Bước đường cùng của Ukraxine
Bị Nga cắt nguồn cung khí đốt, nền kinh tế “chết đứng” với nguy cơ vỡ nợ cận kề trong khi EU không mấy mặn mà…Ukraine đang bị đẩy đến đường cùng.
Theo số liệu của nhà phân tích Goldman Sachs, Ukraine sẽ vỡ nợ vào tháng 7 tới. Vốn đang phải đối mặt với khủng hoảng thanh toán và xóa bỏ nợ nần, trước mắt Kiev sẽ không thể chi trả lãi trái phiếu vào tháng 7/2015 và cuối cùng dẫn tới vỡ nợ, các chuyên gia dự đoán.
Trước đó, hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch dự báo kinh tế Ukraine năm nay sẽ suy giảm 9%. Tổng nợ công của Ukraine hiện ở mức gần 70 tỷ USD và chính phủ Kiev có kế hoạch tái cơ cấu 22-23 tỷ USD khoản vay của các chủ nợ tư nhân.
Thủ tướng Ukraine Yasenyuk đã buộc phải tuyên bố, Kiev không thể trả nổi khoản nợ khổng lồ đã tích tụ trong vòng 3 năm qua.
Cuộc đàm phán giữa Ukraine với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các chủ nợ tại Washington, Mỹ hôm 30/6 cũng đã thất bại khi các chủ nợ thẳng thừng từ chối yêu cầu giảm 40% số nợ của Ukraine.
Liên quan đến lĩnh vực năng lượng, hôm 6/7, Chính phủ Ukraine đã ra lệnh cho Tập đoàn năng lượng quốc doanh Naftogaz thành lập một quỹ trị giá 1 tỷ USD để hỗ trợ tài chính cho hoạt động nhập khẩu, vận chuyển và tích trữ khí đốt.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nợ nần như hiện nay, quỹ năng lượng 1 tỷ USD của Ukraine khó mà thành hiện thực. Nga đã cắt nguồn cung khí đốt sang Ukraine càng đẩy Kiev vào tình cảnh khốn đốn.
Video đang HOT
Tổng thống Poroshenko đang đau đầu với những bất ổn của Ukraine
Điều cay đắng đối với Ukraine là phương Tây không mấy mặn mà đưa tay cứu vớt nền kinh tế của nước này.
Liên minh châu Âu (EU) chỉ đề nghị cam kết viện trợ cho Ukraine 5,5 tỷ USD trong khi con số mà EU muốn dùng để cứu giúp cho Hy Lạp lên tới 222 tỷ USD. Mỹ cung cấp 20 tỷ USD đề cứu Mexico thoát khỏi cảnh bị phá sản và 18 tỷ USD để tái thiết lại Iraq nhưng chỉ thông qua 3 tỷ USD tiền viện trợ cho Ukraine.
Có vẻ như giới phân tích châu Âu đã nhận ra rằng, bơm tiền cho Ukraine cũng không thay đổi được gì, chính quyền của Tổng thống Poroshenko ngày càng bộc lộ nhược điểm, đặc biệt không thể giải quyết được những bất ổn trong nội bộ chính quyền. Bởi thế, khi EU tỏ ra thờ ơ với nền kinh tế đang ngắc ngoải của Ukraine, sau trường hợp vỡ nợ của Hy Lạp, khả năng Ukraine rơi vào tình cảnh tương tự đã hiện hữu chứ không còn là nguy cơ nữa.
Trong khi đó, đối với những bất ổn về chính trị tại miền Đông Ukraine, Kiev không còn con đường nào khác ngoài việc tuân thủ thoả thuận Minsk 2.
Khi được hỏi về yêu cầu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hỗ trợ Ukraine, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố không thể giải quyết tất cả mọi vấn đề của Ukraine. “Kiev phải tự cứu lấy mình”, ông nói.
Mói đây nhất, ngày 9/7, trong cuộc họp tại Ufa (Nga), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS – gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đã ra tuyên bố chung bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình ở Ukraine và cho rằng không có giải pháp quân sự cho cuộc xung đột tại nước này, đồng thời nhấn mạnh con đường duy nhất dẫn đến hòa giải là thông qua đối thoại chính trị toàn diện.
Đến thời điểm này, Ukraine đã rơi vào bước đường cùng. Bất ổn về chính trị, suy giảm trầm trọng về kinh tế là những gì mà báo chí phương Tây miêu tả về tình hình Ukraine.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Bị Nga cắt nguồn cung, Ukraine tuyên bố vẫn đủ khí đốt dùng
Theo The Moscow Times, hôm 2/7, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Volodymyr Demchyshyn cho biết, dù bị Nga cắt nguồn cung nhưng nước này vẫn đủ khí đốt dùng cho mùa đông tới và chuyển sang châu Âu.
Ukraine vẫn đủ khí đốt dùng dù bị Nga cắt nguồn cung?
Hôm 1/7, tập đoàn năng lượng Ukraine Naftogaz ngừng mua khí đốt từ tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga sau khi các bộ trưởng năng lượng từ Kiev và Moscow không thoả thuận được về giá.
Ông Demchyshyn nói: "Việc đình chỉ mua bán trên sẽ không ảnh hưởng đến sự an toàn hay việc vận chuyển khí đốt sang châu Âu hay việc chuẩn bị cho mùa đông sắp tới. Mọi việc không phụ thuộc vào nguồn cung từ Nga mà vào việc có tiền để mua khí đốt hay không".
Ông cho biết Ukraine đã bơm khoảng 60 triệu mét khối khí mỗi ngày vào kho dự trữ trong một thời gian dài trước khi dừng mua từ Nga và có khả năng lưu trữ được tổng cộng 18 tỷ mét khối vào giữa mùa thu tới từ nguồn cung cấp riêng và từ châu Âu.
Demchyshyn cho hay, Ukraine hiện đang có khoảng 12 tỷ mét khối khí đốt dự trữ.
>> Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraine
Các quan chức năng lượng Nga cho biết Ukraine cần ít nhất 19 tỷ mét khối khí trong kho dự trữ để có thể đảm bảo việc cung cấp ổn định khí đốt sang châu Âu vào mùa cần sưởi ấm sắp tới. Tuy nhiên, ông Demchyshyn nói rằng, hồi năm ngoái, Ukraine chỉ cần 16,6 tỷ mét khối là đủ.
Nga đang đáp ứng khoảng một phần ba nhu cầu khí đốt của Liên minh châu Âu và khoảng một nửa trong số đó được chuyển qua Ukraine.
Theo ông Demchyshyn, Ukraine không có kế hoạch cung cấp khí đốt cho các khu vực ly khai chiếm đóng ở miền Đông Ukraine trong năm nay và lượng tiêu thụ khí đốt của Ukraine đã giảm 20% so với hồi năm ngoái.
Năm ngoái, Ukraine cung cấp khoảng 2 tỷ mét khối khí đốt cho các khu vực ly khai kiểm soát ở Donetsk và Luhansk.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ The Moscow Times - tờ nhật báo tiếng Anh hàng đầu tại Nga, phát hành từ năm 1992. The Moscow Times thuộc sở hữu của công ty Truyền thông Độc lập, công ty xuât bản truyền thông lớn của Nga và có quan điểm khác với chính quyền Moscow.
Theo Infonet
Nụ cười không thể đẹp hơn của các MC nổi tiếng Bên cạnh tài ăn nói khéo léo và duyên dáng của mình, những cô nàng xinh đẹp này còn sở hữu nụ cười rạng rỡ chiếm được nhiều thiện cảm của người xem truyền hình. Bước ra từ cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2008 với danh hiệu Á hậu 2, Thụy Vân đã nhanh chóng có được thành công khi đầu quân...