Bước ngoặt tiềm năng về phát triển công nghệ quốc phòng Mỹ sau tuyên bố của ông Trump
Ông Trump đã thu hút sự chú ý khi công bố kế hoạch yêu cầu quân đội xây dựng hệ thống phòng thủ “ Vòm Sắt” (Iron Dome) hoàn toàn do Mỹ sản xuất ngay khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình.
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức tại Tòa nhà Quốc hội ở Washington, D.C., chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Vào đúng 12 giờ 01 phút ngày 20/1 (đúng 0 giờ 1 phút ngày 21/1, theo giờ Việt Nam), tại phòng mái vòm Rotunda ở Đồi Capitol, ông Donald Trump đã bước lên tuyên thệ nhậm chức dưới sự điều hành nghi thức của Chánh án Tòa án Tối cao John Roberts, để chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ.
Trước sự chứng kiến của Chánh án Tòa án Tối cao John Roberts, Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên thệ: “Tôi trịnh trọng tuyên thệ rằng tôi sẽ đảm đương vị trí tổng thống Mỹ một cách trung thành và sẽ làm hết khả năng để giữ gìn, duy trì và bảo vệ Hiến pháp Mỹ. Vì vậy xin Chúa hãy giúp tôi!”.
Trước đó vào ngày 19/1, trong buổi vận động trước lễ nhậm chức tại Washington, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã thu hút sự chú ý khi công bố kế hoạch yêu cầu quân đội xây dựng một hệ thống “Vòm Sắt” (Iron Dome) hoàn toàn do Mỹ sản xuất ngay khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của ông. Lấy cảm hứng từ hệ thống phòng thủ tên lửa nổi tiếng của Israel, sáng kiến này, được nêu bật trong cương lĩnh của đảng Cộng hòa, hướng tới việc tạo ra một “lá chắn bảo vệ” cho toàn nước Mỹ.
Ông Trump nhấn mạnh tính bao trùm toàn quốc của dự án, cam kết rằng hệ thống sẽ được phát triển và xây dựng hoàn toàn trong nước. Kế hoạch này đặt ra nhiều câu hỏi quan trọng liên quan đến chi tiết kỹ thuật, chi phí và các công nghệ có thể được tích hợp. Mặc dù khả năng xây dựng một hệ thống khác biệt với Vòm Sắt của Israel không bị loại trừ, đề xuất này phù hợp với mục tiêu tăng cường tự lực công nghệ và thúc đẩy đổi mới trong ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ.
Hệ thống Vòm Sắt của Israel, được phát triển bởi tập đoàn Rafael Advanced Defense Systems với sự hỗ trợ tài chính từ Mỹ, nổi tiếng toàn cầu với khả năng phòng thủ tên lửa tầm ngắn. Hệ thống có tính cơ động cao và hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết này có thể đán.h chặn và vô hiệu hóa các đạn pháo, tên lửa và sún.g cối của đối phương. Được trang bị radar EL/M-2084 và tên lửa đán.h chặn Tamir, hệ thống tính toán quỹ đạo của các mối đ.e dọ.a trong thời gian thực và chỉ tấ.n côn.g những mục tiêu có khả năng gây hại. Với tỷ lệ đán.h chặn thường vượt 90%, Vòm Sắt đã chứng minh hiệu quả trong việc bảo vệ dân thường trong nhiều cuộc xung đột.
Tuy nhiên, Vòm Sắt của Israel cũng có những hạn chế. Dù rất hiệu quả với các mối đ.e dọ.a tầm ngắn, hệ thống chỉ cung cấp khả năng bảo vệ một phần trước các tên lửa tầm xa, thiết bị bay không người lái (UAV) tiên tiến hoặc vũ khí siêu vượt âm. Do đó, Vòm Sắt thường được bổ sung bởi các hệ thống khác như David’s Sling và Arrow để tạo ra hệ thống phòng thủ phân lớp.
Dự án của ông Trump nhằm khắc phục những hạn chế này bằng cách phát triển một hệ thống có khả năng đối phó với các mối đ.e dọ.a đa dạng hơn, bao gồm các công nghệ vũ khí mới nổi. Điều này đòi hỏi các khoản đầu tư lớn để xây dựng cơ sở sản xuất mới và tích hợp các công nghệ tiên tiến. Các thách thức bổ sung bao gồm đảm bảo khả năng tương thích với các hệ thống hiện có của Mỹ như Patriot, THAAD và Aegis, vốn là nền tảng của kiến trúc phòng thủ tên lửa quốc gia.
Video đang HOT
Hệ phống phòng hủ hiện có của Mỹ
- Patriot PAC-3 MSE (Missile Segment Enhancement): Đây là một thành phần quan trọng của phòng không Mỹ, được thiết kế để đối phó với các mối đ.e dọ.a như tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình và vệ tinh quỹ đạo thấp. Tên lửa thuộc hệ thống này hoạt động với tốc độ Mach 5, có tầm bắ.n 35 km và độ cao đán.h chặn 15 km, mỗi bệ phóng mang tới 16 tên lửa.
- THAAD (Terminal High Altitude Area Defense): Được thiết kế để đán.h chặn tên lửa đạn đạo trong giai đoạn cuối, cả trong và ngoài khí quyển. Mỗi hệ thống bao gồm 9 bệ phóng di động, radar AN/TPY-2 với tầm phát hiện 1.000 km, và xe chỉ huy.
- Hệ Thống Aegis: Tích hợp trên các tàu khu trục, hệ thống này có khả năng phòng không và đán.h chặn tên lửa đạn đạo vượt trội, với radar AN/SPY-1D theo dõi các mối đ.e dọ.a trong phạm vi hơn 300 km.
Công Nghệ Mới và Triển Vọng
Mỹ cũng đang đầu tư mạnh vào vũ khí laser và năng lượng định hướng để đối phó với thiết bị bay không người lái và tên lửa, cung cấp giải pháp hiệu quả về chi phí và tốc độ. Các radar tiên tiến như Sentinel A4 sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và theo dõi mối đ.e dọ.a theo thời gian thực.
Việc tích hợp hệ thống Vòm Sắt với Hệ thống Chỉ huy tác chiến tích hợp (IBCS) có thể cải thiện sự phối hợp giữa các nền tảng phòng thủ khác nhau, tăng tốc độ và độ chính xác đán.h chặn.
Hệ thống Vòm Sắt mới được đề xuất có thể trở thành chất xúc tác cho ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ, thúc đẩy sự độc lập chiến lược và củng cố vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Tuy nhiên, thành công của sáng kiến này sẽ phụ thuộc vào khả năng phát triển một hệ thống hiệu quả, linh hoạt và bền vững về mặt kinh tế.
Tuyên bố của ông Trump đán.h dấu một bước ngoặt tiềm năng trong sự phát triển của các công nghệ quốc phòng của Mỹ. Dự án này đại diện cho một bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ Mỹ trước các đối thủ như Trung Quốc, Liên bang Nga và Triều Tiên, những quốc gia có sự tiến bộ đáng kể trong công nghệ tên lửa đạn đạo và tên lửa siêu vượt âm, gây ra các mối đ.e dọ.a nghiêm trọng. Bằng cách đối phó với những thách thức chiến lược này, hệ thống Vòm Sắt của Mỹ có thể mang lại lợi thế phòng thủ quan trọng, đồng thời củng cố các liên minh với các đối tác chủ chốt có chung mối quan tâm về an ninh.
Ông Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chức
Trong bài phát biểu nhậm chức, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ám chỉ rằng ông sẽ tiếp cận các cuộc đàm phán trong tương lai với người đồng cấp Liên bang Nga Vladimir Putin từ một vị thế mạnh mẽ.
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức tại Tòa nhà Quốc hội ở Washington, D.C., chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Quan điểm này được ông Adrian Karatnycky, thành viên cao cấp tại Hội đồng Đại Tây Dương và cựu Chủ tịch Freedom House, bày tỏ trong một bình luận với phóng viên hãng thông tấn nhà nước Ukraine (Ukrinform).
Theo chuyên gia Karatnycky, việc ông Trump nhấn mạnh sức mạnh của Mỹ và khả năng sử dụng sức mạnh đó vì mục tiêu hòa bình là một dấu hiệu rõ ràng về cách tiếp cận của tân Tổng thống Mỹ trong các cuộc đàm phán tương lai với người đồng cấp Liên bang Nga Vladimir Putin.
Chuyên gia Karatnycky nhấn mạnh: "Ông ấy (tân Tổng thống Mỹ Donald Trump) muốn thực hiện điều này từ một vị thế mạnh mẽ và không muốn thể hiện sự yếu kém" và đây là một "hướng đi tích cực trong bài phát biểu", đặt nền tảng cho các hoạt động của ông Trump trên cương vị Tổng thống Mỹ.
Chuyên gia Karatnycky lưu ý rằng các thông điệp của ông Trump chủ yếu nhắm vào cử tri Mỹ. Tuy nhiên, về mặt chính sách đối ngoại, tân Tổng thống Mỹ nhấn mạnh lập trường truyền thống của đảng Cộng hòa: hòa bình thông qua sức mạnh và an ninh dựa trên sự vững mạnh của nhà nước, nền kinh tế, và lực lượng vũ trang.
Chuyên gia Karatnycky cho biết, ông Trump tuyên bố rằng ông muốn trở thành người kiến tạo hòa bình, mặc dù ông không đưa ra chi tiết cụ thể nào liên quan đến chính sách quốc tế, ngoại trừ một gợi ý mơ hồ về việc khôi phục ảnh hưởng của Mỹ đối với Kênh đào Panama và một lời hứa đổi tên Vịnh Mexico thành Vịnh Mỹ.
Theo chuyên gia Karatnycky, tân Tổng thống Mỹ cũng nhấn mạnh các vấn đề về giới và chính sách loại bỏ những người nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt là những người có tiề.n án.
Đây đều là các chủ đề từ chiến dịch tranh cử của ông Trump và "ông ấy muốn chứng minh ngay từ ngày đầu rằng mình cam kết giải quyết những vấn đề này".
(Từ trái sang) Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cùng phu nhân Melania Trump và Tổng thống Joe Biden cùng phu nhân Jill Biden tại lễ nhậm chức của Tổng thống thứ 47 của Mỹ, ở Washington, D.C. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Trước đó vào đúng 12 giờ 01 phút (đúng 0 giờ 1 phút theo giờ Việt Nam), tại phòng mái vòm Rotunda ở Đồi Capitol, ông Donald Trump đã bước lên tuyên thệ nhậm chức dưới sự điều hành nghi thức của Chánh án Tòa án Tối cao John Roberts, để chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ.
"Tôi trịnh trọng tuyên thệ rằng tôi sẽ đảm đương vị trí tổng thống Mỹ một cách trung thành và sẽ làm hết khả năng để giữ gìn, duy trì và bảo vệ Hiến pháp Mỹ. Vì vậy xin Chúa hãy giúp tôi!", Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên thệ trước sự chứng kiến của Chánh án Tòa án Tối cao John Roberts.
Lễ nhậm chức diễn ra hơn 2 tháng sau khi ông Trump giành chiến thắng áp đảo trước ứng cử viên đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris với 312 phiếu, hơn đối thủ tới 86 phiếu. Đặc biệt, ông Trump đã giành chiến thắng tại tất cả 7 bang chiến địa, nắm trọn 93 phiếu đại cử tri tại đây. Đây được đán.h giá là một chiến thắng ngoạn mục, xứng đáng với những toan tính chiến lược chi tiết được đề ra từ ngay những ngày đầu bắt đầu chiến dịch tranh cử.
Chiến thắng của ông Trump càng tô điểm cho một chiến thắng trọn vẹn khi đảng Cộng hòa hoàn tất "cú ăn ba" lịch sử. Theo đó, chỉ khoảng 1 tuần sau khi ông Trump giành chiến thắng, đảng Cộng hòa đã giành tiếp quyền kiểm soát Hạ viện, và trước đó là Thượng viện. Như vậy, trong vòng ít nhất 2 năm tới, đảng Cộng hòa sẽ toàn quyền kiểm soát Nhà Trắng và lưỡng viện Quốc hội. Điều này sẽ giúp Tổng thống Donald Trump dễ dàng thông qua và thực hiện chương trình nghị sự của mình trong thời gian tới.
Lễ nhậm chức Tổng thống của ông Trump đã có một sự thay đổi nhỏ so với dự kiến ban đầu khi đã được tổ chức tại Nhà vòm Quốc hội Mỹ, tức là sẽ chuyển vào trong nhà thay vì ở phía trước tòa nhà như thông lệ do thời tiết giá lạnh. Đây sẽ là lần thứ hai lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ được tổ chức trong nhà kể từ sau lễ nhậm chức lần thứ hai của Tổng thống Ronald Reagan vào tháng 1/1985.
Mặc dù có sự thay đổi địa điểm đột ngột và không được tham dự trực tiếp lễ nhậm chức của ông Donald Trump, nhưng nhiều người ủng hộ ông vẫn đến Washington để cảm nhận bầu không khí hứng khởi bất chấp trời mưa và thời tiết giá lạnh. Theo ước tính, khoảng 800 người có mặt tại Nhà vòm Quốc hội Mỹ để chứng kiến lễ nhậm chức của Donald Trump, 1.300 người khác có mặt tại Hội trường Emancipation và 500 người nữa tại nhà hát ở Trung tâm đón tiếp du khách Điện Capitol.
Để đảm bảo an toàn cho buổi lễ nhậm chức, lực lượng thực thi pháp luật Mỹ luôn đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ, với an ninh được siết chặt. Nhà chức trách đã thiết lập hàng rào tạm thời dài 48km, triển khai 25.000 nhân viên thực thi pháp luật, thiết lập các trạm kiểm soát an ninh để giám sát hàng trăm nghìn người tham gia lễ nhậm chức. Hàng rào đen cao 2m, được thiết kế để không thể trèo qua, sẽ là hàng rào dài nhất từng được dựng lên ở Washington. Khoảng 7.800 lính Vệ binh Quốc gia và 4.000 sỹ quan đã được điều đến từ các sở cảnh sát khác trên khắp nước Mỹ để tăng cường an ninh.
Kỳ vọng của Nga và Ukraine trong lời chúc mừng tân Tổng thống Mỹ Donald Trump Cả Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đều đã chúc mừng ông Donald Trump một lần nữa đảm nhận cương vị Tổng thống Mỹ. Ngày 21/1/2025, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chúc mừng ông Donald Trump một lần nữa đảm nhận cương vị Tổng thống Mỹ. Ảnh chụp màn hình tài khoản X của Tổng...