gia tăng, trước cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11, với sự kiểm soát của Quốc hội.
Các trường học ở Đức có thể phải đóng cửa vì tình trạng thiếu khí đốt Bộ trưởng Giáo dục Đức kêu gọi giới chức nên đưa trường học vào danh mục "cơ sở hạ tầng quan trọng", để ngăn chặn kịch bản các cơ sở giáo dục phải đóng cửa trong mùa đông tới nếu xảy ra tình trạng thiếu khí đốt. Ảnh minh hoạ: RT Theo đài RT (Nga), phát biểu với tờ Rheinische Post hôm 8/7,...