Bước ngoặt từ quãng nghỉ V-League
Nhiều CLB ra thông báo xả trại, ngay sau khi VPF thông báo hoãn V-League vô thời hạn, nhằm khôi phục thể lực cho các cầu thủ.
Vũ Văn Thanh (phải) nằm trong số những cầu thủ chơi đủ 11 trận từ đầu mùa. Ảnh: VPF.
Theo thống kê của phần mềm Instats, có 17 cầu thủ đã thi đấu trọn vẹn 990 phút trong 11 vòng vừa qua, trải đều ở 10 đội. Trong đó, SLNA và HAGL là hai đội có nhiều người phải cày ải nhất (cùng 3 người). Ở nhóm 9 đội này, duy nhất Sài Gòn chơi ổn định và đang giữ ngôi đầu bảng xếp hạng.
Ngược lại, 4 đội biết cách xoay tua hợp lý và không có cầu thủ nào đá trọn 11 trận là Hà Nội, TP.HCM, Becamex Bình Dương, và Thanh Hóa. Điểm chung của cả 4 đội này là họ đều ở trong top 8, đồng nghĩa với việc không phải đá tìm suất xuống hạng ở giai đoạn hai. Câu hỏi được đặt ra là phải chăng việc sử dụng hợp lý nhân sự đã khiến những CLB này thành công?
Nhìn lại HAGL và SLNA, hai đội có tới 3 người phải chơi trọn 11 trận, có thể thấy phong độ của cả hai rất thất thường. Trong khi HAGL đá như mơ ngủ, sau khi V-League nối lại hồi đầu tháng 6 và chỉ bùng lên từ vài vòng gần đây, thì SLNA thua 5 trong 6 vòng gần nhất. Từ chỗ đứng đầu bảng, với thành tích bất bại, đội bóng xứ Nghệ giờ ở nhóm cuối và đối mặt với nguy cơ xuống hạng.
Video đang HOT
So với các nước trên thế giới, nền thể lực của cầu thủ Việt kém hơn. Việc họ phải đá 11 trận (tính cả Cup Quốc gia và V-League) trong vòng 2 tháng gần như vắt kiệt sức cầu thủ. Đó là lý do khiến không chỉ Hà Nội, mà cả Bình Dương, TP.HCM, Than Quảng Ninh, Quảng Nam, Thanh Hóa đều đã và đang trở thành những bệnh viện thu nhỏ.
Vài vòng gần đây, các HLV đều phải vừa đá vừa “liệu cơm gắp mắm”. Đơn cử như trường hợp của HAGL khi làm khách ở Hải Phòng. Nhận thấy nguy cơ chấn thương và thể lực sa sút, HLV Lee Tae-hoon cất cả bộ đôi tiền vệ trụ cột là Tuấn Anh, Xuân Trường trên ghế dự bị.
Từ góc nhìn ấy, có thể thấy là quãng nghỉ đợt hai mà dịch Covid-19 tạo ra, sẽ giúp nhiều đội lấy lại thể trạng trước khi bước giai đoạn quyết định.
HLV Nguyễn Thanh Công của Thanh Hóa chia sẻ: “Đây là quãng nghỉ thật sự quý báu, vì các cầu thủ của chúng tôi thời gian qua đã rất mệt mỏi, thể lực giảm sút nên cần nghỉ ngơi nạp lại năng lượng, chuẩn bị cho hành trình sắp tới”. Còn CLB Hà Nội, đội mất quá nửa đội hình từ đầu mùa, cho cầu thủ xả trại hẳn 14 ngày, thay vì một tuần như các đội khác.
Ngoài khía cạnh thể lực, đợt nghỉ này cũng có tác dụng với các tân HLV. Nguyễn Hữu Thắng, từ chỗ làm Chủ tịch, sẽ trực tiếp nắm sa bàn để cứu vớt hy vọng vô địch cho TP.HCM. Dù từng đưa SLNA lên ngôi vào năm 2011, ông thầy xứ Nghệ vẫn cần thời gian để ráp nối các miếng ghép.
Tương tự vậy là HLV Đào Quang Hùng của Quảng Nam. Được chỉ định ngồi ghế nóng từ vòng 8, nhưng việc phải đá liên tục khiến ông thầy này chưa thể nghĩ ra kế sách dài hạn giúp đội nhà thoát vị trí cuối bảng.
Trong nguy có cơ, và việc các đội sử dụng đợt nghỉ dự kiến kéo dài một tháng này thế nào, có thể ảnh hưởng nhiều tới hai cuộc đua ở chặng kế tiếp V-League.
V-League có nhà tài trợ từ Hàn Quốc
LS Holding - Tập đoàn đến từ Hàn Quốc đã trở thành nhà tài trợ mới của V-League và Giải hạng nhất quốc gia mùa giải 2020. Thông tin này đã chính thức được công bố tại buổi họp báo vừa được Công ty VPF tổ chức chiều 6/2 tại Hà Nội.
LS Holding không phải là cái tên xa lạ với làng bóng đá Việt khi đơn vị này đã tham gia tài trợ nhiều giải đấu trong hệ thống bóng đá nội, mùa giải 2019, LS là nhà tài trợ chính cho giải V-League 2. Tập đoàn LS kinh doanh trong lĩnh vực điện, điện tử, năng lượng, vật liệu. Và V-League và giải hạng nhất quốc gia 2020 sẽ mang tên là "giải bóng đá LS V-League 2-2020 và LS V-League 2-2020".
Giải bóng đá LS V-League 1-2020 quy tụ 14 CLB chuyên nghiệp gồm: CLB Hà Nội, Thanh Hóa, Sông Lam Nghệ An, Than Quảng Ninh, Hải Phòng, Becamex Bình Dương, Sài Gòn, SHB Đà Nẵng, HAGL, Quảng Nam, TP HCM, Dược Nam Hà Nam Định, Viettel và tân binh Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.
Trong khi đó, LS V-League 2-2020 là giải đấu có sự góp mặt của S.Khánh Hoà, Đồng Tháp, Đăk Lăk, Long An, XMFC Tây Ninh, Huế, Bình Phước, Bình Định, XSKT Cần Thơ, An Giang, phố Hiến, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Mặc dù số tiền tài trợ của LS cho V-League và giải hạng nhất quốc gia 2020 không được tiết lộ con số cụ thể nhưng theo như ông Trần Anh Tú, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty VPF mong muốn của VPF là doanh thu năm nay tăng hơn mùa giải 2019. Tuy nhiên, theo ông Tú, hiện nguồn thu từ bản quyền truyền hình các trận đấu của V-League và giải hạng nhất quốc gia vẫn còn quá khiêm tốn.
Trước đó, VPF đã công bố ngày 21/2 V-League 2020 sẽ chính thức khởi tranh và ngày 29/2 Giải hạng nhất quốc gia cũng sẽ khai mạc. Tuy nhiên vì tình hình dịch nCoV nên giải đấu đã phải tạm hoãn ngày khai mạc.
Hiện nay, VPF đã công bố 2 phương án khởi tranh V-League trong thời gian tới. Phương án 1: V-League khai mạc vào ngày 29/2; Giải hạng nhất khai mạc ngày 14/3; Cúp Quốc gia khai mạc ngày 23/2. Phương án 2: V-League khai mạc ngày 7/3; Giải hạng nhất khai mạc ngày 14/3; Cúp Quốc gia khai mạc ngày 3/4.
Theo thông tin thì Tổng cục TDTT đã có công văn dừng tất cả các giải thể thao trong nước và quốc tế diễn ra trong tháng 2 tại Việt Nam để tránh dịch nCoV vì vậy khả năng V-League và hạng nhất quốc gia sẽ được khởi tranh theo phương án 2.
Trước đó, để chuẩn bị cho giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam 2020, Công ty VPF đã tích cực làm việc với các đối tác để tìm kiếm nhà tài trợ cho giải đấu.
Theo Đại Đoàn Kết
Vòng 8 V.League 2020: Thanh Hóa, TP.HCM bất ngờ thua 7 trận đấu chỉ có 3 chủ nhà Quảng Nam, HAGL và Than Quảng Ninh được hưởng niềm vui. Hải Phòng, Thanh Hóa và TP.HCM "lấm lưng" còn trận derby trên sân Hàng Đẫy thì lại quá tẻ nhạt. SLNA toàn gặp đội "thay tướng". Sau khi gặp Thanh Hóa, Nam Định và giờ là Quảng Nam. Đang thua liền 4 trận, Quảng...