Bước ngoặt “chiến tuyến chung” Iran, Thổ và Nga vạch ra tại Syria
Theo al-monitor, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga bày tỏ nhiều kỳ vọng tiến trình Astana lập lại hòa bình cho Syria.
Tiến trình Astana và cam kết giảm xung đột Syria
Ngoại trưởng Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã cùng trao đổi về tiến trình phát triển, tái thiết lập hòa bình cho Syria vào ngày 29/4. Sự kiện diễn ra lần đầu tiên kể từ đòn không kích dẫn đầu của Mỹ vào đất nước này hồi giữa tháng Tư.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh:Reuters
Đây là cuộc gặp nhằm chuẩn bị cho vòng thứ 9 cho đối thoại hòa bình Syria tại Astana. Tuy nhiên, cân nhắc về sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với cuộc tấn công do Mỹ dẫn đầu, cả Moscow và Tehran đều lo lắng về lòng trung thành của Ankara và đảm bảo sức mạnh liên minh ba bên.
“Chúng tôi đều chấp thuận cuộc họp bất thường này ở cấp bộ trưởng ngoại giao nhằm thảo luận về tình hình phức tạp tại Syria”, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết khi mở đầu cuộc họp.
Theo ông Lavrov, mọi người dường như không mong muốn hòa bình tại Syria sau liên tục các xung đột tại khu vực. Mỗi khi đưa ra một nghị quyết nhằm trấn an tình hình thì hi vọng lại dập tắt.
Mỹ và đồng minh đã thực hiện các cuộc tấn công vào Syria. Nga, Pháp và Mỹ vừa tiến hành kế hoạch không kích vào các đồn bốt của Syria.
Tổng thống Trump đã yêu cầu các quốc gia Arab hỗ trợ cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố tại Syria nhằm kiềm chế tham vọng mở rộng của Iran.
“Khi chúng tôi nhanh chóng tiến tới cuộc chiến chống khủng bố thì các quốc gia Trung Đông cũng phải có trách nhiệm ngăn cản Iran hưởng lợi từ cuộc chiến chống IS của Mỹ”, ông Trump nói trong cuộc họp báo ngày 24/4.
Video đang HOT
Ông Trump đã chỉ ra mọi hành động của các đồng minh nhằm ngăn chặn ảnh hưởng lan rộng của Iran tại Trung Đông.
Trong khi vẫn còn không rõ ràng liệu liên minh Arab sẽ hình thành tại Syria thì Paris sẵn sàng thúc đẩy liên minh ngoại giao bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Jordan và Saudi Arabia.
“Liên minh cũng đã có các thảo luận về các vấn đề với Đức, Thổ Nhĩ Kỳ”, Tổng thống Macron cho biết
Theo ông Macron, Pháp đang thúc đẩy đoàn kết các bên nhằm tiến tới Nghị quyết Syria. Nga liên tục đóng vai trò trung gian trong các năm qua. Ông Macron cho biết, Pháp có thể đàm phán thành công với tất cả các bên và liên minh phương Tây – Trung Đông nhằm tiến tới đàm phán Astana.
Theo ông Macron, ông không tin rằng, kịch bản Astana hiện tại sẽ tiếp tục và cảnh báo khả năng Syria sẽ bị chia rẽ.
Đại sứ đặc biệt của Liên Hợp Quốc về khủng hoảng Syria, ông Staffan de Mistura nhấn mạnh đến quan điểm về kịch bản Astana. Tại Hội nghị ở Brussels, ông de Mistura cho biết: “Các sáng kiến do Nga đề xuất tồn tại nhiều hạn chế. Các nỗ lực của bộ ba Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran chỉ khiến cho căng thẳng leo thang và xung đột tiếp tục. Thêm vào đó, hội nghị Sochi cũng không mang đến kết quả về Hiến pháp Syria mới”.
Ngoại trưởng Lavrov đã nhanh chóng chỉ trích tuyên bố này của ông de Mistura và khẳng định: “Liên Hợp Quốc đã được mời tham gia đối thoại Astana ngay từ khi bắt đầu, trong đó cả đại sứ đặc biệt và một đại diện khác đều tham gia vào các vòng thảo luận tại Hội nghị Astana”.
Theo ông Lavrov, Liên Hợp Quốc có thể giúp cho tiến trình Astana định hướng xu thế phát triển hiệu quả.
Theo nhà ngoại giao đứng đầu Nga, phần đầu tiên cho kế hoạch đã đạt được nhằm tiến tới khu vực giảm leo thang tại Hội nghị Astana.
Ông Lavrov nhấn mạnh: “Đừng nhầm lẫn với khủng bố; đừng liên minh với họ mà phải dựa trên tình hình hiện tại.” Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga tránh đề cập đến các ảnh hưởng của Ankara tại khu vực.
Vai trò “nhân đạo” của Liên Hợp Quốc
Liên Hợp Quốc có thể thúc đẩy vai trò nhân đạo tại Syria
“Chúng tôi khuyến khích Liên Hợp Quốc hỗ trợ nhân đạo nói chung. Liên Hợp Quốc cũng không thể đồng nhất quan điểm viện trợ chỉ nên hỗ trợ cho khu vực do phe đối lập kiểm soát”, ông Lavrov nói.
Bộ trưởng Nga bày tỏ hoàn toàn ngạc nhiên với những gì ông de Mistura nói và bày tỏ thất vọng với điều này.
Trong tuyên bố 11 điểm, cả Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đều đồng ý tham vấn thường xuyên liên quan đến các đại diện cấp cao, bao gồm Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và đại sứ đặc biệt Liên Hợp Quốc de Mistura nhằm tạo thuận lợi ra đời Ủy ban Hiến pháp.
Ba nước đều cho rằng kịch bản Astana là sáng kiến quốc tế duy nhất giúp cải thiện tình hình Syria. Các vòng tiếp theo của đàm phán sẽ tiếp tục đưa ra thảo luận vào giữa tháng Năm.
Ngoài ra, bộ ba phản đối nỗ lực tạo ra các điều kiện mới với giọng điệu chống chủ nghĩa khủng bố.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết, Mỹ đã từng hứa hẹn sẽ xóa bỏ khủng bố khỏi Syria. Chúng tôi mong muốn Mỹ giữ lời hứa và giúp người dân Syria lấy lại nơi ở của họ.
Trong nhiều vấn đề khác liên quan đến Syria, Thổ Nhĩ Kỳ không còn tin rằng Mỹ sẽ giữ lời. Đây là lý do mà ông Cavusoglu bày tỏ hi vọng đối với hòa đàm Astana. Và đây cũng là lý do mà Moscow và Tehran hi vọng mặc dù cho nhiều khác biệt với Ankara về sự xuất hiện tại Syria.
Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh, cả Moscow, Tehran và Ankara sẽ tập trung hành động nhằm giải quyết xung đột Syria dựa trên nguyên tắc quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Theo Hồng Nhung (Tổ Quốc)
Thượng đỉnh Mỹ - Pháp về "số phận" thỏa thuận hạt nhân Iran diễn ra tuần tới
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ thảo luận về thỏa thuận hạt nhân Iran tại Nhà Trắng vào ngày 24.4 tới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có cuộc gặp tại Nhà Trắng trong tuần tới bàn về Iran, Syria. Ảnh: Reuters.
Theo Reuters, các quan chức Mỹ tiết lộ với báo giới trong một cuộc họp báo rằng ông Donald Trump cũng sẽ thảo luận về các vấn đề khác trong cuộc hội đàm với ông Emmanel Macron. Trong đó, hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về cuộc không kích của liên quân vào Syria hôm 14.4 sau cuộc tấn công vũ khí hóa học nghi diễn ra gần Damascus.
Thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và Mỹ cùng 5 cường quốc khác, có tên gọi đầy đủ là Kế hoạch hành động chung toàn diện gọi tắt là JCPOA, được ký kết năm 2015 dưới thời Tổng thống Mỹ Barack Obama. Theo thỏa thuận này, Iran kiềm chế chương trình hạt nhân để đổi lại việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Tuy nhiên, ông Donald Trump gọi đây là một trong những thỏa thuận tồi tệ nhất từng được thương lượng. Hồi tháng Giêng, ông gửi một tối hậu thư cho Anh, Pháp và Đức (hay còn được gọi là E3), trong đó, yêu cầu các nước này phải đồng ý sửa đổi những gì Mỹ xem là sai sót của thỏa thuận này hoặc Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận.
"Châu Âu, đặc biệt là E-3, đã cố gắng giải quyết một số mối quan tâm quan trọng hoặc nổi bật nhất của chúng tôi liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo của Iran. Ví dụ, điều khoản hoàng hôn trong JCPOA (một số điều khoản kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran theo thỏa thuận P5 1 ký với Iran sẽ hết hạn theo thời gian) và nhiều điểm khác. Việc này vẫn chưa hoàn thành", quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ nhấn mạnh.
Đại sứ Mỹ về giải trừ quân bị Robert Wood cho biết hôm 19.4, Washington đã có các cuộc thảo luận "gay gắt" với 3 đồng minh Châu Âu trước hạn chót ngày 12.5, thời điểm Tổng thống Donald Trump phải quyết định có gia hạn thực hiện thoả thuận hạt nhân với Iran hay không.
Tehran tuyên bố sẽ tuân thủ theo các điều khoản trong thỏa thuận, miễn là các bên khác tôn trọng đồng thời cảnh báo sẽ "xé bỏ" thỏa thuận nếu Washington rút lui.
"Iran có nhiều lựa chọn nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân. Phản ứng của Tehran đối với việc Washington rút khỏi thỏa thuận này sẽ không mấy dễ chịu", truyền hình nhà nước Iran dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif nói tại New York.
H.LIÊN
Theo Laodong
Phương Tây đoán lý do Syria không đánh chặn được tên lửa liên quân Giới chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc cho rằng, việc Syria thất bại trong nỗ lực đánh chặn cuộc không kích của liên quân cuối tuần trước cho thấy năng lực quân sự của Syria suy giảm và lệ thuộc vào Nga, Iran. Ảnh vệ tinh cho thấy trung tâm nghiên cứu khoa học Barzeh của Syria bị không kích hôm...