Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ – Israel
Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Tel Aviv ngày 18/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Quan hệ Mỹ – Israel đã đạt đến một ngã rẽ quan trọng cho thấy ngay cả sự ủng hộ kiên định của Tổng thống Joe Biden cũng có thể đạt đến giới hạn khi xuất hiện sự xung đột giữa các vấn đề về đạo đức và lợi ích an ninh quốc gia rộng lớn hơn của Mỹ cũng như thách thức chính trị của chính ông.
Lời cảnh báo của Tổng thống Biden trong một cuộc phỏng vấn với CNN hôm 10/5 rằng ông sẽ tạm dừng một số chuyến hàng vũ khí đến Israel nếu nước này xâm chiếm thành phố Rafah ở Dải Gaza, đánh dấu nỗ lực trực tiếp nhất của Mỹ nhằm kiềm chế đồng minh của mình.
Tuyên bố của Tổng thống Biden về “ranh giới đỏ” trên đã đặt mối quan hệ của ông với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu lên mức căng thẳng nhất từ trước đến nay và gây ra những làn sóng chấn động ngay lập tức trong nền chính trị Mỹ, Israel cũng như trên toàn thế giới.
Washington lo ngại một cuộc tấn công toàn diện của Israel vào Rafah sẽ gây thương vong cho dân thường ở mức độ thậm chí còn lớn hơn 34.000 người Palestine mà Cơ quan Y tế Gaza báo cáo đã thiệt mạng trong cuộc chiến của Israel với Hamas. Một quan chức cấp cao của Liên hợp quốc nói với CNN rằng thành phố này đã ở “bên bờ vực thẳm”. Các bệnh viện quá tải khi người Palestine thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel vào vùng ngoại ô và hàng chục nghìn người đã phải sơ tán.
Vấn đề thương vong dân sự trong cuộc chiến ở Gaza đã gây ra sự phẫn nộ trên toàn cầu và tạo ra áp lực cực lớn đối với Tổng thống Biden ở trong nước, có nguy cơ làm tan rã liên minh Dân chủ ủng hộ ông trong bối cảnh một chiến dịch tái tranh cử căng thẳng trước đối thủ cạnh tranh là cựu Tổng thống Donald Trump.
Bất chấp những lo ngại của Mỹ, Thủ tướng Netanyahu cho biết chính phủ nước này không có lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện cuộc tấn công Hamas, lực lượng đã trà trộn vào các khu vực dân sự – bao gồm cả ở Rafah – nơi các thủ lĩnh chủ chốt của nhóm đang ẩn náu trong các đường hầm. Đối với ông Netanyahu, việc tiêu diệt Hamas có thể là vấn đề sống còn về mặt chính trị.
Alon Pinkas, cựu tổng lãnh sự Israel tại New York, nói với CNN rằng sự “phản đối công khai” của Tổng thống Biden với Thủ tướng Netanyahu về Rafah cho thấy một trong những thời điểm khó khăn chưa từng có trong quan hệ Mỹ – Israel.
Video đang HOT
Các câu hỏi chính hiện nay sau sự thay đổi lập trường mang tính bước ngoặt trong mối quan hệ Mỹ – Israel là:
Thứ nhất, liệu động thái của Tổng thống Biden có ảnh hưởng đến việc ra quyết định của Israel khi nước này tiến hành các hoạt động trên không và trên bộ ở Rafah, vốn được coi là điềm báo trước cho một cuộc tấn công toàn diện?
Thứ hai, liệu Israel – như Thủ tướng Netanyahu đã tuyên bố – có thể tiến hành một mình trong một chiến dịch mà ngay cả Mỹ cũng đã phản đối?
Thứ ba, về lâu dài, liệu động thái của Tổng thống Biden sẽ là một vết rạn nứt tạm thời trong mối quan hệ của ông với chính phủ của Thủ tướng Netanyahu hay là sự rạn nứt toàn diện giữa Israel và Mỹ?
Thứ tư, cuộc tấn công toàn diện ở Rafah sẽ cản trở thêm những nỗ lực vốn đã chùn bước nhằm đảm bảo lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas như thế nào? Liệu nó có làm tiêu tan hy vọng của Mỹ về một thỏa thuận khu vực giữa Israel và các quốc gia Arab? Và liệu một chiến dịch dẫn đến nguy cơ hàng trăm thường dân thiệt mạng có thể khiến giao trang khu vực bùng phát trở lại và làm dấy lên những lo ngại mới về một cuộc chiến tranh ở Trung Đông?
Thứ năm, ở Mỹ, liệu nỗ lực muộn màng của Tổng thống Biden nhằm gây áp lực trực tiếp lên Thủ tướng Netanyahu vì trước đó ông bất chấp những lo ngại của Mỹ có làm giảm bớt khó khăn chính trị trong chính đảng của ông khi đảng Cộng hòa tăng cường chỉ trích với những tuyên bố ông đang “quay lưng lại” với Israel?
Xe quân sự của Israel được triển khai gần Kibbutz Reim, miền Nam nước này ngày 9/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Động thái tiếp theo của Israel
Rõ ràng, các lợi ích chính trị quan trọng giữa nhà lãnh đạo Mỹ và Israel đang có sự khác biệt. Tổng thống Biden và các quan chức hàng đầu của Mỹ liên tục cảnh báo Thủ tướng Israel về một cuộc tấn công vào Rafah. Và sức mạnh cũng như uy tín của Tổng thống Mỹ với tư cách là một nhà lãnh đạo toàn cầu phụ thuộc vào hành động của ông Biden sau những lời cảnh báo của mình khi ông Netanyahu liên tục phớt lờ những lời kêu gọi của Mỹ giảm cường độ của cuộc chiến ở Gaza.
Tổng thống Biden cũng có những vấn đề chính trị lớn. Trong khi cuộc chiến Israel – Hamas ở Gaza không phải là vấn đề hàng đầu khiến cử tri Mỹ bận tâm, cuộc đua sít sao với ông Trump có nghĩa là kết quả có thể được quyết định bởi vài nghìn phiếu bầu ở các bang dao động quan trọng trong số hàng chục triệu người trên toàn quốc. Và các nhóm cử tri bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thương vong dân sự và hoàn cảnh khó khăn của người Palestine là những cử tri trẻ, tiến bộ và người Mỹ gốc Arab ở Michigan – một bang có thể quyết định cuộc bầu cử. Và bất kỳ cuộc biểu tình rầm rộ nào tại đại hội đảng Dân chủ ở Chicago vào tháng 8 năm nay sẽ gợi lên những điềm báo đau đớn cho Tổng thống Biden.
Nội các chiến tranh của Israel dự kiến sẽ họp vào ngày 15/5 để cho các thành viên trong liên minh cánh hữu của Thủ tướng Netanyahu bày tỏ quan điểm về quyết định của Tổng thống Biden. Về mặt quân sự, với nguồn dự trữ vũ khí và đạn dược hiện tại, quân đội Israel có thể có đủ trang thiết bị cần thiết để tiến vào Rafah.
Mặc dù vậy, Đại sứ Israel tại Liên hợp quốc Gilad Erdan, cho biết động thái mới của Washington có thể làm suy yếu các hành động của Tel Aviv nhằm đạt được các mục tiêu của mình.
Israel cũng phải xem xét liệu cuộc tấn công Rafah mà không có sự hỗ trợ của Mỹ có làm rạn nứt thêm thiện cảm từ các đồng minh mà nước này nhận được sau vụ tấn công ngày 7/10 năm ngoái hay không. Một bước đi như vậy có thể phá vỡ các cuộc đàm phán lâu dài về lệnh ngừng bắn với Hamas và vấn đề thả các con tin Israel còn lại.
Israel cho đến nay vẫn chưa đưa ra dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ thay đổi kế hoạch của mình. Ví dụ, Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant đã cảnh báo: “Israel không thể bị khuất phục trước áp lực từ bên ngoài”. Nhưng nếu bất kỳ cuộc tấn công quy mô lớn nào vào Rafah tạo ra thảm họa nhân đạo mà Mỹ lo ngại, Israel có thể sẽ phải gánh chịu hậu quả khi phớt lờ những lo ngại của chính quyền Biden.
Israel cảnh báo tăng cường tấn công Rafah
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant ngày 7/5 cảnh báo nước này sẽ "tăng cường" tấn công quân sự tại thành phố Rafah (ở phía Nam Gaza), nếu thỏa thuận trao trả các con tin Israel bị Phong trào Hồi giáo Hamas bắt giữ không đạt được tiến bộ.
Khói bốc lên sau các cuộc không kích của Israel xuống thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 7/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Gallant đang có chuyến thăm binh sĩ ở khu vực Rafah và khẳng định Israel sẵn sàng thực hiện "thỏa hiệp" để đưa con tin về nước. Ông nhấn mạnh: "Nếu lựa chọn đó bị loại bỏ, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch... Điều này sẽ xảy ra trên khắp dải đất Gaza".
Bộ trưởng Quốc phòng Israel khẳng định chiến dịch sẽ tiếp tục cho đến khi nước này "loại bỏ" được lực lượng Hamas ở Rafah và phần còn lại của Gaza. Israel bắt đầu điều quân tới Rafah vào cuối ngày 6/5 và chiếm giữ cửa khẩu biên giới chiến lược của thành phố với Ai Cập sau khi từ chối đề xuất ngừng bắn đã được Hamas chấp thuận. Israel cho biết đề xuất này không giải quyết được các yêu cầu "cốt lõi" của họ song đồng ý tiếp tục đàm phán.
Dư luận thế giới tiếp tục đưa ra phản ứng sau khi quân đội Israel bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự tại Rafah. Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ ngày 7/5 kêu gọi Israel khẩn trương rút khỏi vùng biên giới giữa Dải Gaza và Ai Cập, thuộc phía Đông thành phố Rafah, đồng thời cho rằng cuộc tấn công vào thành phố này sẽ không chỉ ảnh hưởng đến khu vực mà còn cả thế giới.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Onku Keceli nêu rõ: "Hiện trạng ở Rafah và tại cửa khẩu biên giới phải được khôi phục ngay lập tức". Ông Keceli cho rằng sau khi Hamas đồng ý với đề xuất ngừng bắn ở Gaza, cuộc tấn công của Israel vào Rafah cho thấy chính phủ của Thủ tướng Netanyahu hành động không có "thiện chí".
Chính phủ Mexico cùng ngày cũng phản đối chiến dịch quân sự của quân đội Israel tại thành phố Rafah, cho rằng hành động này sẽ gây hậu quả thảm khốc, cũng như đe dọa mạng sống của hàng nghìn dân thường địa phương.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mexico (SRE) khẳng định các cuộc tấn công nhằm vào dân thường là hành động vi phạm nghiêm trọng các quy tắc cơ bản của luật nhân đạo quốc tế, đồng thời khẩn thiết kêu gọi Israel và Hamas thực hiện việc ngừng bắn ngay lập tức để tránh thảm họa nhân đạo và tìm kiếm nền hòa bình trong khu vực.
Trong diễn biến khác, cảnh sát Đức ngày 7/5 đã giải tán một đám đông biểu tình ủng hộ Palestine tại sân của trường Đại học Freie Berlin - nơi đã kêu gọi dừng hoạt động quân sự của Israel ở Gaza.
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, khoảng 100 sinh viên từ nhiều trường đại học đã tham gia lời kêu gọi của Liên minh sinh viên Berlin, dựng 20 lều trong khuôn viên trường, mang theo cờ Palestine và hô khẩu hiệu ủng hộ người Palestine, cũng như chỉ trích chính phủ Israel và Đức.
Nhóm sinh viên yêu cầu bãi bỏ cáo buộc hình sự đối với sinh viên và những người đã thể hiện tình đoàn kết với người Palestine trong khuôn viên trường, đồng thời yêu cầu các trường đại học công khai phản đối những cải cách được lên kế hoạch của Thượng viện, cho phép đuổi học sinh viên vì lý do chính trị. Họ cũng kêu gọi cấm cảnh sát vào khuôn viên trường và khôi phục vị trí cho các học giả và nhân viên của các trường đại học và viện nghiên cứu ở Đức, những người đã bị đuổi việc hoặc bị cắt tài trợ vì lập trường chính trị của họ.
Tương tự, cảnh sát Thụy Sĩ ngày 7/5 cũng đã giải tán những người biểu tình ủng hộ Palestine tại trường Đại học ETH Zurich của nước này.
Phóng viên TTXVN tại Geneva dẫn thông báo của trường ETH Zurich cho biết: "Chúng tôi coi trường ETH Zurich là nơi mà các ý kiến và quan điểm khác nhau có thể được nêu ra và được bày tỏ một cách cởi mở. Tuy nhiên, những hành động trái phép không được chấp nhận tại ETH Zurich. Chúng tôi đã nhiều lần yêu cầu những người biểu tình rời khỏi tòa nhà trước khi cảnh sát đến". Trước đó, các đoạn video trên mạng xã hội cho thấy người biểu tình ngồi với trang phục và cờ Palestine hô vang các khẩu hiệu trong nhiều khu vực ở trường ETH Zurich.
và Đại học bách khoa liên bang ở thành phố Lausanne. Còn tại trường Đại học Lausanne, hàng trăm sinh viên hô vang khẩu hiệu "Chúng tôi là trẻ em ở Dải Gaza" trong ngày 6/5. Một số giáo viên cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ sinh viên.
Thảm họa đang rình rập ở Rafah khi giao tranh bắt đầu nổ ra Giao tranh bắt đầu nổ ra sau khi Israel ra lệnh cho 100.000 người Palestine sơ tán khỏi miền đông Rafah trước một cuộc tấn công trên bộ. Xe tăng quân đội Israel được triển khai tại cửa khẩu Shalom Kerem, miền Nam Israel, giáp giới Dải Gaza, ngày 6/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Những lo ngại càng gia tăng về khả năng xảy ra...